Nuôi đủ thứ, nào chim bé tí, gà “mặt nhọ”, kiếm vài chục triệu/tháng
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng với lương tháng cả chục triệu đồng, nhưng anh Đoàn Văn Trang (40 tuổi) ở xóm 1, xã Nga Thành, huyện Nga Sơn ( tỉnh Thanh Hóa) quyết định bỏ việc về quê nuôi gà, chăm chim…Làm nông, nuôi chim bé tí, gà “mặt nhọ” đem lại cho anh thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Kỹ sư cơ khí về quê nuôi gà
Hơn 6 năm trước, anh Đoàn Văn Trang là kỹ sư cơ khí làm việc cho một công ty đóng tàu ở Hải Phòng. Mức lương hơn chục triệu đồng mỗi tháng của anh khi cũng khiến nhiều người phải mơ ước. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên tâm làm việc cho đến ngày cầm sổ lương về quê. Nào ngờ đâu, anh lại đột ngột quyết định bỏ việc về quê.
Kỹ sư cơ khí xịn về quê nuôi đủ thứ, từ chim cút, đến gà ác, mỗi tháng bỏ túi vài chục triệu đồng ở Thanh Hóa.
Tưởng anh Đoàn Văn Trang về quê là có việc nhẹ, lương cao hơn, ai ngờ anh lại đi nuôi gà, chăm chim…cả ngày chân tay lấm lem đất cát, đầu tắt mặt tối…Thấy vậy, nhiều người lắc đầu tiếc hùi hụi thay cho Trang, rằng bao nhiêu công sức học hành, thi cử để có một công việc ổn định lương cao giờ lại bỏ, về làm nông dân khác nào tự làm khổ mình.
“Vì đam mê nông nghiệp từ nhỏ nên cứ rảnh rỗi, anh Trang lại vào mạng internet tìm đọc các bài báo viết về nông nghiệp, các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt…Đọc nhiều, anh thấy cũng có nhiều người kỹ sư, cử nhân như mình về quê lập nghiệp rất thành công. “Sau khi lập gia đình, chán cảnh xa nhà nên tôi quyết định về quê lập nghiệp…”- anh Trang tâm sự.
Năm 2015, anh Trang về quê và quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu sinh sản. Nhưng đời đâu như là mơ. Cứ nghĩ nuôi con chim bồ câu chắc ăn, ít rủi ro và nhanh thu hồi vốn…nhưng ngay lần đầu nuôi chim bồ câu bị chết gần hết khiến anh rơi vào cảnh trắng tay, bao nhiêu vốn liếng tích góp đều bay hết theo đàn chim.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại do anh thiếu kinh nghiệm nuôi chim bồ câu, không am hiểu về tập tính của loài chim bồ câu này dẫn đến đàn chim cứ chết dần, chết mòn. Hơn 700 triệu đồng đầu tư vào nuôi chim bồ câu bỗng nhưng không cánh mà bay khiến anh rơi vào trạng thái tuyệt vọng, chán chường…
Một trong những vật nuôi hiện nay trong trang trại của anh Trang là gà ác. Gà ác-giống gà lông màu đen, nội tạng màu đen có công dụng bồi bổ sức khỏe, bổ dưỡng hơn gà thường. Mỗi 100g gà ác có khoảng 22,3g protid và 2,3g lipid trong khi gà thường chỉ khoảng 18,2 – 20,3g protid nhưng có đến từ 7,5 -1 0,5g lipid. Theo kinh nghiệm của Đông y, thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Video đang HOT
“Ngày đó, tôi yếu, thiếu về kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi nên mua phải chim bồ câu giống chất lượng kém. Dù chim giống là bồ câu bố mẹ đã ghép cặp nhưng càng nuôi về sau chim càng chết nhiều. Năm đó bị chết tới gần 2/3, giá một cặp chim giống bố mẹ thời điểm đó là 450.000 đồng, số còn lại thì dặt dẹo nuôi cả 6 tháng mà đẻ cũng chả ra làm sao khiến tôi vỡ mộng thật sự..”- anh Trang nhớ lại.
Bỏ túi 40 triệu/tháng nhờ kiên trì, chịu khó
Sau lần thất bại nuôi chim bồ câu, vốn liếng hết nên anh Trang cẩn thận hơn với các khoản đầu tư tiếp theo. Lần này anh quyết định đầu tư vào mô hình nuôi gà ác kết hợp nuôi chim cút. Vì theo anh Trang đây là 2 loại vật nuôi ngắn ngày, đầu ra ổn định, vốn đầu tư ban đầu thấp, gia bán ổn định và đặc biệt cho thu nhập khá cao.
Anh Đoàn Văn Trang bỏ túi 40 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi gà ác lai và chim cút thịt thương phẩm.
Sau nhiều lần mở rộng quy mô, đến nay anh Trang đang nuôi hàng nghìn con gà ác lai và hàng vạn con chim cút thịt thương phẩm. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Trang xuất bán ra thị trường 2.000 gà ác lai, loại 300g-400g/con với giá bán là 100.000 đồng/kg; xuất chuồng từ 12.000 đến 15.000 con chim cút thịt thương phẩm với giá từ 8-10.000 đồng/con, tùy vào từng thời điểm. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Trang lãi 40 triệu đồng.
Theo anh Trang, so với các loại gia cầm khác thì nuôi gà ác lai và chim cút chắc ăn hơn hẳn, do thời gian nuôi ngắn, ít bị dịch bệnh, tốn ít diện tich chuồng nuôi, chi phí thức ăn thấp…Đặc biệt, nuôi gà ác, nuôi chim cút thịt thời gian thu hồi vốn khá nhanh…
“Sau khi trừ hết các chi phí như tiền: giống, cám, điện, thuốc thang, hao hụt… thì một con gà ác lai sau 30 ngày nuôi sẽ cho lãi khoảng gần 10.000 đồng, còn đối với chim cút là 2.000 đồng/con. Chỉ cần 100m2 đã nuôi được cả nghìn con rồi và dễ dàng kiếm được từ vài triệu cho đến gần 10 triệu đồng/tháng”- anh Trang tiết lộ.
Mỗi tháng cơ sở nuôi chim cút bé tí của anh Trang xuất bán ra thị trường từ 1,2 đến 1,5 con chim cút thương phẩm.
Anh Đoàn Văn Trang cho hay, chim cút và gà ác lai là những mặt hàng đang được thị trường rất ưa chuộng nên nuôi đến đâu là có người đến bắt hết tới đó. Có nhiều thời điểm giá gia cầm tăng giảm chóng mặt nhưng giá gà ác, giá chim cút không hề thay đổi, vẫn giữ giá ổn định. Chính vì thế nuôi chim cút và nuôi gà ác lai chắc ăn hơn hẳn so với các loại gia cầm khác.
Khi hỏi về kỹ thuật nuôi gà ác, kỹ thuật nuôi chim cút, anh Trang chia sẻ, muốn có hiệu quả khi nuôi gà ác hay nuôi chim cút cũng đòi hỏi phải tinh nhạy trong chọn giống cũng như phòng bệnh, trong đó khâu vệ sinh trong chăn nuôi là hàng đầu.
“Một ngày có thể cho chim cút ăn chục lần nhưng yêu cầu thức ăn phải tươi mới, nước uống phải sạch sẽ, có bổ sung thường xuyên chất điện giải và chất khoáng, vitamin. Để gà ác tăng trưởng tốt, chuồng nuôi đòi hỏi phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nuôi trong lồng sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất…”, anh Đoàn Văn Trang.
Theo Danviet
Cà Mau: Nuôi loài chim bé như nắm tay nhưng mắn đẻ
Từ mô hình nuôi chim cút, trong năm 2019, gia đình anh Lê Tính Thành, khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có thu nhập gần 250 triệu đồng từ việc bán trứng cút, cút thịt, cút giống. Cút mái nuôi từ 45-50 ngày sẽ đẻ trứng.
Mặc dù, kinh tế gia đình cũng tương đối khá giả nhưng với bản chất cần cù, chịu khó và siêng năng trong lao động sản xuất, đầu năm 2019, anh Thành đầu tư vốn thực hiện mô hình nuôi cút giống và cút thịt để góp phần tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình.
Anh Thành đang chăm sóc đàn cút của gia đình.
Lúc mới triển khai thực hiện mô hình nuôi chim cút, anh Thành tận dụng cây ván địa phương để đóng chuồng, dùng lưới dây chì lổ nhỏ bao xung quanh để giảm chi phí và mua 150 con chim cút giống và 100 trứng cút giống về ấp. Sau khi ấp được 2 tuần nở ra được hơn 80 con cút con khỏe mạnh, nuôi rất mau lớn.
Cứ thế, anh Thành tiếp tục nhân giống chim cút. Đến nay, đàn chim cút của gia đình anh Thành hiện có khoảng 9.000 con. Tron đó, có khoảng 3.000 con chim cút thịt, 4.000 con cút mái đang trong thời kỳ sinh sản, 2.000 con chim cút mới nở 10 ngày tuổi.
Bình quân 1 ngày đàn chim cút mái này đẻ từ 1.000 đến 1.200 trứng, mỗi trứng bán cho bạn hàng được 400 đồng, bán lẻ được 500 đến 600 đồng/trứng. Cút thịt có giá bán được 12.000 đồng/con. Mỗi ngày gia đình anh Thành bán từ 50 đến 70 con cút thịt. Vừa bán trứng cút, cút thịt, 1 ngày gia đình anh thu nhập khoản 1 triệu đồng.
Mỗi ngày đàn cút mái của gia đình anh Thảnh để trên 1.000 trứng.
Anh Thành tự tin cho biết: "Nếu so với nuôi gà, vịt, heo thì nuôi cút thu nhập cao hơn, rủi ro thấp, con giống chỉ tốn lần đầu, từ vụ nuôi thứ hai không cần phải mua thêm con giống, con cút tái đàn rất nhanh. Gần 1 năm nay, nhờ nuôi cút mà gia đình tôi có nguồn thu nhập đáng kể, ngày nào cũng có tiền vô đều đều. Theo ước tính, như thu nhập hiện nay, trong 1 năm gia đình tôi bán trứng cút, cút thịt, cút giống từ 200 đến 250 triệu đồng trở lên...".
Theo kinh nghiệm nuôi chim cút của anh Thành, để chim cút khỏe mạnh, đẻ trứng đều, chuồng trại phải thoáng mát, thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tránh gây dịch bệnh cho đàn cút. Nước cho chim cút uống phải là nước sạch, thức ăn là loại cám chuyên dụng cho loài chim cút, ngày cho ăn 2 - 3 lần.
"Nhằm tăng dinh dưỡng cho cút, thỉnh thoảng pha các loại VitaminC vào nước hoặc thức ăn. Loài vật này, không cần nhỏ vắc xin như gà, nhưng khâu tiêu độc khử trùng hết sức quan trọng, phải triển khai thường xuyên. Cút là động vật thích yên tĩnh, vì vậy khi chọn vị trí làm chuồng cũng phải hợp lý. Trong lúc nuôi, mỗi chuồng nuôi mắc 1 bóng đèn để giữ ấm cho cút....", anh Thành chia sẻ kỹ thuật nuôi chim cút.
Đàn cút con mới nở hơn 10 ngày tuổi của gia đình anh Thành.
Theo anh Lê Tính Thành, khi ấp trứng cút lúc nở con nên tiêm phòng vắc xin và phòng, chống các dịch bệnh cho đàn cút. Muốn hạn chế chim cút bị hao hụt, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe đàn cút và sưởi đủ ấm cho chúng trong thời gian 1 tuần đầu cút mới nở.
"Riêng chim cút đẻ, phải chú trọng phòng, chống bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng. Chim cút nuôi 35 đến 40 ngày là bán cút thịt được. Riêng chim cút mái nuôi khoảng 45 đến 50 ngày tuổi thì bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng của cút duy trì từ 5 đến 7 tháng rồi giảm dần. Người nuôi chọn lựa số cút già bán đi để gầy dựng lại đàn cút khác...", anh Thành cho hay.
Chị Đặng Thị Xinh vợ anh Thành chia sẻ: "Từ ngày gia đình tôi nuôi cút đến giờ, cuộc sống khấm khá hơn trước đây rất nhiều, việc chi tiêu trong gia đình hàng ngày cũng thoải mái hơn trước. Gia đình tôi hiện nay có của ăn của để, 2 con gái của tôi đến trường học tập được gia đình quan tâm và lo chu đáo. Sắp tới, vợ chồng tôi mạnh dạn đầu tư thêm vốn để cất thêm chuồng nuôi chim cút. Nuôi chim cút không khó, chăm sóc cũng ít, chi phí đầu tư không nhiều lắm. Cút thịt và trứng cút trên thị trường tiêu thụ rất dễ, người tiêu dùng ngày càng nhiều, nhiều nhất là các nhà hàng, quán ăn".
Mong rằng, trong thời gian tới, mô hình nuôi chim cút của anh Lê Tính Thành, ở khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) cần được nhân rộng để nhiều hộ nông dân khác học tập, làm theo phát triển kinh tế gia đình ngày một ổn định hơn.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Nuôi loài chim bé bằng nắm tay, 8X thu 600 ngàn/ngày Chỉ với 100m2 chuồng trại nuôi hơn 4.000 con chim cút, chàng thanh niên Hoàng Văn Hoàn (SN 1983) ở thôn Bãi Vàng, xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) dành 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc trại chim cút của gia đình, mỗi tháng anh đút túi gần 18 triệu đồng. Sinh ra trong 1 gia đình thuần nông anh...