Nuôi gà bằng thảo dược, cho đeo kính
Gần chục năm lấy nhau là từng ấy thời gian vợ chồng anh Trần Quang Vinh (SN1983) và chị Lữ Thị Thu Giang (SN 1987) ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gắn bó với nghiệp nuôi gà. Với mong muốn xây dựng thương hiệu gà sạch, vợ chồng anh Vinh táo bạo bỏ nhà vào rừng nuôi gà bằng thảo dược.
Gia đình anh Vinh, chị Giang là chủ trang trại đầu tiên ở huyện Nghĩa Đàn chủ động ứng dụng thảo dược vào nuôi đàn gà.
Giảm 30% chi phí đầu tư
Vượt qua nhiều đoạn đường ngoằn ngoèo, lởm chởm sỏi đá chúng tôi mới đến được trang trại nuôi gà của anh Vinh. Trong chiếc lán lọt thỏm giữa rừng núi mênh mông, anh Vinh vui vẻ chia sẻ về quá trình đổi mới phương pháp nuôi gà sạch. Anh kể, năm 2005, cưới nhau xong vợ chồng anh bắt tay ngay vào nuôi gà. Từ vài trăm con/lứa ban đầu, anh chị nâng dần quy mô nuôi lên cả nghìn con/lứa. Tuy nhiên, do chăn nuôi theo kiểu bán chuyên nghiệp nên nhiều phen tưởng cụt vốn.
Anh Trần Quang Vinh chăm sóc đàn gà nuôi bằng thảo dược và cho đeo kính. ảnh: Thu Hà
“Nhiều đêm tôi vắt óc tính toán làm thế nào để giá thành gà nuôi không bị đội lên cao. Năm 2014, vợ chồng tôi quyết định bỏ nhà vào khu đồi keo diện tích 5ha của gia đình để đầu tư nuôi gà bằng thảo dược (xuyên tâm liên, cây con khỉ, gừng, tỏi, nghệ…) có sẵn ở trong đồi”.
Video đang HOT
Hiện, mỗi năm gia đình anh Vinh xuất bán ra thị trường hơn 9.000 con gà Minh Dư nuôi thảo dược và cho đeo kính với sản lượng khoảng 18 tấn. Với giá dao động từ 85.000 – 95.000 đồng/kg, gia đình anh Vinh có thu nhập khá lớn từ nuôi gà.
Gần 2 năm ăn ngủ cùng đàn gà trong rừng, vợ chồng anh Vinh đã tìm ra được công thức tốt nhất để nuôi gà bằng thảo dược với 3 giai đoạn cơ bản. Theo đó, giai đoạn đầu (từ 1- 20 ngày tuổi) gà ăn theo công thức 100% cám công nghiệp và dùng đầy đủ các loại kháng sinh thiết yếu để phòng dịch bệnh. Giai đoạn 2 (21 – 90 ngày tuổi), gà được chăn thả ngoài đồi, ăn theo công thức 60% cám công nghiệp, 40% ngô, lúa và trộn đều với các loại thảo dược. Giai đoạn 3, trước xuất bán 60 ngày (từ 91 – 150 ngày tuổi), 100% thức ăn là ngô, lúa và thảo dược.
“Nuôi gà bằng thảo dược tiết kiệm chi phí đầu tư 30% so với cách nuôi thông thường; chất lượng thịt gà cũng săn chắc, thơm ngon hơn hẳn. Vui hơn cả là sản phẩm gà sạch đã được người tiêu dùng trong vùng nhiệt tình đón nhận. Nói đến gà “thảo dược Vinh Giang” ai cũng biết” – anh Vinh phấn khởi khoe.
Mua 10.000 chiếc kính đeo cho đàn gà
Sau nhiều lứa chắt lọc giống gà từ nhiều vùng khác nhau, anh Vinh nhận thấy có giống gà ta Minh Dư (Bình Định) đáp ứng tốt các tiêu chí đặc sản như dễ nuôi, chất lượng thịt tốt, giá cả phải chăng… Dẫn chúng tôi thăm trang trại, anh Vinh thổ lộ: “Sau thời gian nuôi 5 tháng gà Minh Dư đạt trọng lượng khoảng 2kg, có thể xuất bán. Giống gà này thường có 50 – 75% máu chọi nên khá hung hăng. Trước đây mỗi lứa gà, tôi bị thiệt hại vài con gà trống do chúng đánh nhau đến chết. Đấy là chưa kể nhiều con khác tuy không chết nhưng què quặt, trụi lông nên khi bán hay bị thương lái ép giá”.
Cách đây 3 năm, tình cờ xem ti vi thấy có người “đeo kính” cho gà nhằm che bớt mắt gà lại để chúng không còn đánh nhau, anh liền áp dụng cách làm này vào trang trại của mình. Theo đó, khi gà 2 tháng tuổi, anh Vinh bắt đầu “đeo kính” cho chúng. Hiện, mỗi năm anh sử dụng gần 10.000 chiếc kính (giá 7.000 đồng/chiếc) để đeo cho đàn gà nhà mình. Nhờ đó đàn gà khỏe mạnh, óng mượt, nhốt chung chuồng không còn chọi nhau gây chảy máu, rụng lông…
Anh Vinh thổ lộ: anh đang ôm ý định trong 3 năm tới phải xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm gà “thảo dược Vinh Giang”…
Theo Danviet
Cựu chiến binh nuôi gà, trồng măng thu nhập 200 triệu đồng/năm
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Thanh ở phường Quang Phong, TX Thái Hòa (Nghệ An) xây dựng thành công mô hình nuôi gà đồi, măng điền trúc mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng.
Qua nghiên cứu báo chí, truyền hình, ông Nguyễn Văn Thanh nhận thấy nghề nuôi gà đồi hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện gia đình. Ông trực tiếp ra Bắc Giang học hỏi, về nhà cải tạo lại chuồng trại và đầu tư nuôi gà thả đồi. Ông quyết định mua 200 con gà kiến giống ở huyện Nghi Lộc về nuôi thử.
Chăn nuôi một thời gian thấy hiệu quả, cho kinh tế cao, ông mạnh dạn vay thêm bạn bè, người thân hàng chục triệu đồng để đầu tư phát triển tăng đàn trên diện tích vườn đồi của gia đình. Một năm, ông nuôi từ 2 - 3 lứa gà, trung bình mỗi lứa 1.000 - 1.200 con. Thời điểm gia đình ông nuôi nhiều nhất lên đến 2.000 con.
Năm 2015, nhận thấy nhu cầu làm thực phẩm thức ăn bằng trứng gà của bà con trong vùng tăng cao, ông chuyển sang chăm gà đẻ cung cấp trứng cho bà con, trung bình mỗi tuần cung cấp khoảng 500 quả trứng.
Ông trồng thêm măng điền trúc để bán ra thị trường
Gà được thả trên vườn đồi rộng nên có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, mối, mọt, sâu bọ... nên chất lượng thịt đảm bảo hơn, dễ bán ra thị trường.
Tận dụng lợi thế, ông Thanh nuôi thêm 50 đàn ong mật, trồng hơn 100 gốc măng tre điền trúc, gần 30 gốc thanh long đỏ, bồ câu Pháp...cho thu nhập thêm 50 - 70 triệu đồng/năm. Riêng măng điền trúc bán khá chạy ở các chợ trên địa bàn. Tổng thu nhập từ gia trại của ông đạt gần 200 triệu đồng/năm.
Không chỉ là người làm kinh tế giỏi cho gia đình, ông Thanh còn là một Cựu chiến binh được mọi người tin yêu, quý mến và gương mẫu, luôn vận động người thân và bà con trong khối tích cực tham gia các phong trào do khối, phường, thị xã phát động. Với những đóng góp trên, nhiều năm liền ông Thanh được các cấp hội khen thưởng về làm kinh tế giỏi và mô hình được nhiều người dân đến học hỏi.
Ông Thanh còn nuôi 50 đàn ong mật.
Theo Hoàng Thủy (Báo Nghệ An)
Gia đình 17 năm trồng rau, nuôi gà trên tầng thượng Tận dụng không gian tầng thượng, ban công nhiều người dân ở Thủ đô đã tự trồng rau, nuôi gà... phục vụ bữa cơm an toàn mỗi ngày của gia đình. Đến thăm gia đình bà Trần Thị Toàn ở phương Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có thâm niêm trồng rau khoảng 17 năm. Theo bà Toàn, gia đình bà...