Nuôi loài chuột ăn bí đỏ, mía cây, thịt nung núc, bán 400 ngàn/kg
Với giá bán 400 – 450.000/kg, con dúi-loại chuột chuyên ăn bí đỏ, mía cây, tre, nứa mà đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đinh anh Hoang Văn Giang ( xóm Khuôn Lân, xã Hợp Thành, huyên Phú Lương, tinh Thai Nguyên). Anh Hoàng Văn Giang đang nuôi đàn dúi sinh sản hơn 100 con., con nào con nấy nung núc những thịt là thịt…
Năm 2012, anh Hoang Văn Giang bo ra 500.000 đông mua 1 căp dui cua môt ngươi dân đia phương tinh cơ đao đươc ở trong rừng. Anh mang về nuôi chi vi… to mo. Vôn chi đinh nuôi chơi nhưng sau đo khoang 1 năm cặp dui sinh san thanh đan, đươc nhiêu ngươi đên hoi mua nên anh quyêt đinh đâu tư chuông trai đê nuôi vơi sô lương lơn.
Trai nuôi dui cua gia đinh anh Hoang Văn Giang co diên tich khoang 100m2, vốn tận dụng chuồng lợn bỏ hoang. Sô lương đàn dui hiên tai của anh Giang là hơn 100 con.
Anh Giang cho biêt, nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế cao lai rât dê chăm soc, thậm chí trẻ con, người già cũng có thể chăn nuôi được. Tuy nhiên, ngươi nuôi cân hiêu đăc tinh, trang bi kiến thức va kỹ thuật chăm sóc loai vât nay.
Dui không phai la loai vât ken ăn nhưng do chung la đông vât hoang da, sông ngoai tư nhiên chuyên ăn tre, nứa, củ rừng nên luc đâu chưa thich nghi đươc vơi cac loai hat, cây trông thông thương.
Tuy nhiên, con dúi cung thich nghi rât nhanh, chi cân tập môt thơi gian ngăn la chúng băt đâu ăn được cac loại cây, củ, quả do anh Giang trồng được. Những cây, củ quả này rất giàu chất dinh dưỡng như là ngô, khoai, bi đo, cỏ voi, mia cây… Môi ngay ngươi nuôi cho dui ăn 1 lân, nên cân đôi nguôn thưc ăn đê dui không bi đi ngoai va chong tăng trong lương.
Anh Giang cho hay, thit dui thơm ngon, tinh lanh và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi với Danviet, anh Giang cho biết, chuông nuôi dui có thể tận dụng chuồng nuôi lơn cu, bảo đảm kín đáo, không mưa dột, gió lùa. Mỗi ô chuồng cho dúi sinh sản binh quân chỉ rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m, xây tường cao 70 cm. Với dúi thịt thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm. Tât ca cac nền chuông nuôi dúi đêu cân láng xi măng bằng phẳng, tường trát nhẵn để dúi khỏi đuc hay leo treo ra ngoài.
Về kỹ thuật nuôi dúi, anh Giang chia sẻ với Danviet, tốc độ dúi đẻ nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào người nuôi khi biết lựa chọn thời điểm tách con bố khỏi con mẹ hợp lý khi con mẹ chửa. Thông thương môi năm dui đẻ được 4 lứa, mỗi lứa từ 2 – 4 con. Dúi con được 1,5 thang thi thì tách mẹ, 2,5 thang thi có thể bán giống. Dúi thịt thương phẩm nuôi khoảng 6 – 8 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đat 2 – 3 kg/con.
Video đang HOT
“Tuỳ theo chất lượng giống, mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lần từ 2 – 4 con…”, anh Giang chia sẻ về loài chuột ăn tre, nứa, mía cây này.
Giống như chuột, đăc điêm cua dui la thich sông trong bong tôi, nơi yên tinh. Khi dui co chưa va sinh con thi không nên cho ngươi la vao gân chuông. Phân dui rât khô rao, có tác dụng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè nên không cân thương xuyên don dep. Hơn nữa, đây là loài động vật hoang dã mới được thuần hóa, sức đề kháng cao nên không mất nhiều chi phí cho việc phòng, chữa bệnh.
Theo anh Giang, gia đình anh luôn thiếu dúi để bán chứ không sợ không có đầu ra, bởi thịt dúi rất thơm ngon, tinh lanh và là món đặc sản của nhiều nhà hàng.
Môi năm anh Giang co hơn 70 triêu đông thu nhâp tư nghê nuôi dui.
Hiện tại, trại dúi của anh có tông sô lương trên 100 con, co thơi điêm lên đên 300 con. Trung bình mỗi năm anh bán 2 lưa dui giông vơi giá bình quân từ 250.000 – 500.000 nghìn đồng/cặp, môi lưa thu 20 triêu đông. Ngoài dúi giống, các nhà hàng đặt mua dúi thịt với giá 400.000 – 450.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Nuôi "chuột" ăn tre nứa, cỏ voi, tay trái kiếm tiền hơn tay phải
Nuôi dúi tuy chỉ là nghề tay trái, nhưng lại kiếm ra nhiều tiền hơn tay phải là nghề dạy học của thầy giáo Nguyễn Văn Toản - Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Mường Bang (xã Mường Mường Bang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Từ nuôi loài "chuột" thích ăn tre nứa, cỏ voi này mà thầy Toản có nguồn thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Thầy giáo Toản, ở khối 3, thị trấn Phù Yên đến với nghề nuôi dúi từ năm 2008.
"Cách đây hơn 10 năm, một lần đi bản vận động học sinh ra lớp, tôi được chủ nhà thết đãi thịt dúi rừng. Mùi vị thịt dúi rừng quả thật rất tuyệt, vừa thơm ngon lại vừa đậm đà. Khi đó tôi nghĩ, nếu cứ bị đánh bắt thế này thì chả mấy mà dúi rừng tuyệt chủng. Lo lắng dúi rừng "biến mất' trong nay mai, tôi nảy sinh ý định thuần hóa chúng thành vật nuôi để cung cấp ra thị trường" - thầy giáo Toản nhớ lại.
Thầy giáo Nguyễn Văn Toản là người đầu tiên nuôi dúi ở thị trấn Phùi Yên
Nghĩ là làm, thầy giáo Toản quyết định làm thêm nghề tay trái, đó là nuôi dúi. Biết thầy giáo có ý định thuần hóa dúi rừng thành vật nuôi, phụ huynh một học sinh đã "biếu" thầy 6 con dúi rừng non mà mình vừa bắt được. Mua thêm được 13 con dúi non nữa của bà con dân bản, thầy giáo Toản bắt tay vào công cuộc chăm sóc, thuần hóa, nhân rộng đàn dúi.
Nuôi dúi chỉ cho ăn cỏ, tre, nứa... thầy giáo Toản lãi hơn nửa tỷ đồng
"Dúi rừng quen với môi trường sống hoang dã nên khi đưa chúng về nuôi nhốt trong chuồng, tôi gặp không ít khó khăn. Loài vật này rất hung dữ, hay cắn con. Trong tổng số 19 con tôi nuôi lúc ban đầu, chỉ có 10 con đẻ, nhưng cũng chỉ có 2 con "chấp nhận" nuôi con, 8 con còn lại đều cắn chết con ngay sau khi đẻ" - thầy giáo Toản cho hay.
Vì là người đầu tiên ở Phù Yên nuôi dúi nên thầy giáo Toản phải tự mầy mò, nghiên cứu từ cách làm chuồng đến khâu chọn thức ăn cho đàn dúi. Nhiều đêm, thầy giáo Toản thức đến 3 giờ sáng chỉ để theo dõi đàn dúi ăn, ngủ, giao phối... Quyển sổ ghi chép mọi biểu hiện của đàn dúi của thầy giáo Toản đã lên đến cả trăm trang.
Khu nuôi dúi của thầy giáo Toản nằm ở sau nhà, với nhiều ô liên kết làm nơi ở cho dúi
Thời gian đầu, thầy giáo Toản xây ô làm "nhà ở" cho đàn dúi. Sau đó thấy không hợp lí, khó phát triển thành đàn, thầy giáo Toản đã chuyển sang phương án ghép các viên gạch (50x50) lại với nhau để cho dúi ở.
"Để thuần hóa dúi rừng theo như ý muốn của mình là không thể. Vì vậy, qua theo dõi, cứ con nào hung dữ cắn con hay không cho con bú là tôi loại bỏ. Tôi chỉ giữ lại những con đẻ đều, chịu nuôi con để tiếp tục nhân giống. Sau 4 năm thuần hóa, thanh lọc, tôi cũng gây dựng được đàn dúi mẹ sinh sản lên đến 50 con. Bên cạnh đó còn đàn dúi vài trăm con gồm cả dúi hậu bị. Chúng đẻ đều, đẻ mắn và hầu như không còn cắn con nữa. Hàng ngày cho ăn, gần gũi với đàn dúi nên dần dần chúng cũng trở nên hiền hơn" - thầy giáo Toản chia sẻ.
Hiện nay, trong chuồng dúi nhà thầy giáo Toản có 200 con dúi sinh sản, 150 con dúi đực và hơn 200 con dúi hậu bị
Chia sẻ với Dân Việt về kinh nghiệm nuôi dúi, thầy giáo Toản cho biết: Dúi rừng sau khi được thuần hóa thì rất dễ nuôi. Loài vật này có sức đề kháng tốt nên hầu như không mắc bệnh bao giờ. Tuy nhiên cũng cần phải thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng mỗi ngày.
"Nuôi dúi quan trọng nhất là khâu chọn giống. Phải chọn những con dúi giống được sinh ra từ những con mẹ tốt, khỏe mạnh, không cắn con. Cho dúi ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng thì chúng mới sinh trưởng, phát triển tốt được. Mấy năm gần đây, tôi luyện cho đàn dúi ăn cỏ voi. Cho dúi ăn cỏ voi rất tốt, nó không chỉ béo khỏe, lông mượt mà còn rất mắn đẻ" - thầy giáo Toản tiết lộ.
Nhiều người nuôi dúi tận trong miền Nam cũng ra học hỏi kinh nghiệm nuôi dúi của thầy giáo Toản
Cũng theo thầy giáo Toản, người nuôi dúi chủ yếu cho chúng ăn tre, nứa, cây mía, ngô chứ nuôi dúi cho ăn cỏ voi như thầy thì không có nhiều. Để đàn dúi quen với thức ăn là cỏ voi, thầy giáo Toản đã phải tốn không ít công sức huấn luyện. Thời gian đầu bỏ cỏ voi vào chuồng, đàn dúi không chịu ăn. Thế rồi, thầy giáo Toản nghĩ ra cách để cho đàn dúi thật đói, sau đó mới cho ít cỏ voi vào. Giờ thì cỏ voi lại là món "khoái khẩu" của đàn dúi. Ngoài cỏ voi, thầy giáo Toản cho đàn dúi ăn tre, ngô.
Theo thầy giáo Toản, dúi sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ C. Thầy giáo Toản đầu tư quạt điện tử khủng để mát tại khu nuôi dúi
"Nuôi dúi mang lại lợi nhuận tốt, vì chi phí đầu tư thức ăn thấp. Cứ mỗi cặp dúi giống tôi bán với giá 1,2 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt, một con dúi cái đẻ 4 lứa/năm, mỗi lứa từ 4 - 5 con. Mỗi năm tôi xuất ra thị trường khoảng 600 cặp dúi giống, thu hơn 700 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn nửa tỷ đồng" - thầy giáo Toản vui vẻ nói.
Theo Danviet
Ròng rã 20 năm nuôi rắn hổ mang-mãng xà cực độc ở Động Đạt Găn bo gân 20 năm, ông Bach Đinh Chuân ở xóm Làng Mạ, xã Động Đạt (Thai Nguyên) đa nêm trai đu thăng trâm, cay đắng ngọt bùi cua nghê nuôi răn hổ mang-loài mãng xà cực độc. Loai rắn độc này không chân, nhưng lại phát ra tiêng thơ phi phi rung rơn. Theo thằng trầm, nghề nuôi rắn độc co thê...