Nuôi loài cá da xù xì, trước kêu là “thủy quái”, dân ở đây đổi đời
Gia đình ông Chử Ngọc Dũng, xóm 11 xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang ( tỉnh Tuyên Quang) đã gắn bó với nghề đánh bắt cá trên Sông Lô từ những năm 1990. Nhưng cuộc sống ổn định của gia đình ông Dũng chỉ bắt đầu khi ông mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá đặc sản như cá chiên, cá quất trong lồng trên sông Lô từ năm 2001.
Ông Dũng cho biết: Lúc đầu nghề nuôi cá đặc sản trồng trên sông Lô khá vất vả. Tiếng là cá ngon, cá đặc sản nhưng đầu ra bấp bênh. Nhưng gia đình ông vẫn quyết định gắn bó và hiện tại gia đình ông đã có 5 lồng cá đặc sản, chủ yếu là nuôi cá chiên và nuôi cá quất.
Đây là 2 loại cá quý, cá đặc sản như cá chiên, cá quất với chất lượng thịt thơm ngon được thị trường ưa chuộng và bán với giá cao, lúc nào nguồn cung cũng thiếu hụt so với nhu cầu.
Mô hình nuôi cá chiên đặc sản của gia đình ông Chử Ngọc Dũng, xóm 11 xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Phát huy thế mạnh của địa phương là có sông Lô chảy qua địa bàn, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang đã lựa chọn cá lồng là sản phẩm chủ lực trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tháng 1 năm 2019, xã Tràng Đà đã thành lập và ra mắt Hợp tác xã dịch vụ cá sạch Gềnh Quýt Tràng Đà, với 17 hội viên.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc HTX dịch vụ cá sạch Gềnh Quýt Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang cho biết: Với 17 hộ thành viên HTX đều là những hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lồng trên sông, nên nắm chắc kỹ thuật, chủ động về việc lựa cá chiên, cá quất giống tốt. Do đó, khi tham gia vào Hợp tác xã đã giúp cho các hộ nông dân liên kết lại với nhau, chuyển đổi từ hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún để phát triển lên thành nuôi cá đặc sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tràng Đà cho biết: Thực hiện Chương trình, mỗi xã được hỗ trợ 300 triệu đồng để xây dựng các sản phẩm chủ lực. Người dân được tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đây là không chỉ là điều kiện để sản phẩm cá đặc sản được quảng bá, xây dựng thương hiệu và phát triển theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời còn giúp địa phương giải quyết những vấn đề quan trọng như lao động việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Video đang HOT
Với sự đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm và triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, cụ thể là nuôi cá chiên, nuôi cá quất đặc sản ở trên địa bàn xã Tràng Đà sẽ tiếp sức cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở thành phố Tuyên Quang đạt hiệu quả cao, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Nuôi loài gà đỏ ở Tuyên Quang, con nào cũng to khỏe, bán đắt hàng
Với việc đưa giống gà đỏ, to khỏe, chắc nịch về nuôi tại địa phương, chị Phan Thị Hường, trú tại xã An Khang, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã có thu nhập 300 triệu đồng/năm. Mặc dù thời điểm này giá gia cầm giảm mạnh, tuy nhiên giá gà đỏ của gia đình chị Hường vẫn xuất bán giá 100.000 đồng/kg.
Bất ngờ từ giống gà đỏ
Vượt qua quả đồi nằm ở cuối thôn An Lộc A, rồi tiếp tục men theo con đường đất phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến trang trại nuôi loài gà đỏ của gia đình chị Phan Thị Hường. Được biết, gia đình chị Hường là hộ đầu tiên đưa giống gà đỏ về nuôi tại xã An Khang.
Chị Hường cho biết, nuôi giống gà đỏ rất phù hợp với địa hình đất đồi, dốc tại địa phương. Gà đỏ có đặc điểm là đôi chân to, to khỏe, chắc nịch. Ảnh: Minh Ngọc.
Gặp chị Hường khi đang phụ vữa cùng chồng, chị Hường cho biết, gia đình chị đang xây thêm 3 gian nhà bởi hai người con cũng đã lớn. Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN chưa kịp hỏi thêm thì chị Hường nhanh nhảu nói, "Để xây thêm 3 gian nhà này, vợ chồng tôi đã dành dụm từ số tiền bán gà đỏ mới có được".
Dừng nghỉ tay, chị Hường chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ngày trước vợ chồng chị làm nghề đốt lò gạch, nhưng do ảnh hưởng đến môi trường nên chính quyền địa phương không cho phép hoạt động. Sau đó, tận dụng diện tích đất vườn, gia đình chị chuyển sang trồng cây ăn quả trên đất đồi, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập bấp bênh.
Năm 2017, sau nhiều lần tìm tòi, đọc báo, tìm hiểu trên internet, chị Hường biết đến giống gà đỏ. Theo chị Hường, gọi là gà đỏ là vì đây là giống gà được nuôi theo phương thức thả rông, khi trưởng thành da gà sẽ dày, có màu đỏ thẫm, rất khỏe mạnh, ít bệnh tật nên giảm thiểu được chi phí đầu tư và công chăm sóc.
Để tìm mua giống gà đỏ về nuôi thử, anh Nguyễn Hồng Thái (chồng chị Hường) đã lặn lội xuống tận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Theo anh Thái, thời gian đầu khá vất vả, làm sao để tìm được cơ sở bán giống gà đỏ chất lượng, bên cạnh đó là học hỏi kỹ thuật chăn nuôi gà đỏ.
Với quyết tâm đưa giống gà đỏ, chân to về nuôi ở "miền sơn cước", đầu tiên anh Thái đã mua thử 200 con gà ở huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) về nuôi. Không phụ lòng người, ngay năm đầu tiên đưa giống gà đỏ vào nuôi thử đã cho thành công không ngờ.
Năm 2017, anh Nguyễn Hồng Thái (chồng chị Hường) đã phải lặn lội xuống huyện Duy Tiên, Hà Nam để tìm mua con giống gà đỏ để về nuôi. Ảnh: Minh Ngọc
Chị Hường cho hay, giống gà đỏ rất phù hợp với phương thức nuôi thả rông, rất chắc thịt, khi trưởng thành da gà sẽ dày và có màu đỏ. Đặc biệt, khi ăn da gà đỏ có độ giòn, mùi thơm đặc trưng, khác hẳn với những giống gà phổ biến hiện nay, người tiêu dùng và các thương lái rất ưa thích.
Với thành công bước đầu và sẵn có kinh nghiệm trong tay, đầu năm 2018 chị Hường quyết định tăng số lượng đàn gà đỏ lên 1.000 con. Từ số vốn tích lũy, cũng như vay mượn thêm, chị Hường đã mở rộng diện tích chuồng trại, đầu tư hệ thống mái che, máng ăn, uống cho đàn gà.
Với phương thức nuôi gối đàn nên tháng nào trang trại của chị Hường cũng có gà đỏ để xuất bán.
"Trước đây tôi phải mua con giống tận dưới tỉnh Hà Nam, đi lại, vận chuyển rất vất vả và tốn kém. Nhưng hiện nay, trang trại đã tự nhân giống, ấp, nở được con giống. Tỷ lệ gà ấp thành công đạt 80%, nên đã chủ động trong việc gối đàn cũng như chất lượng đàn gà luôn được duy trì ở mức cao. Gà đỏ nhà tôi nuôi đến đâu bán hết đến đó" - chị Hường chia sẻ.
Thu 300 triệu đồng/năm
Với hướng đi đúng đắn bằng mô hình nuôi gà đỏ, gia đình chị Hường đã từng bước hái "quả ngọt". Năm 2019 trang trại nuôi gà đỏ của chị Hường đã xuất bán ra thị trường khoảng 12 tấn gà đỏ, trọng lượng trung bình 2,5kg/con với giá bán 100.000 đồng/kg.
Tiếp đó, từ đầu năm 2020 trang trại của chị Hường tiếp tục xuất bán 500 con gà đỏ, với giá 100.000 - 120.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí chị Hường lãi 30.000 - 40.000 đồng/con.
Với phương thức nuôi gối đầu, cuối tháng 3 vừa rồi, gia đình chị Hường vừa vào thêm 1.000 con gà đỏ. Ảnh: Minh Ngọc.
Hiện đàn gà đỏ của gia đình chị Hường có hơn 2.000 con. Gà đỏ của gia đình chị Hường thường xuyên cung cấp cho các nhà hàng trong tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận. Hàng năm, gia đình chị thu nhập từ bán giống gà đỏ và gà đỏ thịt trên 300 triệu đồng.
"Trong tương lai, nếu duy trì được hiệu quả và thu nhập như hiện nay, gia đình tôi sẽ mở rộng đàn gà đỏ lên khoảng 5.000 con" - chị Hường cho biết.
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn gà, chị Hường đã đầu tư máy nghiền ngô để say ngô hạt làm thức ăn cho gà đỏ. "Thức ăn do gia đình tự nghiền nên vừa đảm bảo chất lượng lại vừa tiết kiệm được tối đa chi phí, giúp lợi nhuận được nâng cao hơn" - chị Hường nói.
Theo chị Hường, do giống gà đỏ có đặc tính khác biệt về chất lượng thịt nên giá thành của gà đỏ luôn được giữ ở mức ổn định. Từ sau Tết nguyên đán đến nay, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm da cầm, cũng như dịch Covid-19 nhưng giá gà đỏ bán ra thị trường không bị ảnh hưởng nhiều. Hiện giá gà đỏ vẫn giữ ở mức 100.000đ/kg.
Từ những thành công có được, thương hiệu gà đỏ của gia đình chị Hường đã tạo dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang. Theo chị Hường, trong thời gian tới để phát triển thương hiệu gà đỏ, cũng như được thị trường đón nhận, UBND xã An Khang đã lựa chọn chăn nuôi giống gà đỏ là sản phẩm chủ lực của xã trong phát triển mô hình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã An Khang cho biết, sản phẩm gà đỏ tại địa phương đang trong quá trình phát triển nên cách thức chăn nuôi vẫn chỉ ở quy mô gia trại. Trong thời gian qua xã An Khang đã tuyên truyền, vận động bà con chuyển sang nuôi gà sạch, hỗ trợ bà con mở rộng các mô hình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn gà, đặc biệt là sản phẩm gà đỏ để sớm thành một nhãn hiệu OCOP.
Minh Ngọc - Đình Quân
Kỹ sư bỏ lương cao về nuôi con đặc sản cưa sừng làm thuốc bổ Anh Quan Văn Tiệp, trú tại phường Tân Hà, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi hươu lấy nhung và con giống. Điều đặc biệt, anh Tiệp vốn là một kỹ sư kỹ thuật đã bỏ việc lương cao về quê nuôi hươu. Bỏ bàn giấy, bán xe máy để nuôi hươu Anh Tiệp...