Nuôi loài cá đẹp mã trong ao đất bé tẻo teo, bắt 1,2 tấn, bán giá 90 ngàn đồng/ký
Điển hình là mô hình nuôi cá thát lát thịt thương phẩm của ông Đặng Văn Mum tại ấp Tân Hưng 2 xã Tân Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã đem lại thu nhập khá cao cho gia đình góp phần phát triển kinh tế hộ.
Cá thát lát là một loài thủy sản đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, có giá trị kinh tế cao, vì thế nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Phú, TX Long Mỹ đã tận dụng điều kiện sẵn có để nuôi giống cá này.
Ông Đặng Văn Mum là một trong những người phát triển mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm ở ấp Tân Hưng 2, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Chỉ với cái ao bé rộng 50m2, nhờ nuôi cá thát lát mà mỗi năm gia đình ông Đặng Văn Mum, xã Tân Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có lời 70 triệu đồng.
Được biết ông Mum bắt đầu nuôi cá thát lát thịt thương phẩm đã được 5 năm. Lúc đầu nuôi cá thát lát ông Mum còn gặp nhiều khó khăn kỹ thuật nuôi cá thát lát; nguồn cá thát lát giống, thức ăn cho cá thát lát và quản lý dịch bệnh trên loài cá thát lát.
Qua một thời gian tìm hiểu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nuôi cá thát lát và còn được tư vấn kỹ thuật nuôi cá thát lát của cán bộ tổ kỹ thuật xã Tân Phú, giờ đây ông Mum đã chủ động được nguồn cá thát lát giống, thức ăn và quản lý được dịch bệnh.
Video đang HOT
Ông Mum tận dụng diện tích mặt nước ao hơn 50m2, thả nuôi với mật độ nuôi 3.500 con cá thát lát giống.
Nhiều hộ nông dân TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu bền vững nhờ nghề nuôi cá thát lát. Ảnh: minh hoạ.
Cá thát lát từ khi thả giống đến khi được thu hoạch bắt bán là au 7 tháng. Lúc này, áo cá thát lát của gia đình ông Mum đạt sản lượng 1,2 tấn. Ông bán cá thát lát thịt với giá hiện nay là 90.000 đồng/ký.
Ông Mum hoạch toán trừ các khoản chi phí còn lợi nhuận hơn 70 triệu đồng từ cao nuôi cá thát lát.
Ông Mum chia sẻ: Để đạt năng suất và lợi nhuận như trên là nhờ chọn được cá thát lát giống tốt, quản lý được dịch bệnh đặt biệt quản lý nguồn nước ao nuôi cá thát lát.
Mô hình nuôi cá thát lát thịt thương phẩm hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao đã giúp nhiều hộ dân trong ấp, xã Tân Phú, TX Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Hậu Giang: Nuôi ba ba nhung nhúc trên hầm nổi mà đổi đời
Mô hình ươm nuôi ba ba trên hầm nổi của anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, dễ nuôi và không cần nhiều diện tích.
Từ lâu nghề nuôi ba ba đã được người dân thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) chọn là nghề nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
Với người chăn nuôi ba ba, thì việc ươm nuôi ba ba giống trong ao đất theo cách truyền thống là mô hình khá quen thuộc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là nuôi ba ba giống trong ao đất gây hao hụt nhiều vì thế nhiều hộ nuôi ba ba đã cải tiến phương pháp ươm ba ba giống trên hầm nổi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba ba giống mới nở tại khu nuôi ba ba của gia đình anh Nguyễn Thành Trung.
Một trong số nhiều hộ nuôi ba ba ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp thành công với mô hình ươm ba ba trên hầm nổi phải nhắc đến anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Tân Hưng.
Với nhiều năm nuôi ba ba chuyên cung cấp ba ba giống, baba thịt cho thị trường, qua sự tìm tòi, học hỏi, cải tiến phương pháp nuôi, anh Trung đã chọn cách ươm nuôi ba ba trên hầm nổi để cung cấp con giống cho người nuôi ba ba.
Với hầm nổi diện tích 20m2, anh ươm nuôi 3.000 con ba ba với giá con giống khi mua là 3.200 đồng/con. Sau 3 tháng nuôi ba ba đạt đường kính 5 phân, với giá bán hiện tại 9.000 đồng/con, trừ các khoản chi phí anh thu lợi nhuận 10 triệu đồng.
Anh Trung chia sẻ: "Để cung cấp ba ba giống cho người nuôi thương phẩm, với phương thức nuôi này ba ba sau khi nở 1 - 2 ngày được đưa vào hầm nổi. Hầm nổi thường làm bằng tấm bạt bên ngoài dựng thêm tấm tôn hoặc tre để hầm được chắc chắn. Trong hầm nuôi nên cho thêm giá thể như dây nilon, thay nước định kỳ cho hầm từ 3 - 4 ngày một lần..."
Tổ kỹ thuật xuống hướng dẫn các hộ dân cách ươm nuôi ba ba giống.
Nuôi ba ba giống, theo anh Trung vào mùa mưa người nuôi nên thay nước ngay sau khi trời mưa để hạn chế bệnh cho ba ba.
Với cách nuôi ba ba giống trên hầm nổi sẽ quản lý tốt được dịch bệnh, giảm hao hụt con giống và giảm lãng phí thức ăn trong quá trình nuôi. Với những hộ dân có vốn và diện tích nuôi ít cũng có thể áp dụng phương pháp nuôi ba ba giống trên hầm nổi này.
Nuôi ba ba không phải là một mô hình mới ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp bởi từ hơn 10 năm trước đây đã có nhiều hộ dân khởi nghiệp từ loài vật nuôi này.
Nhưng những năm gần đây, mô hình ươm nuôi ba ba trên hầm nổi được nhiều hộ nuôi ba ba áp dụng. Với hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi ba ba trên hầm nổi mang lại, có thể coi đây là một mô hình điển hình để phát triển kinh tế gia đình có khả năng nhân rộng trong thời gian tới...
Lào Cai: Ở nơi này, nông dân trồng thứ cây bóc vỏ bán sang Tây, nhà nhà khá giả Xã Nậm Đét được mệnh danh là vùng phát triển cây quế đầu tiên của huyện Bắc Hà (Lào Cai). Để phát triển cây quế, giúp nhau làm giàu, năm 2018, HTX quế hữu cơ Nậm Đét được thành lập. Đến nay, HTX đã có 9 thành viên tham gia, mỗi năm cây quế đã mang lại cho người dân nơi đây thu...