“Nuôi” được 100 triệu dữ liệu dân cư sẽ hết cảnh phải tổng điều tra dân số
Thị sát Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (tại Bộ Công an) với gần 100 triệu dữ liệu được “nuôi sống” hàng ngày, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dữ liệu đặc biệt quan trọng của đất nước.
Chiều 27/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an.
Chủ tịch Quốc hội thăm Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tại Bộ Công an.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc đến bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra sâu rộng, tác động toàn diện và sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Việc đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, theo đó, là một xu thế tất yếu.
“Mới đây nhất tại Đại hội đồng AIPA 42 vừa qua, chủ đề về “chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ” đã được Nghị viện các nước trong khu vực chọn lựa và thông qua bằng những Nghị quyết quan trọng của Đại hội đồng. Đây cũng là lĩnh vực rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà cả thế giới, khu vực và mỗi quốc gia đang phải phòng chống đại dịch Covid-19 với những diễn biến rất phức tạp” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo ông, muốn xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số thì phải có các cơ sở dữ liệu lớn kết nối, liên thông với nhau; trong đó Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cốt lõi và nền tảng. Việc Bộ Công an đã hoàn thành 2 dự án liên quan đến dữ liệu về dân cư trước tháng 7 vừa qua là một thành tích rất ấn tượng, có thể xem như một bài học điển hình về đầu tư công hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, Bộ Công an lồng ghép, tận dụng hạ tầng của 2 dự án tiết kiệm dự toán hơn 1.000 tỷ đồng. Lực lượng Công an đã không quản ngày đêm thực hiện chiến dịch cấp 50 triệu Căn cước công dân trên cả nước… Những điều này đã để lại nhiều hình ảnh cao đẹp, lan tỏa về tinh thần trách nhiệm vì nhân dân phục vụ.
Ông cũng bày tỏ ấn tượng sau khi trực tiếp tham quan Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư với gần 100 triệu thông tin dân cư được quản lý tập trung, được “nuôi sống” hàng ngày, luôn được cập nhật, bảo đảm luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Video đang HOT
Với 100 triệu dữ liệu dân cư được quản lý, lưu giữ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, từ nay cả nước không phải thực hiện những cuộc tổng điều tra dân số phức tạp, tốn kém nữa.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đây sẽ là bộ dữ liệu đặc biệt quan trọng, giúp Đảng, Nhà nước nắm chắc tình hình dân cư, phục vụ hoạch định các chiến lược, chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong giai đoạn sắp tới. Với cơ sở dữ liệu này, sau này có thể không cần những cuộc tổng điều tra dân số như lâu nay”.
Đặc biệt, Bộ Công an đã khẩn trương nghiên cứu ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ ngay công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điển hình như phần mềm quản lý dân cư vùng dịch để góp phần quản lý chặt chẽ, khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng; phần mềm xác thực thông tin dân cư để triển khai các gói hỗ trợ bảo đảm an ninh xã hội…
“Bộ Công an đã đi trước, dẫn đầu về việc xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia” – Chủ tịch Quốc hội đánh giá.
Nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt là tập trung cao độ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sớm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh để phát triển kinh tế – xã hội đất nước, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo toàn lực lượng phát huy vai trò lực lượng tuyến đầu, tích cực cùng cả hệ thống chính trị khống chế, đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian nhanh nhất.
Đồng thời, ông lưu ý ngành chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm những nhân tố có thể gây bất ổn, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Riêng đối với nhiệm vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: “Bộ Công an tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, nhất là bảo đảm dữ liệu dân cư luôn được bổ sung, cập nhật hàng ngày. Những người đến độ tuổi phải được cấp căn cước công dân nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Cư trú sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua, trong đó chuẩn bị tốt cho việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý bằng điện tử thông qua mã số định danh cá nhân, bảo đảm tốt hơn quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của pháp luật.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo đó, trước hết phải phục vụ nhân dân tốt hơn, sớm tạo điều kiện để nhân dân được hưởng những tiện lợi do khoa học công nghệ mang lại, thông qua việc cải cách các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến công dân, giảm tối đa phiền hà, lãng phí về thời gian, công sức, chi phí xã hội trong thực hiện các thủ tục như vậy.
Chuẩn bị để trình Bộ Chính trị đề án đặc biệt về nhà nước pháp quyền
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đề án chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền là đề án đặc biệt quan trọng, sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ nhất của Đảng đoàn Quốc hội chuẩn bị đề án chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền.
Chiều 26/8, tại Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội về xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó có các yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước; xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dựa trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực.
Theo Chủ tịch Quốc hội, để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên có 3 cấu phần quan trọng. Một là, xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Ba là, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Dự kiến tháng 10/2022, Bộ Chính trị sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Chủ tịch Quốc hội: "Chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền là đề án đặc biệt quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết".
Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đã được thành lập. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là Đề án đặc biệt quan trọng, sau khi hoàn thành sẽ là căn cứ trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết".
Trong đó, Đảng đoàn Quốc hội được Ban Chỉ đạo Trung ương giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, xây dựng 4 chuyên đề gồm:
Chuyên đề số 9 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 10 về Hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp và giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 11 về Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Chuyên đề số 12 về Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng các chuyên đề được phân công. Ngày 20/8 vừa qua, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 141 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công gồm 27 thành viên do Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm trưởng Ban.
Chủ tịch Quốc hội trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 9; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 11; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trực tiếp chỉ đạo xây dựng chuyên đề số 10 và chuyên đề số 12.
Lưu ý cả 4 chuyên đề đều rất khó, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của nhiều cơ quan, tổ chức, trong khi thời gian triển khai thực hiện, hoàn thành các chuyên đề không có nhiều, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được phân công.
Các Trưởng tiểu ban chịu trách nhiệm trước Đảng đoàn Quốc hội về tiến độ và chất lượng của từng chuyên đề. Trong quá trình thực hiện cần đa dạng hóa các hình thức huy động sự tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, bảo đảm đi vào thực chất, hiệu quả.
Hiện nay, Đảng đoàn Quốc hội cũng đang triển khai thực hiện rất nhiều Đề án về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, định hướng chiến lược xây dựng pháp luật của Quốc hội Khóa XV... Theo Chủ tịch Quốc hội, các đề án này sẽ có nhiều nội dung đóng góp trực tiếp cho việc nghiên cứu, xây dựng 4 chuyên đề Đảng đoàn Quốc hội được phân công.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu 'truy đến cùng' khi xử lý đơn thư Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội phải xử lý tốt đơn thư, không để người dân chê vô cảm, theo ông Vương Đình Huệ. Chiều 18/8, Ủy ban Thường vụ cho ý kiến vào báo cáo tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám...