Nuôi loài chim gì mà một nông dân tỉnh Long An có thu 60 triệu đồng/tháng?
Với 2.000 cặp bồ câu Pháp nuôi theo hướng công nghiệp, anh Nguyễn Thế Phương (xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) đã có thu nhập khoảng 60 triệu đồng/tháng.
Đây là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều nông dân đang muốn làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu ở nông thôn.
Theo ông Nguyễn Phi Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lý, đây là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao tại vùng nông thôn này. Nuôi chim bồ câu như mô hình của anh Phương là một trong những cách làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu ở nông thôn…
Anh Phương, (xã Phước Lý, Cần Giuộc, tỉnh Long An) và trại chim bồ cây Pháp.
Anh Phương cho biết, 7 năm trước, anh dốc vốn mua 700 cặp bồ câu Pháp nuôi thử nghiệm lấy thịt.
“Tôi tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, kỹ thuật nuôi chim bồ câu trên sách, báo và thực tế từ một số mô hình nuôi chim bồ câu tương tự ở các tỉnh, thành phố để nuôi bồ câu”, anh Phương thổ lộ.
Theo anh Phương, nuôi chim bồ câu không khó. Làm chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản. Nhưng chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát, khô ráo, đủ ánh sáng và sạch sẽ.
Người nuôi chim bồ câu cần vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng và rửa máng ăn, máng uống hàng ngày.
Thức ăn cho bồ câu chủ yếu là cám, lúa, bắp, cho ăn 2 lần/ngày.
Chim bồ câu mái có thể đẻ 20-30 lứa/năm và liên tục trong khoảng 10 năm.
Bồ câu mái có thể đẻ 20-30 lượt/năm.
Video đang HOT
Thông thường một lứa, mỗi cặp chim bồ câu bố mẹ chỉ nuôi được 2 chim non. Sau 40-45 ngày chim bồ câu bố mẹ mới tiếp tục đẻ lứa tiếp theo.
Với chim bồ câu non ra ràng, sau khi nuôi khoảng 20 ngày có thể xuất bán.
Từ 700 cặp chim bồ câu ban đầu, đến nay anh Thế Phương phát triển lên 2.000 cặp.
Mỗi tháng anh cung cấp cho thị trường 1.200- 1.500 con chim bồ câu Pháp và thu nhập khoảng 60 triệu đồng/tháng.
Hiện anh đang tìm kiếm thị trường để mở rộng quy mô chăn nuôi chim bồ câu.
Theo ông Tiến, hầu hết số chim bồ câu xuất chuồng hàng tháng anh Phương đều cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn… ở TP HCM.
Một số nông dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đang học nuôi bồ câu Pháp từ kinh nghiệm của anh Phương và tham khảo coi đây là 1 trong những cách làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu ở nông thôn…
“Một số nông dân trên địa bàn sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp của anh Phương, đã làm chuồng và sắp tới sẽ thả giống bồ câu Pháp nuôi”, ông Tiến thông tin thêm.
Trồng hoa lan trên đất nuôi tôm, dưới thả cá koi, không ngờ có tiền tỷ bỏ túi
Ngay trên đất nuôi tôm, những phụ nữ chân yếu, tay mềm này vẫn thu tiền tỷ từ nghề trồng hoa lan.
Xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, quanh năm phèn chua; thường xuyên bị triều cường xâm lấn và thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên và vườn lan hồ điệp thu tiền tỷ.
Đa phần người dân nơi đây làm nông nghiệp, như nuôi thủy sản nước lợ với 420ha. Nhưng, chị Nguyễn Thị Ngọc Duyên lại chọn con đường trồng hoa lan - loại hoa khá đỏng đảnh, khi trồng trên môi trường thiếu đất sạch.
Theo chị Ngọc Duyên, chị khởi nghiệp trồng lan rừng từ đầu năm 2018. Hơn 1 năm qua, trong khu vườn rộng 800m2 trồng lan ngọc điểm, chị Ngọc Duyên dành hẵn một khu vực để thử nghiệm mô hình trồng lan rừng với phương pháp khí canh trụ đứng.
Tại đây, 200 trụ đứng bằng nhựa đang chen lấn nhau bởi những cây lan ngọc điểm con. Phía dưới khu vực trồng lan khí canh trụ đứng là một bể nuôi cá koi.
Về nguyên lý của giải pháp này, chị Ngọc Duyên cho biết, dựa trên nguyên lý hồi lưu nước từ hồ nuôi cá.
"Qua bể lắng sẽ tách đạm, chuyển hóa nitrat đến tưới cho lan qua ống nhựa khí canh trụ đứng, rồi thu lại nguồn nước. Quan trọng là lượng cá nuôi phải đảm bảo đủ quy trình cung cấp đạm không thừa hay thiếu", chị Ngọc Duyên chia sẻ.
Nhiều người trong giới trồng lan rừng cho biết, đây là phương pháp trồng lan rừng có một không hai.
Nếu thành công, mô hình này không chỉ đem về nguồn lợi lớn cho người trồng, mà còn mang đến nhiều khích lệ cho giới chơi lan rừng ở Việt Nam.
Họ đang rất nóng lòng muốn nhìn thấy thành quả của nữ nông dân đầy sáng tạo này.
Chị Ngọc Duyên tính, sau 12 tháng trồng lan theo mô hình này sẽ cho thu hoạch khoảng sản lượng. Với sản lượng này người trồng sẽ hoàn vốn và sẽ có lời sau đó từ 20 - 22 triệu đồng/tháng.
Chị Nguyễn Ngọc Công Khanh (áo sáng) và khách hàng thu mua lan.
Phương pháp này giúp người trồng có thu nhập ổn định, tăng tỷ lệ khá giàu, tăng tỷ lệ lao động có việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người... tại địa phương.
"Mỗi năm từ nghề trồng lan rừng tôi có doanh thu 500 triệu đến 1 tỷ đồng", chị Ngọc Duyên bộc bạch.
Cũng như chị Ngọc Duyên, chị Nguyễn Ngọc Công Khanh (xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc) trồng hoa lan không chỉ làm thú tiêu khiển mà còn là một nghề mang lại nguồn thu nhập lớn.
Chị Khanh chia sẻ, năm 2012, chị đầu tư trồng 18.000 chậu lan. Chỉ sau 2 năm chị đã mở rộng quy mô lên 8.000m2, với hơn 200.000 chậu lan.
Trồng lan rừng quý hiếm, có cả lan giả hạc đột biến, làng nghèo này bỗng đổi đời
Hiện tại, vườn lan của chị Khanh có 100 loại lan khác nhau. Mỗi năm chị cung cấp cho thị trường 200.000 chậu hoa.
Để thuận lợi cho việc buôn bán, chị liên kết với những hộ trồng lan tại Long An và TP.HCM để thành lập HTX Hoa Lan Việt.
Bên cạnh trồng hoa, chị còn cung cấp và phân phối cây lan giống cho các nhà vườn.
"Trồng lan không khó, nhưng phải yêu và kiên tâm với hoa thì mới thành công. Chính nhờ vậy mà doanh thu từ trại lan lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm", chị Khanh thổ lộ.
Theo ông Nguyễn Văn Trầm - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giuộc, thời gian qua, trên địa bàn huyện con tôm là vật nuôi chủ lực của bà con nông dân.
Tuy nhiên, số người thành công trong nuôi tôm thì ít mà phá sản thì nhiều. Riêng với cây lan, một số nông dân đã chuyển dịch sang trồng, trong đó có những người từng nuôi tôm.
Ông Trầm đánh giá, đây là mô hình đang mang lại nhiều niềm hy vọng cho nông dân tại địa phương đang trong quá trình cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng.
Hội quán nông dân do chính chị Duyên làm chủ.
Bởi đây là mô hình hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập lớn, ổn định cho người trồng.
Cũng theo ông Trầm, tại xã Phước Lại đã thành lập "Hội quán nông dân" do chính chị Duyên làm chủ. Hội quán này sinh hoạt định kỳ nhằm chia sẻ kinh nghiệm về trồng lan cho nông dân.
Giữa Đồng Tháp Mười sen hồng nở bạt ngàn, cỏ dại mọc tốt um, chim trời vô số kể Từ trung tâm huyện Tân Hưng, chạy theo đường kinh 79 chừng 8km, chúng tôi được nhân viên bơi xuồng đưa qua sông vào Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An). Vùng đất ngập nước Láng Sen ví như cái "rốn" của Đồng Tháp Mười, là khu Ramsar (khu đất ngập nước có tầm quan trọng...