Nuôi dưỡng trẻ em là nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước
Trong 2 năm 2017-2018 và 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80% – số liệu được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà nêu ra sáng 1/11.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, vẫn còn những vụ việc bị phát hiện muộn, thiếu một số các chế tài để kết tội; bản thân trẻ em, người lớn thiếu kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực. Vẫn còn những khoảng trống trong vấn đề xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em trai.
“Cần có các chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, mang tính chất toàn quốc, tập trung nguồn lực cho các giải pháp chính sách, thực tiễn đối với các cấp, từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng, triển khai các giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài. Bộ LĐ-TB&XH đã có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020- 2025.
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định triển khai các chương trình, đề án về hỗ trợ trẻ em. Trong đó, Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025. “Nuôi dưỡng trẻ em là nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước sau này. Các đề án này cần sự tham gia của các tổ chức và các đoàn thể”- Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Để có được hoạt động cụ thể triển khai trong các năm tiếp theo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà đã lưu ý, Cục Trẻ em cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, lồng ghép vào việc bố trí nguồn lực của các địa phương, đặc biệt là đưa vào văn kiện đại hội đảng các cấp, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Toàn cảnh Hội thảo diễn ra ngày 1/11/2019 tại Hà Nội
Theo bà Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, và 30 năm qua, Việt Nam luôn tích cực hành động để chăm sóc, bảo vệ toàn diện trẻ em. UNICEF hoan nghênh các cam kết của Việt Nam về tích hợp quá trình phát triển đầu đời của trẻ vào Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em.
Các bộ, ngành của Việt Nam cũng có sự hợp tác chuyên môn cao hơn trong thực hiện các kế hoạch hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em tiếp cận các dịch vụ tốt hơn về dinh dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để đáp ứng nhu cầu toàn diện của trẻ.
Khả năng nhận thức của trẻ được tác động bởi môi trường và dinh dưỡng của người mẹ ngay từ khi còn trong bào thai. Những trẻ em được nuôi dưỡng tốt, được tương tác sớm và sống trong môi trường an toàn, thuận lợi trong những năm đầu đời sẽ có nhiều khả năng phát triển được tiềm năng tối ưu của mình.
Video đang HOT
UNICEF đang hợp tác với Bộ LĐ-TB&XH, một số ngành liên quan, các cơ quan chính quyền địa phương, triển khai thí điểm dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện tại 3 tỉnh: Điện Biên, Gia Lai, Kon Tum. Xây dựng kỹ năng cho các bậc cha mẹ có hiểu biết về sức khỏe của trẻ em; kết nối cha mẹ với sự hỗ trợ của cộng đồng; trẻ được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ cơ bản về chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể thực hiện các quyền được sống, được phát triển, được học tập và bảo vệ bản thân.
Ảnh minh họa
Bà Lesley Miller hy vọng những chương trình thí điểm này sẽ mang lại giá trị và cho thấy tính thực tiễn, thực hành tốt nhất trong giai đoạn tới. Bà cũng mong muốn các địa phương sẽ ưu tiên ngân sách cho các vấn đề này, tập trung cho lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, tư vấn dinh dưỡng… bởi kinh nghiệm quốc tế cho thấy chăm sóc trẻ em giai đoạn đầu đời vô cùng quan trọng khi các đối tượng trẻ em đặc biệt được hỗ trợ sẽ góp phần hạn chế được tình trạng bạo lực, xâm hại với trẻ em, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ…
Những nội dung trên được chia sẻ tại Hội thảo Hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (QĐ số 1437/QĐ/TTg, QĐ số 588/QĐ-TTg; tình hình bố trí nguồn lực và ngân sách làm công tác trẻ em) và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Bộ LĐTB&XH và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức vào ngày 1/11 tại Hà Nội.
* Nhân lực làm công tác trẻ em tại địa phương: 276 công chức làm công tác trẻ em cấp tỉnh, trung bình mỗi địa phương có 4,3 công chức làm công tác trẻ em; 1.168 công chức làm công tác trẻ em cấp huyện, trung bình mỗi huyện có 1,6 người làm công tác trẻ em; 12.660 cán bộ làm công tác trẻ em tại xã, phường, thị trấn.
* Ngân sách thực hiện công tác trẻ em tại TƯ (Bộ LĐ-TB&XH) năm 2019 là 36,190 ty đồng. Trong đó, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em 26,993 tỷ đồng; dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội: 9,197 tỷ đồng.
An Huy
Theo phunuvietnam
Trái tim của người nữ luật sư dành cho trẻ em
Ở tuổi ngoài 60, sức làm việc của luật sư Trần Thị Ngọc Nữ thật đáng nể. Hễ có cuộc gọi đến Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM báo có trẻ em bị xâm hại, dù đó là ở tỉnh xa, bà vẫn sẵn sàng mau chóng lên đường.
Hơn sáu năm trước, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM quyết định thành lập chi hội luật sư để trợ giúp pháp lý cho những trường hợp trẻ em bị xâm hại hiệu quả hơn, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ được bầu làm chi hội trưởng. Chi hội luật sư hiện nay có hơn 20 luật sư là những luật sư, thẩm phán đã nghỉ hưu tình nguyện tham gia vào công tác bảo vệ trẻ em hoàn toàn miễn phí tại các phiên tòa.
Gia đình còn lơ là trước an nguy của trẻ
Bé C. học khá giỏi và được cha mẹ gửi đến lớp học thêm của thầy Đ. Có một lần cô bé về kể với cha mẹ việc thầy mặc quần đùi, có biểu hiện không đứng đắn thì phụ huynh không tin bởi thầy đã lớn tuổi và có vẻ rất đứng đắn, nổi tiếng dạy giỏi. Cô bé đã bí mật ghi âm và quay phim lại buổi học hôm đó bị thầy sàm sỡ, gia đình mới té ngửa và làm đơn tố cáo. Luật sư Ngọc Nữ cho biết: "Đây cũng là điểm yếu của nhiều cha mẹ khi quá tin tưởng ai đó mà không để ý tới an toàn của con mình. Đến khi có bằng chứng họ mới hoảng hốt nhận ra thì đã muộn".
Bà Ngọc Nữ nhận định khi làm các vụ án dâm ô, khó khăn nhất là phải tìm ra chứng cứ.
Nhiều vụ việc khi tố cáo, bên kia còn dọa ngược lại sẽ tố cáo gia đình người bị hại tội vu khống vì không có chứng cứ. Họ còn hăm dọa, thậm chí đuổi đánh luật sư khi bà tìm gặp để nói chuyện. Không nao núng, bà Ngọc Nữ động viên gia đình: "Anh chị không cần phải sợ hãi lời đe dọa, có tôi ở đây. Chứng minh được hay không là ở cơ quan điều tra. Con trẻ bị tổn thương, chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ, đó là đạo lý".
Luật sư Ngọc Nữ dạy kỹ năng phòng, chống xâm hại cho các em học sinh ở địa bàn TP.HCM trong tháng 10-2019. Ảnh: HM
Hỗ trợ pháp lý và cả... tiền xe ôm
Có cô bé tên B., 12 tuổi, bị câm điếc ở quận Bình Tân bị kẻ xấu xâm hại. Mẹ của em tìm gặp bà Ngọc Nữ, rụt rè tâm sự: "Con gái em bị xâm hại, em muốn đưa kẻ ác ra trước pháp luật nhưng em không có tiền thuê luật sư". Luật sư Ngọc Nữ và các luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em đã lập tức đi thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ, hết lòng hỗ trợ pháp lý cho gia đình. Đầu tháng 10 vừa qua, kẻ thủ ác đã bị tòa phúc thẩm tuyên 13 năm tù. Nỗi đau của em nhỏ và gia đình phần nào được xoa dịu.
Nhiều trường hợp khó khăn như em B. đã được bà Ngọc Nữ hỗ trợ tiền xét nghiệm, giám định và chữa trị. Mỗi lần tòa xử, bà hỗ trợ tiền xe ôm đi lại cho gia đình. Ngày Quốc tế Thiếu nhi, bà lại quay lại thăm vì sợ em B. chưa hòa nhập được ở môi trường mới và tủi thân. Bà chia sẻ với các đồng nghiệp là nếu không có sự trợ giúp đó, rất có thể gia đình họ vì nghèo khó mà phải bỏ cuộc trên hành trình theo đuổi công lý gian nan và mất thời gian, trong khi còn phải bạc mặt với nỗi lo cơm áo.
Cần hỗ trợ tối đa cho các em
Tương lai và sức khỏe của các em luôn khiến tôi trăn trở. Trong nhiều cuộc họp liên ngành, tôi thiết tha đề nghị ngành bảo hiểm xã hội cần hỗ trợ tối đa cho các đối tượng trẻ em bị xâm hại như chế độ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới sáu tuổi. Vì có nhiều gia đình nghèo, không có điều kiện đưa con đi xét nghiệm, chạy chữa cho con thì rất tội nghiệp.
Luật sư TRẦN THỊ NGỌC NỮ
Tìm lại tuổi thơ cho trẻ
Bé Đ. (Vĩnh Long) từng bị cha và ông nội hiếp dâm khi mới 11 tuổi, cô bé gần như đã bị cướp mất tuổi thơ và đầy mặc cảm, học hành sa sút. Bà Ngọc Nữ đã trợ giúp và theo dõi cô bé cho đến khi em được đưa vào một mái ấm dành cho những trẻ em gái bị xâm hại. Mới đây, bà Ngọc Nữ đến thăm, cô bé chạy ra ôm bà và vui vẻ kể: "Con đã quên hết chuyện cũ rồi. Bây giờ con thích đi học thôi". Bà Ngọc Nữ thở phào. Sau những ngày lặn lội với các cuộc chiến pháp lý, bà Ngọc Nữ chỉ mong nhận lại nụ cười và sự thanh thản phần nào từ nạn nhân và gia đình nạn nhân. Bà cũng đã thiết lập được mạng lưới trợ giúp hiệu quả từ sự phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức có chức năng hỗ trợ trẻ em để các em được đến học tập, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp và được hỗ trợ về tâm lý.
Có nhiều vụ án ở tỉnh xa, lặn lội đi đến nơi tốn khá nhiều chi phí nhưng khi đến nơi bà lại "tốn thêm một khúc hỗ trợ gia đình nạn nhân". Chi phí này bà dành dụm từ thù lao dạy đại học, thù lao từ các buổi giảng về phòng, chống xâm hại tình dục, thù lao từ các vụ án khác... Bà cho biết nhu cầu chi tiêu cho bản thân không nhiều nhưng bà luôn thôi thúc bởi những mảnh đời bất hạnh cần giúp đỡ. Bà nói: "Ai hỏi nhiêu tuổi mà đi khỏe dữ vậy, tôi cũng giật mình, ủa vậy là tôi 64 tuổi rồi đó hả".
Giải KOVA - hạng mục "Sống đẹp"
Ngày 16-11 sắp tới, giải thưởng KOVA sẽ được tổ chức tại TP.HCM. Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ được trao giải thưởng ở hạng mục "Sống đẹp".
Giải thưởng KOVA là giải thưởng uy tín được tổ chức thường niên từ năm 2002 đến nay, chủ tịch ủy ban giải thưởng là nguyên Phó Chủ tịch nước - TSKH Nguyễn Thị Doan. Giải thưởng và học bổng KOVA được trao tặng hằng năm nhằm khuyến khích các nhà khoa học có nhiều cống hiến cho cộng đồng; cổ vũ và nhân rộng các tấm gương nhân văn, cao thượng; ươm mầm tài năng trẻ đam mê nghiên cứu khoa học, có đóng góp cho xã hội, cho đất nước.
HỒNG MINH
Theo PLO
Hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số Đây là một trong những nội dung được đề cập tới trong Kế hoạch số 252/KH-UBND của UBND huyện Chương Mỹ về thực hiện Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn huyện vừa được ban hành. Trẻ em dân tộc...