Nuôi heo trong khu dân cư gây ô nhiễm
Người dân tổ dân phố Thuận Hiệp, phường Cam Thuận, TP. Cam Ranh ( Khánh Hòa) đang phải hứng chịu mùi hôi thối từ những hộ nuôi heo lên đến hàng chục con trong khu dân cư…
Có mặt tại tổ dân phố Thuận Hiệp, gần khu vực nhà bà Nguyễn Thị Còn, chúng tôi đã phải bịt mũi bởi mùi hôi thối nồng nặc tỏa ra từ chuồng heo của gia đình bà này. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bà Còn nuôi heo từ năm 1996. Thời gian đầu, bà chỉ nuôi vài con, sau đó tăng dần lên hàng chục con. Việc nuôi heo trong khu dân cư đã khiến những người sống xung quanh nhà bà Còn luôn phải chịu đựng mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. “Chúng tôi cũng thông cảm với gia đình bà Còn vì việc nuôi heo đã đem lại nguồn thu cho gia đình họ. Nhưng chúng tôi không thể thông cảm mãi được sau nhiều năm phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm”, một người dân sống gần nhà bà Còn nói.
Đàn heo của gia đình bà Còn chăn nuôi gây ô nhiễm khu dân cư.
Được biết, ngoài gia đình bà Còn, tại khu dân cư này còn có 4 hộ khác, gồm: Mai Văn Tuấn, Nguyễn Hùng, Nguyễn Tấn Hùng và Nguyễn Lước cũng đang nuôi heo nhưng với số lượng ít hơn (mỗi hộ chỉ khoảng 6 – 8 con). Trong các đợt tiếp xúc cử tri, người dân tổ dân phố đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. “Tình hình ô nhiễm rất nghiêm trọng, chúng tôi không cách nào chịu được, bước ra tới cửa là muốn ói. Nhiều lần lãnh đạo địa phương tiếp xúc cử tri và được chúng tôi kiến nghị, nhưng vẫn chưa giải quyết”, ông Trương Mạnh Dũng – nhà gần gia đình bà Còn cho biết.
Trước bức xúc của nhân dân, địa phương cũng đã nhiều lần đến kiểm tra, lập biên bản nhắc nhở, yêu cầu các hộ nuôi heo nơi đây hàng ngày dọn vệ sinh chuồng trại, đồng thời khẩn trương tìm địa điểm nuôi heo ngoài khu dân cư… Sau nhiều lần nhắc nhở, cuối năm 2019, UBND phường Cam Thuận đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Còn. Tuy đã hứa với chính quyền địa phương sẽ dừng việc nuôi heo, nhưng đầu năm 2020, gia đình bà tiếp tục thả nuôi với số lượng nhiều hơn, lên tới 25 con heo (năm 2019, gia đình bà nuôi 7 con heo).
Trước sự việc này, vừa qua, chính quyền địa phương đã đề nghị sau khi xuất chuồng đàn heo này, gia đình không được chăn nuôi heo trong khu dân cư, nếu tiếp tục tái phạm, phường sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ông Cao Vũ Nam – cán bộ Địa chính – Môi trường UBND phường Cam Thuận cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của UBND phường, chúng tôi đã phối hợp cùng tổ dân phố Thuận Hiệp kiểm tra, nhắc nhở hộ bà Còn và yêu cầu gia đình bà chấm dứt việc chăn nuôi heo trong khu dân cư. Qua làm việc, bà Còn hứa sắp tới sẽ chuyển địa điểm nuôi theo đến nơi khác”. Trong khi đó theo ông Nguyễn Bình Nhật – Chủ tịch UBND phường Cam Thuận khẳng định, cùng với việc xử lý việc chăn nuôi heo gây ô nhiễm khu dân cư của gia đình bà Còn, phường Cam Thuận tiếp tục tuyên truyền, vận động đối với những hộ nuôi heo còn lại, dần tiến tới việc chấm dứt tình trạng nuôi heo trong khu dân cư.
Cá chết trắng sông Châu Giang
Từ ngày 6/9, do ảnh hưởng ô nhiễm từ thượng lưu là sông Nhuệ, sông Châu Giang tại tỉnh Hà Nam chuyển màu nước đen kịt, cá chết nổi trắng sông, mùi hôi thối nồng nặc, người dân ở ven sông phản ảnh.
Cá chết trắng trên sông Châu Giang - Ảnh: Giang Nam
Đến chiều 13/9, toàn bộ dòng chảy của sông Châu Giang, phân nhánh của sông Nhuệ chảy qua thị xã Duy Tiên và thành phố Phủ Lý của tỉnh Hà Nam, vẫn còn màu đen kịt, cá chết vẫn rải rác khắp mặt sông. Đặc biệt, ở khu vực sông thuộc các xã Tiên Phong, Tiên Hải, Tiên Sơn (Duy Tiên), Đinh Xá (Phủ Lý), nơi tập trung hàng trăm hộ dân nuôi cá quây trên sông, đều có tình trạng cá chết hàng loạt, đè lên nhau, chủ quây không kịp vớt khiến cả khu vực ven sông bị ám mùi cá chết nồng nặc.
Theo anh Nguyễn Văn Luận, một hộ dân nuôi cá ở khu vực sông thuộc làng Lê Xá, xã Tiên Sơn, từ hôm nước sông ô nhiễm, đổi màu đen, mỗi ngày có vài chục tấn cá chết, các chủ quây vớt không kịp, thiệt hại riêng ở đây lên đến hàng tỷ đồng. Các hộ dân đều nuôi theo kiểu tự phát nên khi xảy ra sự cố, không có cơ chế hỗ trợ, đền bù.
Theo anh Luận và người dân sống ven sông Châu Giang, mỗi năm, nước sông đổi màu ít nhất 3-4 lần đen kịt, hôi thối, do nước sông Nhuệ ô nhiễm chảy về. Người dân dù biết nhưng vẫn cố nuôi cá vì không có kế sinh nhai khác. Dọc con sông này có những làng chài tồn tại đã nhiều năm. Ngoài ra, do sông có vai trò tưới tiêu nên việc nước sông ô nhiễm còn ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp của các địa phương nằm ven sông.
Sở TN&MT Hà Nam xác nhận tình trạng ô nhiễm của sông Châu Giang. Những ngày qua, kết quả thử nghiệm của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nam cho thấy, nước sông Châu Giang có độ kiềm yếu, bị nhiễm Amoniac nặng. Tại cầu Câu Tử (xã Tiên Sơn), Trung tâm đã lấy mẫu nước bề mặt kiểm tra, nồng độ Amoniac cao gấp 18 lần mức cho phép. Tuy nhiên, do tình trạng ô nhiễm xuất phát từ thượng nguồn là sông Nhuệ ô nhiễm nên Sở TN&MT nói riêng, tỉnh Hà Nam nói chung không có biện pháp khắc phục.
Xử phạt vi phạm hành chính 39 tàu cá Lãnh đạo Chi cục Thủy sản cho biết, từ đầu năm đến ngày 7-8, qua tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 39 tàu cá trong lĩnh vực khai thác thủy sản, tổng số tiền phạt 182 triệu đồng. Cụ thể, tại địa bàn TP. Nha Trang phát hiện 18 trường...