Nuôi loài cá đặc sản nhìn như cá nheo, ông nông dân Lào Cai kéo lưới lên bắt toàn con to, bán đắt tiền
Con đường lập nghiệp chưa bao giờ dễ dàng, nhưng với hoài bão và ước mơ làm giàu của mình trên đồng đất Quang Kim, anh Phạm Văn Hàn, thôn Làng Kim xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã mạnh dạn đưa giống cá quất và chạch chấu về nuôi thử nghiệm trong ao và đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá đặc sản gồm nuôi cá quất của gia đình, anh Phạm Văn Hàn cho biết: Cơ duyên dẫn anh đến nghề nuôi cá là do những năm tháng công tác tại Trung tâm thuỷ sản Lào Cai, anh đã nắm bắt được tập tính sinh sống của nhiều loại cá nước ngọt.
Anh chọn nuôi cá như là cách làm giàu cũng do điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá tại xã Quang Kim.
Thức ăn cho cá quất được anh Phạm Văn Hàn, thôn Làng Kim xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) xay từ cá biển.
Năm 2016 anh đã mua 600 cá quất về nuôi thử nghiệm. Sau 2,5 đến 3 năm nuôi cá quất cho trọng lượng đạt 2,5 đến 3 kg/con, với giá cá quất bán là 400 -450 nghìn/kg, thành quả bước đầu đạt được đã tạo động lực để anh mở rộng thêm diện tích ao nuôi.
Tuy nhiên năm 2018 do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết, anh Hàn tưởng đã bỏ cuộc, nhưng sự quyết tâm bền bỉ đã vực người nông dân này dậy và tiếp tục con đường làm giàu từ nuôi thủy sản.
Vì vậy, tháng 4/2019, anh Hàn đã đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để mua cá quất, cá chạch lấu giống và cải tạo trên 3.000m2 ruộng trũng thành 4 ao nuôi thả cá.
Video đang HOT
Anh nuôi cá theo hướng lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lãi, chủ yếu nuôi cá quất, cá chạch chấu và các giống trắm cỏ, rô phi, chép lai..vv…
Tất cả các ao nuôi cá đều được anh Hàn đầu tư xây dựng rất bài bản khoa học. Thành bờ ao được kè cứng xây cao. Mặt ao luôn thoáng đãng. Hệ thống điện lưới được xây lắp đồng bộ. Các phương tiện cơ giới có thể lưu thông dễ dàng tới các ao.
Nhìn nhận lại suốt quá trình nuôi cá của mình, anh Hàn cho rằng: Để có thể phát triển làm giàu bằng nghề nuôi cá, thì với bề dày kinh nghiệm chăn nuôi cá là chưa đủ, mà phải biết vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm nuôi cá có được vào thực tế sản xuất thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với 3.000 con cá quất lúc mới nhập giống về anh Hàn cho ăn bằng cám, từ giai đoạn cá lớn đạt khoảng 2 lạng/con đến khi thành cá thương phẩm được cho ăn bằng cá biển xay nhỏ giúp cá thành phẩm đạt năng suất cao, thịt cá thơm ngon.
Được biết cá quất là loại cá đặc sản giàu chất dinh dưỡng, thịt chắc, không có xương dăm, dễ chế biến, hiện đang được thị trường ưa chuộng.
Do chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá nên sau gần 2 năm thả nuôi, đàn cá quất lớn nhanh, đạt 1,6-1,8 kg/con, với giá cá quất bán từ 450.000-480.000/kg, dự tính lứa đầu sau khi bán hết anh thu về gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cũng lãi được trên 1 tỷ đồng.
Không chỉ có cá Quất, mà 3.000 con cá chạch chấu, 2.000 con cá trắm cỏ, rô phi và chép lai đều được anh Hàn cho ăn bằng nguồn thức ăn từ thiên nhiên và cá tạp xay nên cá rất ít bệnh lại tiết kiệm được chi phí.
Nuôi cá như anh Hàn có lớn chậm hơn so với việc cho cá ăn thức ăn công nghiệp, nhưng bù lại anh luôn bán cá được giá cao gấp 2 – 3 lần.
Đầu năm 2021 anh Hàn còn mạnh dạn nuôi thêm 5.000 con cá lăng đuôi đỏ, đây là một hướng phát triển hiệu quả và bền vững bên cạnh những yếu tố “thiên thời, địa lợi” về khí hậu, nguồn nước tại địa phương, sẽ mở ra hướng phát triển thủy sản mới cho người dân nơi đây.
Cá quất sinh trưởng phát triển tốt tại trang trại nuôi cá của gia đình anh anh Phạm Văn Hàn, thôn Làng Kim xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Với ý chí của người đàn ông giàu nghị lực và niềm tin khát khao khởi nghiệp, tin rằng mô hình nuôi cá đặc sản của anh Phạm Văn Hàn thôn thôn Làng Kim, xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) sẽ ngày càng phát triển, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế, mà sẽ trở thành mô hình tiêu biểu điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Nuôi loài cá đặc sản gì mà định kỳ phải tắm nước đá, con nào cũng 5-7kg, nông dân Cà Mau bán đắt tiền?
Đảo Hòn Chuối thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau), nằm cách cửa biển Sông Đốc khoảng 17 hải lý về hướng Tây.
Trên đảo hiện có hơn 68 hộ với trên 200 nhân khẩu sinh sống, trong đó có 37 hộ đang nuôi cá bớp lồng bè với 196 bè, khoảng trên 30 ngàn con cá giống.
Anh Hồng Nhật Trường, cư dân nuôi cá bớp, cho biết: "Tiền đóng bè, mua cá bớp giống không nhiều, nhưng nặng là phần thức ăn cho cá ăn. Để đảm bảo mỗi tháng cá bớp tăng trọng đều đặn thêm khoảng 2 kg/con, mỗi ngày tôi chi hơn 1 triệu đồng tiền mua cá mồi làm thức ăn cho cá bớp".
Ngoài việc phải tắm cho cá bớp bằng nước ngọt pha đá lạnh, cũng theo định kỳ, người nuôi cá bớp ở Hòn Khói (thị trấn Sông Đốc, tỉnh Cà Mau) phải kéo cá lên, thay lưới và làm vệ sinh để tạo thoáng khí cho cá.
Cũng theo định kỳ, người nuôi cá phải kéo cá lên, thay lưới và làm vệ sinh để tạo thoáng khí cho cá bớp.
Thời tiết thuận lợi nên sau 7 tháng nuôi, cá bớp của gia đình anh Trường đạt trọng lượng từ 5-7 kg/con.
Định kỳ người nuôi sẽ tắm cho cá bớp bằng nước ngọt pha đá lạnh.
Anh Trường và một số hộ dân ở đảo Hòn Khói mới thu hoạch, bán cá bớp được giá 155.000 đồng/kg. Trừ chi phí con cá giống và thức ăn, người nuôi cá bớp thu lời khoảng 70.000-80.000 đồng/kg.
Nếu giữ được giá và nguồn thức ăn dồi dào thì cư dân Hòn Chuối sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi cá bớp lồng bè.
Tuy nhiên, do đảo nhỏ nên mỗi năm cư dân Hòn Chuối phải di chuyển bè quanh đảo để tránh sóng, tránh gió, gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém về tài chính.
Nuôi loài cá toàn thân màu hồng, tung thức ăn cá quẫy ầm ầm, một ông nông dân Quảng Nam có của ăn của để Ông Nguyễn Tấn Báu (59 tuổi) ở xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có cuộc sống thong thả, có của ăn của để nhờ mô hình nuôi cá diêu hồng. Cá diêu hồng dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc Trò chuyện cùng với PV. Dân Việt, ông Nguyễn Tấn Báu cho biết: Vợ chồng ông sinh sống bằng nghề...