Nuôi loài chuột lông mượt như nhung, hay ăn tre mía, bán 400 ngàn/kg
Anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên (Sơn La). Từ 10 cặp dúi giống ban đầu, nay anh Huân phát triển đàn dúi bố mẹ lên tới 200 con, duy trì đàn dúi thịt, dúi giống từ 300-400 con.
Dúi thịt anh Huân bán với giá 400.000 đồng/kg, dúi giống bán với giá 1,4 triệu đồng/cặp.
Nuôi dúi đã trở thành nghề “hái” ra tiền của một số hộ nông dân ở bản Kim Tân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), bởi không mất quá nhiều công và chi phí, mà tùy quy mô, các hộ nuôi dúi ở bản có thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm.
Khu nuôi dúi của gia đình anh Đặng Văn Phích, bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Để “thực mục sở thị”, chúng tôi đến mô hình nuôi dúi của gia đình anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân. Anh Huân chia sẻ: Nhận thấy nhu cầu sử dụng thịt dúi khá cao, nguồn cung cấp lại hạn chế, tôi quyết định chuyển sang nuôi dúi. Thức ăn cho dúi đơn giản, dúi dễ nuôi, bán được giá. Năm 2014, tôi về Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã Trung ương đặt mua 10 đôi dúi sinh sản, nay đã phát triển lên 200 con dúi sinh sản. Ttôi duy trì nuôi từ 300-400 dúi giống, dúi thịt. Giá dúi thịt hiện nay khoảng 400 nghìn đồng/kg. Đối với dúi sinh sản, mỗi đôi bán 1,4 triệu đồng. Riêng năm 2018, nhà tôi xuất bán 600 con dúi giống và 400 con dúi thịt, lãi 500 triệu đồng.
Anh Đỗ Ngọc Thuần, một người nuôi dúi trong bản nói thêm: Nhà tôi nuôi dúi từ năm 2017 với 100 đôi. Đến nay, đàn dúi đã phát triển lên 200 dúi sinh sản và 100 dúi đực. Năm vừa qua, gia đình đã thu 200 triệu đồng từ tiền bán dúi.
Còn gia đình anh Đặng Văn Phích, người cùng bản, cũng nuôi dúi được 10 tháng. Do ít vốn nên chỉ nuôi 50 đôi dúi sinh sản, đã có vài con dúi đẻ. Dự kiến cuối năm 2019, tổng đàn dúi của gia đình sẽ tăng lên 200 con, trong đó 100 con sinh sản. Với lượng dúi như hiện tại, gia đình anh Phích chỉ đầu tư 10 triệu đồng làm chuồng trại và mua quạt hơi nước làm mát cho đàn dúi.
Theo các hộ nuôi dúi ở bản, trung bình một con dúi sinh sản đẻ 3 lứa/năm, mỗi lứa 3 con; nuôi 10 tháng dúi nặng khoảng 1,5 kg và có thể xuất bán. Thức ăn của dúi chủ yếu là cỏ voi, thân cây tre, cây mía, ngô hạt…, mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần, chất thải của dúi thu gom làm phân bón cho vườn cây.
Video đang HOT
Với 200 con dúi sinh sản chỉ cần 1.000 m2 đất trồng cỏ voi và mía làm thức ăn. Dúi có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, chuồng nuôi có thể đổ xi-măng, ngăn chuồng bằng gạch ốp lát, rộng 50×50 cm cho 1 đôi dúi sinh sản. Dúi thích nghi với nhiệt độ dưới 30 độ C, có thể lắp thêm máy điều hòa khi nhiệt độ tăng hoặc dùng quạt hơi nước để giảm nhiệt. Hiện nay, bản Kim Tân đã có 5 hộ nuôi dúi sinh sản, hộ ít 50 đôi, hộ nhiều 200 đôi.
Dúi được nuôi theo cách dân dã, nên chất lượng thịt dúi thơm, ngon, giàu đạm, có thể chế biến nhiều món như: Lẩu dúi hoa chuối, rựa mận, xào tái lăn, hấp cả con, nướng… dù là đặc sản, nhưng giá mỗi con dúi thịt cũng chỉ từ 400.000 – 600.000 đồng, phù hợp với thu nhập nên dúi thịt của các hộ chăn nuôi bản Kim Tân luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Mô hình nuôi dúi ở bản Kim Tân mở ra thêm hướng đi xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Theo Danviet
Theo Lò Luận (Báo Sơn La)
Tỷ phú nuôi loài "chuột mốc" sợ ồn, ham ăn tre, mía trong bóng tối
Chúng tôi ngỡ ngàng bởi ông chủ của 3 trang trại dúi đút túi hàng tỷ đồng là chàng trai sinh năm 1991. Lê Văn Lâm, xã Văn Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) khiến người đối diện nhầm tưởng anh đã có hàng chục năm làm chủ trang trại khi nói về những dự định của mình trong tương lai.
Tốt nghiệp đại học GTVT nhưng Lâm nhưng nghe theo tiếng gọi trái tim, trở về tiếp quản trang trại của bố và chuyển đối tượng nuôi sang con dúi. Theo Lâm, đây là loài đặc sản, tương đối mới và đầu ra rộng mở, nhất là khi thực hiện được chuỗi liên kết sản phẩm...
Tỷ phú nuôi dúi Lê Văn Lâm, sinh năm 1991 và đã từng tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải.
Từ một trại nuôi gà, lươn của gia đình, mỗi năm chỉ đem lại nguồn thu 70 - 80 triệu đồng, Lâm đã khiến mọi người trầm trồ với doanh thu vài ba tỷ đồng/năm. Lúc đầu, Lâm chọn mua 15 đôi dúi mốc về nuôi và tự gây giống. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi, một số đôi không sinh sản và số lượng hao hụt chỉ còn 10 đôi.
Không nản chí, Lâm lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, phòng bệnh cho dúi và đến năm 2012 quyết định mở rộng quy mô trang trại lên 300 m2 ngay trong vườn nhà với số lượng 700 chuồng. Thấy đầu ra rộng lại cho lợi nhuận cao, năm 2015, Lâm xây thêm 700 chuồng nuôi tại 1 trang trại ở Bắc Kạn; 3.000 chuồng nuôi tại Đăk Lăk. Các trang trại, nhà hàng của Lâm phải thuê 20 người làm công với mức thu nhập 7 triệu đồng/người/tháng.
Tính ra, mỗi năm các trang trại của Lâm xuất chuồng khoảng 2.000 con giống; 1,5 tấn dúi thương phẩm với tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi ròng trên 1 tỷ. Ngoài ra, Lâm còn xây dựng hệ thống trang trại vệ tinh tại Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị, Đồng Nai theo phương thức cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm; xây dựng nhà hàng ẩm thực chuyên các món thịt dúi tại Thái Nguyên.
Lâm chia sẻ: "Thị trường dúi thương phẩm hiện nay cung chưa đủ cầu. Tôi mới chỉ liên kết tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn FLC, hệ thống khách sạn Mường Thanh và một vài mối tại Hà Nội là đã hết nhẵn hàng rồi. Sở dĩ một vài cơ sở nuôi không thành công là do không tìm được đầu ra ổn định chứ con dúi thuộc diện đặc sản được rất nhiều thực khách sành ăn lựa chọn".
Lâm cho biết, dúi là con đặc sản dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
Theo Lâm, trong số các đối tượng vật nuôi đặc sản, dúi là con vật dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian dành cho con dúi ít, mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần vào chiều tối nên người nuôi rất thảnh thơi. Chuồng nuôi dúi thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, 100 m2 có thể nuôi được 400 con dúi. Chuồng có thể xây hoặc đổ tấm bê tông gắn lại với nhau với kích thước chiều cao 60cm x rộng 50cm x dài 50cm.
Chuồng phải kín gió, nên bố trí nơi ít tiếng động, không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Thức ăn của loài gặm nhấm này đơn giản, khẩu phần mỗi con dúi chỉ cần 20 cm tre rộng chừng vài ngón tay, 10 hạt ngô, 20 cm thân mía và cũng chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày. Nên cho dúi ăn vào chiều tối, bởi đặc điểm của loài gặm nhấm là thích ăn trong bóng tối.
Chuồng nuôi dúi được làm khá đơn giản.
Không nên cho ăn quá nhiều khiến dúi tích lũy quá nhiều mỡ sẽ mất khách. Cứ 1 tuần cho dúi ăn thêm xương lợn, trâu bò, ốc bươu vàng (lấy mình ruột) luộc chín hoặc giun đất.
Dúi tự xé tanh tre làm tổ, phân dúi gần như không có mùi hôi thối nên không gây áp lực về môi trường. Đặc điểm của loài dúi là không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên thường 15 - 17 ngày chủ trại mới phải dọn chuồng. Lúc dọn nhớ để lại tổ để dúi ngủ.
Để đảm bảo nguồn cung thức ăn, Lâm trồng gần 1 ha mía, ngô và thu mua tre của người dân trong vùng. Lượng thức ăn của dúi rất ít, chỉ chiếm khoảng 10 - 15% trong tổng chi phí nuôi.
Thức ăn chủ yếu của dúi là tre, thân cây mía...
Dúi chịu lạnh tốt, mùa hè có thể phun sương trên mái che tạo nhiệt độ dưới 330 để dúi sinh trưởng, phát triển tốt.
Dúi phát dục khi nuôi được 6 - 7 tháng. Thời điểm này, cần ghép đôi để dúi giao phối. Sau khoảng vài giờ, nếu hai cá thể đực - cái không xung đột thì ghép đôi chúng. Sau 15 ngày người nuôi tách đôi để dúi cái dưỡng thai và sinh sản. Dúi mang thai 2 tháng sẽ sinh, nuôi con được 1 tháng thì tách dúi con sang chuồng nuôi thương phẩm; sau 5 ngày lại ghép đôi để dúi giao phối. Mỗi năm dúi sinh sản 4 lứa, mỗi lứa 2 - 5 con. Dúi giống sau 3 tháng xuất chuồng có thể đạt 500 - 700 gr; dúi thương phẩm nuôi 7 tháng có thể xuất chuồng (tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng) có thể đạt trọng lượng 1,5 kg.
Theo Võ Văn Dũng (NNVN)
Quảng Nam: Thu 6 tỷ đồng mỗi năm từ...20 cặp chuột ăn tre, cỏ voi Từ 20 cặp dúi ban đầu, sau 2 năm anh Thái Văn Xuyến (trú thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) phát triển đàn dúi của mình lên 4.000 con mang lại nguồn thu nhập khủng, khoảng 6 tỷ đồng mỗi năm. Mỗi năm, anh Xuyên xuất bán ra thị trường khoảng 3 tấn dúi thương phẩm. Sau khi trừ...