Nuôi gà ta cho chạy nhảy trên đồi, 8x Thái Nguyên lãi 200 triệu/năm
Từ bỏ nghề cơ khí và chuyển sang nuôi gà thả vườn, thả đồi, hiện anh Diệp Văn Cường (SN 1988, xóm Na Quán, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) là chủ của một trang trại gà với số lượng gần 11.000 con, mang về gần 200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm.
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh Diệp Văn Cường cho biết, anh quyết định chuyển sang nuôi gà thả vườn, gà thả đồi đã 4-5 năm nay. Ban đầu, anh làm thợ cơ khí cùng anh trai, tuy nhiên do thu nhập kém nên anh đã quyết định từ bỏ công việc chuyển sang nuôi gà thả vườn.
Với diện tích vườn đồi sẵn có, hiện nay anh Cường đang thả 10.700 con gà Ta Lò.
Nhận thấy diện tích đất vườn đồi của gia đình tương đối rộng rãi (khoảng 6.000m2) nên anh đã nghĩ đến việc nuôi gà thả đồi dưới tán keo, vừa có bóng mát mà gà lại có không gian để gà thoải mái chạy nhảy. Nghĩ là làm, anh Cường liền bắt tay ngay vào việc tìm mua con giống ở một cơ sở chăn nuôi gà đã có uy tín nhiều năm.
“Bước đầu bắt tay vào việc nuôi gà thả đồi này, tôi nuôi thử nghiệm với số lượng ít, sau tăng dần số lượng mỗi đàn. Hiện nay, tôi đã xây dựng được hệ thống chuồng trại, tổng số đàn gà của gia đình tôi đã lên tới 10.700 con với đủ các lứa tuổi khác nhau”, anh Cường cho biết.
Theo anh Cường, nuôi gà thả đồi sẽ được giá cao hơn so với gà nhốt chuồng do chất lượng thịt thơm ngon và săn chắc.
Theo anh Cường, nuôi gà thả đồi sẽ được giá cao hơn so với gà nhốt chuồng do chất lượng thịt thơm ngon và săn chắc, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh cũng cao hơn. Do đó để đảm bảo phòng chống dịch bệnh cho gà, gia đình anh phải thường xuyên thực hiện việc tiêm phòng dịch trên đàn gà, thực hiện vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, phun thuốc khử trùng. Đến khi gà chuẩn bị xuất chuồng, gia đình anh lại cho uống thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gà.
Anh Cường chia sẻ, giống gà mà gia đình anh đang nuôi chủ yếu là giống gà Ta Lò được mua ở huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Hiện, gia đình anh có 4 chuồng gà với khoảng 2.500 con/chuồng.
“Việc nuôi gà thả đồi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Do đó, cần phải đặc biệt chú ý khi thời tiết thay đổi đột ngột, những lúc này gà rất dễ bị bệnh và ốm. Vào mùa đông, cần phải làm chỗ ăn ở tốt và giữ ấm cho gà khỏi bị bệnh và rét. Còn mùa hè, ngoài việc bố trí chỗ ăn ngủ thoáng mát cho gà, cần cho gà uống điện giải để làm mát thân nhiệt của gà”, anh Cường nói.
Video đang HOT
Hiện tại gia đình anh Cường có 4 chuồng gà với mỗi lần vào chuồng khoảng 2.500 con.
Thông thường, thời gian nuôi một lứa gà từ khi vào chuồng đến khi xuất bán vào khoảng 4 tháng 10 ngày, trong đó thời gian vào gà con mất khoảng 2 tháng. Hiện nay, thị trường tiêu thụ gà của gia đình anh Cường chủ yếu đi các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, cứ khoảng 10 ngày lại bán hết 1 chuồng. Trước đó, gia đình anh vừa xuất chuồng hơn 3,5 tấn gà và vẫn đang tiếp tục bán với mức giá 65.000 – 70.000 đồng/kg.
Những con gà lông óng mượt như tơ chuẩn bị xuất chuồng.
Ngoài chăn nuôi gà, anh Cường còn vừa cung cấp cám cho các gia đình chăn nuôi khác ở địa phương, vừa giúp bà con tiêu thụ sản phẩm. Anh Cường chia sẻ, với việc nuôi gà thả đồi, gia đình anh mỗi năm thu khoảng 200 triệu đồng.
Theo Danviet
Nói thì bảo quá, nhưng thầy giáo này nuôi gà mà để ra được tiền tỷ
Nhờ nuôi gà thả vườn, gia đình thầy giáo Lê Anh Tuấn ở xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã có đời sống kinh tế khá giả.
Ngôi biệt thự đẹp long lanh trông cứ như "biệt phủ" của gia đình anh Tuấn cũng xây được nhờ tiền lãi từ nuôi gà thả vườn...
Với việc thả nuôi đàn gà trên 3.000 con, mỗi năm trừ chi phí thầy giáo Tuấn cũng để ra được trên 500 triệu đồng. Gà thả vườn anh Tuấn nuôi có chất lượng thơm, ngon, chắc thịt nên được nhiều người ưa chuộng.
Anh Tuấn kể, ngoài những giờ lên lớp ở trường, anh lại tất bật với đàn gà hàng nghìn con mỗi lứa được thả ở vườn của gia đình mình.
Sau giờ lên lớp, thầy giáo Lê Anh Tuấn lại bận rộn với đàn gà hơn 3.000 con của gia đình. Ảnh: Minh Ngọc.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tuấn thổ lộ: "Thú thực, sống ở xã Quang Sơn có nhiều nông dân tỷ phú từ chăn nuôi tôi cũng sót ruột. Dù yêu nghề đến đâu nhưng làm nhà giáo thì đến bao giờ mà giàu được. Thế nên tôi cũng phải học hỏi anh em trong làng ngoài xã để làm thêm kinh tế. Nhà có vườn rộng, thế là tôi xác định làm thêm nghề nuôi gà thả vườn".
Anh Tuấn cho biết "Gia đình hiện có tổng cộng gần 1.500m2 đất vườn, đồi của bố mẹ để lại, ban đầu tôi chỉ nuôi 100 con gà, kết hợp trồng cây ăn quả. Sau đó, được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn và đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi gà thả vườn ở một số mô hình lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Khi đã tự tin, tôi tăng số lượng gà thả vườn mỗi lứa nuôi lên hàng ngàn con...cho bõ công chăm sóc...".
Thầy giáo Lê Anh Tuấn tự tin với nghề tay trái là nuôi gà thả vườn với số lượng lớn.
Hiện tại, với đàn gà trên 3.000 con, anh Tuấn nuôi chủ yếu nuôi 5 giống gà: gà lai chọi, gà ta lai, gà Dabaco, gà Phùng, gà Huỳnh Đế. Mỗi năm anh Tuấn xuất bán 6 lứa gà, mỗi lứa trên 2 tấn gà (khoảng trên 1.000 con), "Nhờ thả nuôi nhiều lứa lớn, nhỏ khác nhau nên luôn có gà thịt thương phẩm cung ứng ra thị trường ", anh Tuấn chia sẻ.
Về nguồn thức ăn cho đàn gà của mình, anh Tuấn cho biết "Nuôi gà thả vườn phải rất hạn chế khi sử dụng thức ăn công nghiệp, chuồng gà phải rải lớp vỏ trấu phủ lên trên mặt đất để cho gà không bị đau chân, vừa bảo đảm cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại tiện lợi. Khi phân gà bám vào vỏ trấu lúc quét dọn đảm bảo sạch sẽ hơn".
Thức ăn cho đàn gà ta được anh Tuấn chia ra từng khẩu phần rất hợp lý và khoa học, khi gà 21 ngày tuổi anh Tuấn cho gà ăn thức ăn hỗn hợp, gà đến 30 ngày tuổi chuyển sang cho gà ăn ngô xay và gạo xay. Để gà luôn được khỏe mạnh, phải thường xuyên bổ sung rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ cho đàn gà.
Ngôi biệt thực đẹp long lanh giữa miền quê trung du Vĩnh Phúc của gia đình thầy giáo Lê Anh Tuấn được xây mới rộng rãi, sang trọng. Anh Tuấn cho biết, ngôi nhà này là số tiền tích góp được sau nhiều năm nuôi gà thả vườn. Ảnh: Minh Ngọc.
Nói thêm về nuôi gà thả vườn, anh Tuấn cho biết, với cách làm nuôi gối đầu, vì vậy cứ 2 tháng xuất bán 1 lứa nên luôn có gà bán, có thời điểm không có gà để cung cấp ra thị trường. Đối với gà con mới nhập, anh cho vào chuồng úm, giữ nhiệt độ thích nghi và diện tích phù hợp trong suốt 1,5 tháng trước khi thả ra vườn, đặc biệt tuân thủ quy trình cho gà uống vắc xin và tiêm phòng dịch bệnh.
Với kinh nghiệm 12 năm nuôi gà thả vườn, anh Tuấn cho biết "để đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt, điều đầu tiên phải đảm bảo chất lượng con giống, bên cạnh đó phải xử lý môi trường, chuồng trại an toàn, sạch sẽ, tiếp đến là phải biết lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giống gà để đảm bảo tốt vi lượng đạm và chất xơ cho đàn gà".
Với hơn 1.000 con gà thả vườn mỗi lứa, anh Tuấn thả nuôi 5 loại gà thuộc loại gà ngon nhất trên thị trường hiện nay...
Cũng theo anh Tuấn trong nuôi gà thả vườn, gặp khó khăn nhất đó là khi điều trị bệnh cầu trùng cho gà (hay còn gọi là bênh tụ huyết trùng), "bệnh cầu trùng ở gà thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt, đồng thời tồn tại rất dai dẳng, bệnh cầu trùng có tính lây lan cao".
Theo thầy giáo Tuấn, khâu úm gà con và nuôi gà ở giai đoạn 21 ngày tuổi rất quan trọng.
Nhận định về thị trường hiện nay, anh Tuấn chia sẻ "gà thả vườn có thời gian nuôi kéo dài hơn nhưng chuồng trại đơn giản, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Bù lại giá thành thức ăn giảm hơn, giá bán của gà thả vườn cao hơn giá gà công nghiệp. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm chuồng trại để nhân rộng đàn gà, tiếp tục cung ứng cho thị trường ở một số địa phương lân cận".
Không chỉ làm kinh tế giỏi, thầy giáo Lê Anh Tuấn Anh luôn gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phong trào hoạt động của nhà trường, nhất là các phong trào nông dân làm kinh tế giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà thả vườn cho các hộ nông dân trong xã học tập, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Giá gia cầm hôm nay 19/2: Gà "rẻ như rau", chủ trại lỗ cả trăm triệu Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá gia cầm hôm nay 19/2 tại một số địa bàn tiếp tục xu hướng giảm, trong đó giá gà thương phẩm ở một số tỉnh miền Nam đã xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, khiến nhiều người chăn nuôi rơi vào cảnh lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do dịch cúm gia cầm...