Nuôi loài chim đột biến quý hiếm, “thần thái ngút trời” trai miền Tây bán 50 triệu/cặp
Trang trại nuôi chim công đột biến-một trong những loài quý hiếm của anh Trần Văn Toản (40 tuổi) ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ mang lại thu nhập từ 200-300 triệu đồng mỗi năm.
Trang trại nuôi chim công quý của anh Toản nuôi các loài chim công đột biến có đủ màu sắc và quý hiếm. Mỗi năm, trang trại chim công đột biến mang lại thu nhập cho gia đình anh Toản khoảng 200-300 triệu đồng từ việc bán chim.
Anh Toản cho biết, cách đây 20 năm anh từ tỉnh Hà Nam vào TP Cần Thơ lập nghiệp, thời gian đầu anh nuôi gà nhưng do giá thành không ổn định nên chuyển sang nuôi chim công.
Năm 2016, anh Toản quyết định mua 5 cặp chim công Ấn Độ về vừa nuôi vừa gây giống và chỉ sau vài năm trang trại chim công đã lên đến hàng chục con.
Những năm tiếp theo, anh mở rộng trang trại nuôi chim công và nghiên cứu các giống chim công đột biến và chim công màu mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Trang trại nuôi chim công của anh Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: TL
Anh Toản cho biết, chuồng nuôi chim công con chỉ cần diện tích vừa phải và cao hơn mặt đất, khi thời tiết lạnh phải sưởi đèn giữ cho nhiệt độ ổn định. Chim công từ 2 năm tuổi trở lên có sức đề kháng rất tốt, ít bệnh và nên nuôi chuồng có nền cát để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Theo anh Toản, chim công nuôi từ 2,5 – 3 năm là chim mái đẻ trứng đầu tiên. Một năm chim công chỉ đẻ một lứa nhưng kéo dài đến 3 – 4 giai đoạn. Chim công mái mỗi lần đẻ từ 7 – 10 trứng thì ngưng, khoảng một tuần sau thì chim công đẻ tiếp và kéo dài 3 – 4 lần như vậy.
Trang trại nuôi chim công quý hiếm giúp gia đình anh Toản thu nhập từ 200-300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh: TL
Do thời gian chim công đẻ trứng kéo dài nếu để chim ấp trứng thì t ỷ lệ nở thấp và trứng dễ bị hư. Từ đó, anh Toản sử dụng con gà mái ấp trứng hoặc dùng máy để ấp trứng chim công.
Anh Toản cho biết, chim công 1 tháng tuổi tùy theo dòng mà có giá bán khác nhau: chim công xanh Ấn Độ giá 2 triệu/cặp, chim công trắng, chim ngũ sắc giá 5 triệu/cặp, chim công má vàng 6 triệu/cặp, chim công Silver có giá cao nhất lên đến 20 triệu/cặp. Với những cặp chim công trưởng thành giá bán có thể lên đến 50 triệu/cặp.
Chim công quý nhất là phần đuôi, phần đuôi càng dài, mượt, màu đẹp thì có giá trị càng cao. Ảnh: TL
Chim công quý nhất là phần đuôi, phần đuôi càng dài, mượt, màu đẹp thì có giá trị càng cao. Chim công là loài động vật ăn tạp. Chúng ăn nhiều loại thực vật, cánh hoa, các loại hạt, côn trùng và cả các loài bò sát nhỏ như thằn lằn.
Màn xòe đuôi cực phẩm mãn nhãn của bạch khổng tước, ai cũng ước được chiêm ngưỡng 1 lần trong đời
Hàng triệu người đã tỏ ra kinh ngạc khi lần đầu được ngắm chim công trắng xòe đuôi.
Nếu từng đi sở thú thì chắc hẳn ai cũng thích đứng ở chuồng chim công, sẵn sàng đứng đợi rất lâu để mong được nhìn thấy loài vật đẹp đẽ này xòe đuôi dù chỉ một lần. Chỉ chim công đực mới có lông đuôi rực rỡ đầy màu sắc, nhưng không phải cứ nói "Công ơi xòe đuôi đi" là chúng sẽ nghe theo!
Chính vì hành động ấy hiếm khi xảy ra nên nhiều người cảm thấy háo hức khi được thấy chim công "biểu diễn". Riêng loài chim công trắng - hay còn gọi là bạch khổng tước thì lại càng quý hiếm hơn, mới đây cộng đồng mạng TikTok đã được phen dậy sóng khi lần đầu chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục đến từ một chú công toàn thân trắng như tuyết.
Màn xòe đuôi cực phẩm của bạch khổng tước.
Chưa rõ đoạn clip trên được ghi lại ở đâu nhưng có vẻ "diễn viên chính" được đi lại rất tự do, không bị nhốt trong chuồng như sở thú. Ngay trước bậc thềm, chú công trắng thong thả lắc mình rồi từ từ tỏa lông đuôi ra như cánh quạt, đẹp đến mê hồn. Chiếc đuôi hoàn hảo đến mức nhiều người cho rằng nó còn lộng lẫy hơn cả phiên bản chim công sắc màu truyền thống.
Chim công trắng tuy không hiếm nhưng độc lạ và gây thu hút hơn cả chim công xanh.
Vô số bình luận được chia sẻ bên dưới clip sau khi chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt vời, ai cũng dành tặng lời khen cho chú công với màn trình diễn ấn tượng. Chưa đến 10 giây mà hàng triệu người đứng tim với khoảnh khắc đẹp mãn nhãn, cả cuộc đời chưa chắc đã được tận mắt thấy chim công trắng xòe đuôi! Thậm chí có thành viên mạng còn so sánh chú chim công với "nữ hoàng vương quốc tuyết", bởi nó nhẹ nhàng tinh khôi đến từng sợi lông.
Loài công thường chỉ xòe đuôi ra khi đến mùa giao phối, cố tình "khoe mẽ" thứ đẹp nhất trên cơ thể để thu hút con cái. Khi gặp nguy hiểm chúng cũng tận dụng bộ lông đuôi để gây "ảo giác" khiến chúng trông to lớn hơn, đủ để xua kẻ thù đi chỗ khác.
Dù đuôi xòe hay cụp thì bạch khổng tước trông cũng thật kiêu sa.
Nhiều người tin rằng nhìn thấy chim công xòe đuôi là biểu tượng của may mắn, lông đuôi công cũng là vật phẩm phong thủy cao quý được ưa chuộng trong quan niệm văn hóa phương Đông. Người ta sử dụng lông công như một vật trang trí nhà cửa sang trọng, với ý nghĩa xua đuổi vận xui, mang tài lộc dồi dào về cho gia chủ, nên đầu năm mới ai cũng muốn sở hữu một bình lông công trong nhà. Ở phương Tây, chim công là biểu tượng của vương tôn quý tộc, thường được nuôi trong các cung điện và có cuộc sống sung sướng vô cùng.
Trai Tày mát tay nuôi loài chim quý biết cả múa, không chỉ thu 1,5 tỷ đồng mà tiếng tăm còn vượt cao nguyên đá Anh Lưu Duy Đông (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là người dân tộc Tày đầu tiên ở vùng cao nguyên đá mở trang trại nuôi loài chim khổng tước (chim công). Mô hình của anh rất thành công, cho doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng/năm. Thôi công chức, đi nuôi chim công HTX Tấn Đạt (thị trấn Nông trường Việt Lâm,...