Nuôi loài cá trê Phú Quốc vốn hoang dã hình thù kỳ lạ, bán đắt tiền
Cá trê Phú Quốc. Trước khi có cái tên chính thức này, chúng có nhiều tên gọi khác nhau. Do đặc điểm chỉ sống ở suối, thân dài hình ống, hơi dẹp về phía dưới đuôi trông giống cá chình, nhưng phần đầu lại giống cá trê, thế nên lâu nay người dân địa phương hay gọi là “ cá trê suối”, “cá chình suối”, có người ghép 2 chữ thành “cá trê – chình suối”.
Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng ai cũng biết chúng chỉ có một và loài cá này phẩm chất thịt ngon, đang được nhiều thực khách ưa chuộng.
Thực tế những năm qua, giá cá trê Phú Quốc thương phẩm ngày càng tăng, có thời điểm gần 200.000 đồng/kg. Nên những cuộc khai thác ngoài tự nhiên tăng lên dày đặc hơn.
Một mặt khai thác cá lớn để bán cho tiêu dùng, mặt khác khai thác cá giống phục vụ nhu cầu nuôi trong ao hồ. Vì lẽ đó, đã làm cho nguồn cá trê Phú Quốc ngoài tự nhiên dần dần bị cạn kiệt.
Đó là chưa kể đến chuyện nuôi cá trê Phú Quốc theo kiểu “vỗ béo” như thế cũng còn vướng không ít khó khăn.
Như hộ của ông Huỳnh Ngọc Ẩn ở xã Cửa Cạn, đã có thâm niên nhiều năm nuôi cá Trê Phú Quốc theo kiểu vỗ béo nhưng ông vẫn gặp khó khăn với loài cá vốn có lối sống hoang dã này.
Trước thực tế đó, từ năm 2008, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, lập dự án ” Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm, cá trê suối ở đảo Phú Quốc”, do Thạc sỹ Đặng Khánh Hồng Phó Giám đốc Trung tâm làm chủ đề tài.
Sau 3 năm theo dõi, nghiên cứu và kết hợp với nhiều cộng sự trong và ngoài nước, cuối năm 2011, cái tên khoa học chính thức của loài cá sống nước ngọt này được Thế giới công nhận đó là Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011. Tuy nhiên, để ngắn gọn dễ hiểu, người ta cho phép gọi là Cá Trê Phú Quốc.
Video đang HOT
Kết quả hiện nay cho thấy, tuy vẫn có hao hụt nhiều nhưng ngành chức năng đã khẳng định cá trê Phú Quốc vẫn thích nghi với môi trường nuôi trong ao hồ và phù hợp được với thức ăn công nghiệp, không xảy ra dịch bệnh. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người yêu thích loài cá này.
Được biết đây là một loài cá mới ở Việt Nam, chỉ được tìm thấy duy nhất trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nên chúng cũng được xem là một đặc sản quý của địa phương này và cần được bảo tồn. Đó cũng là lý do khá đặc biệt mà để tài nghiên cứu này hướng đến.
Cũng trong năm 2011 Trung tâm KNKN tỉnh kết hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Quốc, tiến hành đầu tư thí điểm 4 mô hình nuôi cá trê Phú Quốc trên bể lót bạt. Quy mô mỗi mô hình 100 m2, thả 500 con cá trê Phú Quốc giống. Sau gần 1 năm theo dõi, mô hình được người dân đánh giá là đạt hiệu quả.
Nhiều bà con cho biết, nếu có điều kiện về nguồn nước ngọt thì nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất sẽ giảm chi phí hơn, bởi ao đất dễ thay nước nên bà con sẽ có điều kiện tăng lượng thức ăn bằng cá tươi thay vì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, nuôi cá trê Phú Quốc trong ao đất bà con khó kiểm soát đàn cá hơn trên ao lót bạt. Vì vậy, nuôi cá trê trên ao lót bạt phù hợp với nhiều đối tượng nông dân hơn, dễ đầu tư hơn và sẽ là mô hình được khuyến khích nhân rộng trong thời gian tới.
Đáng mừng hơn là nhóm thực hiện đề tài đã cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo thành công. Do đó, trong thời gian tới, bà con sẽ có nguồn con giống ổn định, đồng đều để phục vụ nhu cầu nuôi loài cá đặc sản này trên đảo.
Dự án được đánh giá là thành công về mặt kỹ thuật. Nghĩa là đã khẳng định được cá trê Phú Quốc sinh trưởng và sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhân tạo.
Tuy nhiên, vấn đề mà bà con quan tâm hiện nay là yếu tố thị trường. Mặc dù là đặc sản của Phú Quốc nhưng Cá Trê Phú Quốc vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng, sức tiêu thụ chưa mạnh, do đó, sau khi nuôi cá xong việc tiêu thụ cá đang khiến bà con gặp khó khăn.
Những đợt cá trê Phú Quốc giống nhân tạo đầu với số lượng trên 35.000 con, đang cho thấy có nhiều triển vọng để nuôi và bảo tồn nguồn cá này. Mặt khác, Phú Quốc vốn nổi tiếng là vùng đất rất hấp dẫn về du lịch với nhiều sản vật phong phú và không kém phần lạ lẫm, trong tương lai nơi đây tiếp tục là vùng đất đầy hứa hẹn để phát triển về mọi mặt.
Hy vọng rồi đây người ta sẽ không những biết vùng đảo Phú Quốc này với nước mắm, hồ tiêu, ốc hương, bào ngư, hải mã,… mà còn biết đến một đặc sản không vùng nào có được đó là cá trê suối Phú Quốc, và chính đặc sản này sẽ còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế cho nông hộ tại địa phương.
Thúy Hằng
Thăm Tiểu đoàn Bộ binh 860
Tiểu đoàn Bộ binh 860 (Lữ đoàn 950, đóng quân tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang) được giao nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh tổng hợp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ huyện đảo... Đây là đơn vị phụ trách huấn luyện chiến sĩ mới (nhập ngũ tại Lữ đoàn 950) trong 3 tháng đầu tham gia quân ngũ.
Thiếu tá Mai Đình Tuấn, Tiểu đoàn trưởng cho biết: "Từ nhiệm vụ được giao, thời gian qua, đơn vị tiếp tục bám sát phương châm huấn luyện "cơ bản, thiết thực, vững chắc" và yêu cầu "Nhanh, mạnh, chính xác", coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu sát với địa hình hoạt động của đơn vị, lấy nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu để huấn luyện. Thao trường, bãi tập, mô hình học cụ các loại, vật chất phục vụ cho huấn luyện được chuẩn bị đầy đủ.
Trong đó, tổ chức sửa chữa, làm mới một số vật chất, học cụ... đáp ứng yêu cầu huấn luyện cho các đối tượng, đảm bảo thống nhất theo từng chủng loại. Quá trình huấn luyện, đơn vị vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật vào điều kiện thực tế của địa hình, giúp người học dễ tiếp thu, nắm chắc nguyên tắc chiến thuật của từng đề mục, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra".
Song song với nhiệm vụ chuyên môn, Tiểu đoàn còn chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS) về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
Đơn vị tăng cường giáo dục trực quan, quản lý tư tưởng bộ đội qua "Phiếu thông tin chiến sĩ", "Sổ tay chiến sĩ", các buổi chiếu phim tài liệu, phim về đề tài cách mạng Việt Nam, truyền thống Lữ đoàn; thực hiện cuộc vận động "Người con hiếu thảo nghĩa tình đồng đội", "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"...
Chiến sĩ lao động tại Tiểu đoàn
Trong nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc. Mọi ý kiến, kiến nghị của bộ đội được giải đáp kịp thời, thỏa đáng theo quy định, tạo môi trường thuận lợi để CBCS phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
Ngoài ra, Tiểu đoàn còn quan tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của CBCS: thường xuyên củng cố, tu bổ các thiết chế văn hóa, đẩy mạnh hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, vui chơi giải trí vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, lễ, Tết... thu hút đông đảo CBCS tham gia, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho họ.
Trong chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, nhiều tập thể, cá nhân được nhận tiền từ quỹ tăng gia sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán; tặng quà cho phụ nữ vào ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3); tặng quà trung thu cho con em sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; vận động đóng góp ủng hộ các quỹ an sinh xã hội do các cấp, ngành tổ chức; quyên góp hỗ trợ gia đình quân nhân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo... Những nghĩa cử ấy tuy nhỏ, nhưng chung tay góp sức ổn định cuộc sống gia đình, giúp CBCS thêm an tâm công tác, gắn bó với đơn vị.
Trong chuyến công tác ngắn tại đơn vị, tôi có dịp gặp trung sĩ Kiều Đỗ Công Toàn (sinh năm 1994, ngụ phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang), nhập ngũ tại Tiểu đoàn năm 2019. Đã học xong đại học chuyên ngành công nghệ thực phẩm, đi làm 2 năm, nhưng Toàn gác lại mọi thứ, tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Khi vào đơn vị, sau 3 tháng tân binh, bạn được quan tâm, cử đi đào tạo 6 tháng về kiến thức y học. Hiện nay, bạn đang là nhân viên y tá của đơn vị.
Toàn chia sẻ: "Nhập ngũ là bước ngoặt lớn của cuộc đời tôi, đòi hỏi phải có quyết tâm lớn, chấp nhận bước ra khỏi "vùng an toàn" từ trước đến nay. May mắn là gia đình khuyến khích, ủng hộ tôi hết lòng. Tôi vốn yêu thích công việc chăm sóc sức khỏe, nay được tạo điều kiện hoạt động như thế, nên mọi thứ đều ổn thỏa. Mỗi khi được cấp trên khen ngợi, khi làm tốt công việc được giao, tôi thường gọi điện thoại về khoe với ba mẹ. Họ mừng lắm, vì nếu không vào bộ đội, có thể tôi sẽ không trưởng thành như thế. Nhìn lại 1 năm nhập ngũ vừa qua, đọng lại trong tôi là tình cảm đồng đội, anh em gắn kết, yêu thương nhau hết mực. Người này bệnh thì người kia lo. Có chuyện buồn vui, anh em cùng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ chân thành".
Với vai trò là đàn anh đi trước, những ngày gần đây, Toàn thường xuyên được các tân binh vừa nhập ngũ (đặc biệt là đồng hương An Giang) hỏi chuyện. Vì bỡ ngỡ với môi trường mới, các bạn nhờ Toàn chia sẻ kinh nghiệm, chỉ dạy thêm trong sinh hoạt, lao động... Nhắn gửi đến các bạn, Toàn mong tất cả chú ý giữ gìn sức khỏe, an tâm tư tưởng trong 2 năm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước tại đơn vị, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ để gia đình hiểu rõ các bạn đang lao động, rèn luyện, sinh hoạt rất tốt.
Câu chuyện của Toàn, cùng những nụ cười của tân binh tôi được gặp, phút giây lao động, rèn luyện thể lực, sinh hoạt của CBCS tại Tiểu đoàn Bộ binh 860, quyết tâm của Đảng ủy, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn... trở thành dấu ấn tốt đẹp trong tôi, khi tạm biệt doanh trại. Ở nơi đó, mỗi CBCS đang ngày đêm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ bình yên cho từng khoảnh rừng, từng tấc đất quê hương.
GIA KHÁNH
Theo AGO
Đồng Tháp: Nuôi cá trê vàng trong ao, kéo bắt cả tấn, tiền lời cao Gần 7 năm nay, gia đình ông Lê Văn Màu ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã có nguồn lợi nhuận ổn định từ nghề nuôi cá trê vàng lai phi trong ao và trong mùng lưới cước cạnh nhà. Với mặt nước ao và mùng lưới cước hơn 500m2, mỗi năm ông Màu thả...