Nuôi giun quế, trồng cam sạch, môi trường cũng sạch
Mô hình nuôi giun quế kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt của ông Nguyễn Xuân Hùng ở xã Phù Đổng ( huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội) đã góp phần quan trọng đã tạo ra những dòng sản phẩm sạch phục vụ người dân Thủ đô.
Giải quyết hiệu quả bài toán môi trường
Đầu năm 2016, ông Hùng mạnh dạn làm đơn đề xuất UBND xã Phù Đổng cho thuê khu đất thùng đào, thùng đấu của thôn Phù Đổng với diện tích 15,6ha. Ông quy hoạch 1.500m2 đất để xây dựng khu nuôi giun quế. Diện tích đất còn lại ông Hùng quy hoạch thành trang trại trồng các loại cây cảnh, cây ăn quả có múi, hoa lan chất lượng cao…
Chia sẻ về lý do lựa chọn Phù Đổng làm nơi phát triển mô hình nuôi giun quế, ông Hùng cho biết: “Qua tìm hiểu ở đây, tôi nhận thấy địa hình và thổ nhưỡng, nguồn nguyên liệu sẵn, phù hợp để nuôi giun quế. Hơn nữa, việc nuôi giun quế ở vùng này sẽ giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải của các hộ chăn nuôi bò sữa”.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng và đoàn công tác thăm mô hình nuôi giun quế của ông Hùng. Ảnh: TH
Ông Trần Xuân Tĩnh – Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết: “Hiện xã có đàn bò với tổng khoảng 2.000 con, mỗi ngày đàn bò thải ra gần 20 tấn phân. Trước đây, số phân này một phần các hộ dân sử dụng làm hầm biogas, còn hầu hết bà con đổ ra ao, hồ, mương, rãnh, thậm chí đổ ra vệ đê, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường. Khi xã nhận được đơn đề xuất của ông Hùng mong muốn được đầu tư nuôi giun đất, nhận thấy mô hình này có thể giúp xã giải quyết được nguồn chất thải từ bò sữa, lãnh đạo xã đã đồng ý cho triển khai”.
Theo ông Hùng, từ ngày bắt đầu nuôi giun quế, mỗi tháng ông thu mua của bà con 360 tấn phân bò để thực hiện việc nuôi giun. Nuôi giun quế là mô hình khép kín, tự sản xuất – tự tiêu thụ, kết hợp giữa 3 yếu tố: Khoa học – Môi trường – Kinh tế. Đây được xem là mô hình nghiên cứu sáng tạo, giúp xử lý chất thải nông nghiệp bằng biện pháp sinh học lần đầu tiên được triển khai có quy mô.
Video đang HOT
Hiện nay, ông Hùng đang thu hoạch giun quế thành phẩm, giun quế giống và phân sạch từ giun quế. Với giá bán 20.000 đồng/kg sinh khối (giun giống), 100.000 đồng/kg giun thành phẩm, 2.500 đồng/kg phân sạch, trang trại của ông cung cấp giống và phân bón cho nhiều trang trại lớn ở miền Bắc và trên địa bàn Hà Nội.
Mô hình khép kín
Ngoài nhà xưởng nuôi giun quế, ông Hùng còn quy hoạch khu đất thành vùng trồng cây cảnh, cây ăn quả, hoa lan cao cấp và sử dụng chính nguồn phân sạch từ giun quế để chăm sóc. Năm 2018, lứa cam đầu tiên trong chuỗi mô hình khép kín do ông Hùng xây dựng đã được thu hoạch, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng. Ông Hùng cho biết, chỉ vài năm nữa người dân sẽ hoàn toàn được sử dụng dòng sản phẩm hoa quả, gia cầm sạch.
Hiện ông Hùng là Chủ tịch HĐQT HTX Phát triển nông nghiệp và Dịch vụ thương mại Hiệp Thư với 10 thành viên tham gia. Ngoài việc thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, chia sẻ cho bà con về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ông Hùng còn tìm hiểu, tham gia các diễn đàn nông nghiệp và các buổi hội thảo để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi giun quế…Điều đáng mừng, mục đích ban đầu khi nuôi giun là giải quyết vấn đề môi trường tại Phù Đổng và tạo ra mô hình khép kín trong chăn nuôi và trồng trọt nông nghiệp sạch” – ông Hùng nói.
Mới đây, trong đợt kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại Gia Lâm, bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá cao mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng giun quế của ông Nguyễn Xuân Hùng. Mô hình này đã góp phần quan trọng trong giải quyết bài toán về môi trường tại địa phương. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng huyện Gia Lâm cần nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị cao.
Theo Danviet
2019 sẽ là năm đột phá, tăng tốc trong việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU
Chiều 8/1, Thành uỷ Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nghị quyết số 09-NQ/TU năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU chỉ đạo hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội; đồng chí Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Phan Chu Đức cho biết, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27/02/2012 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn từ nay đến năm 2020", Ban Chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước TP Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU nhiệm vụ trọng tâm năm 2018; chỉ đạo rà soát, củng cố, kiện toàn, chuyển giao tổ chức cơ sở đảng về trực thuộc các quận, huyện uỷ, sắp xếp chuyển giao các đảng bộ tổng công ty trực thuộc Thành uỷ về trực thuộc Đảng bộ khối Doanh nghiệp Hà Nội... Các chỉ tiêu cơ bản thực hiện Nghị quyết năm 2018 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Liên đoàn lao động thành phố, Thành đoàn Hà Nội tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết, kiện toàn Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ theo dõi công tác phát triển đoàn viên, hội viên, thành lập tổ chức cho các đơn vị cấp trên cơ sở và cho từng cán bộ trong cơ quan Liên đoàn lao động Thành phố và Thành đoàn Hà Nội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp hoạt động giữa hội, chi hội phụ nữ trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước với Ban Nữ công các cấp trong công tác tập hợp nữ công nhân lao động...
Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã đóng hóp ý kiến tham luận, phát biểu của các đơn vị làm rõ thêm các kết quả đạt được và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU và công tác tổ chức xây dựng Đảng trong năm tới.
Các quận, huyện, thị uỷ đã đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động, thực hiện các giải pháp nhằm thành lập mới tổ chức đảng, các đoàn thể, khảo sát, phân loại các doanh nghiệp, lập kế hoạch cụ thể đối với từng doanh nghiệp để phát triển đảng viên, đoàn viên, tiến tới thành lập tổ chức Đảng, các đoàn thể.
Trong năm 2018, các quận, huyện, thị uỷ đã tiến hành khảo sát sâu tại 925 doanh nghiệp, mở 98 lớp bồi dưỡng chính trị 1014 đối tượng kết nạp Đảng, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng sinh hoạt chi bộ, chỉ đạo hướng dẫn các cấp uỷ ban hành Quy chế làm việc, Quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc doanh nghiệp.
Nhiều quận, huyện uỷ đã đề ra một số giải pháp mới, gắn việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU với việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ. Môt số quận, huyện uỷ đã chủ động đẩy nhanh tiến độ thực hiện thành lập tổ chức đảng trong các doanh nghiệp năm 2018 vượt chỉ tiêu được giao.
Trong năm 2018, 2 huyện uỷ đã có nhiều cố gắng để thành lập Đảng bộ khối Doanh nghiệp là Huyện uỷ Hoài Đức (tháng 6/2018) và Huyện uỷ Thạch Thất (tháng 10/2018). Đến ay, 25/30 quận, huyện, thị uỷ đã thành lập Đảng bộ khối Doanh nghiệp trực thuộc.
Tính đến 31/12/2018, toàn Thành phố đã thành lập mới được 152/131 tổ chức đảng, đạt 116% kế hoạch năm 2018 (đơn vị tự đăng ký); kết nạp được 1242 Đảng viên mới. Một số đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thành lập tổ chức đảng năm 2018 như Nam Từ Liêm (8/5); Bắc Từ Liêm (8/5), Hai Bà Trưng (10/8), Chương Mỹ (6/5), Ba Vì (6/3), Thanh Trì (5/4), Mê Linh (5/3), Sóc Sơn (3/2)... Liên đoàn lao động Thành phố đã chỉ đạo thành lập mới được 539/430 công đoàn cơ sở đạt 125,3% kế hoạch năm 2018, kết nạp được 35207 đoàn viên mới. Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo thành lập được 206/200 tổ chức Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đạt 103% kế hoạch năm 2018, kết nạp 1056 đoàn viên, hội viên.
Tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế do một số cấp uỷ, lãnh đạo, đoàn thể chưa thực sự quan tâm, chưa tích cực trong công tác xây dựng Đảng... nhưng trong 2 năm (2017-2018) toàn thành phố đã thành lập được 313/629 tổ chức Đảng, đạt 50% chỉ tiêu giao trong 4 năm (2017-2020); 1029/1800 tổ chức công đoàn (đạt 57,2%); 411/1000 tổ chức đoàn thanh niên (đạt 41,1%),
Mục tiêu trong năm 2019, toàn thành phố phấn đấu thành lập mới 204 tổ chức đảng; 500 tổ chức công đoàn, 350 tổ chức đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, củng cố, kiện toàn cấp uỷ, tổ chức đảng, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công Đại hội đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp.
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU phát biểu kết luận tại Hội nghị
Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU đánh giá, trong năm qua công tác xây dựng Đảng, công tác đảng viên được tập trung chỉ đạo và thực hiện rõ nét, giúp thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của TP. Ban Chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nhiệm vụ ngày càng bài bản; có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ngày càng được củng cố.
Việc thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TU khẳng định nhận thức về vị trí, vai trò và công tác Đảng trong các đơn vị doanh nghiệp ngoài nhà nước được nâng lên rõ nét và thực hiện đồng bộ, tạo môi trường đầu tư thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Mặc dù có nhiều có khăn, nhưng chỉ tiêu chung đã đạt, có nhiều đơn vị hoàn thành, Phó Bí thư Thành ủy cũng lưu ý các đơn vị cần làm sao khi tổ chức được các tổ chức đảng trong đoàn thể nhân dân thì tích cực duy trì hoạt động và hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường đầu tư và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
"Việc tiếp tục phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong năm 2019 sẽ là một năm đột phá, tăng tốc, vượt qua các khó khăn", đồng chí Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn nhấn mạnh.
PHƯƠNG THU
Theo TTTĐ
Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến Thời gian tới, Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam TP Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến gắn với phong trào mỗi người công dân Thủ đô là một công dân tốt - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng...