Nuôi con vật là “thú cưng” của Hằng Nga, mỗi năm anh nông dân Đồng Nai lãi 300 triệu đồng
Tình cờ thấy mô hình nuôi thỏ trong rọ đạt hiệu quả kinh tế cao ở một trường đại học, anh Vũ Đức Tấn (xã Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đã làm theo và thu lãi gần 300 triệu đồng/năm.
Cuối năm 2016, anh Tấn bỏ việc công nhân cổ cồn tại một nhà máy xi măng về nhà nuôi thỏ thịt thương phẩm.
Hiện, mô hình nuôi thỏ công nghiệp của anh Tấn là điểm học hỏi kinh nghiệm của nông dân trong ngoài tỉnh.
Anh cải tạo 7 sào đất đồi của gia đình để xây dựng chuồng trại và mua hơn 60 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm.
Hiện tại, gia đình anh Tấn đang có hơn 300m2 chuồng trại nuôi thỏ được xây dựng theo dạng công nghiệp.
Trại được đầu tư hoàn toàn khép kín, gồm: Hệ thống quạt thông gió, chuồng nuôi nhốt, máng ăn uống tự động cho gần 1.000 con thỏ.
“Cứ rảnh rỗi là tôi lên mạng tìm hiểu về loài thỏ, cách nuôi. Càng tìm hiểu tôi càng mê nghề nuôi thỏ”, anh Tấn chia sẻ.
Không chỉ tìm hiểu nghề nuôi thỏ trên các mạng xã hội, anh Tấn còn học hỏi thêm kinh nghiệm qua việc thường xuyên liên lạc với kỹ sư chăn nuôi.
Với cách nuôi thỏ trong rọ, mỗi năm anh Tấn thu lãi gần 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Song song đó, anh còn đi tham quan các mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.
Cho nên, dù mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng do nắm bắt được kỹ thuật nuôi thỏ cơ bản nên đàn thỏ của anh Tấn phát triển khá tốt.
Theo anh Tấn, so với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi thỏ có hiệu quả tốt hơn, vốn đầu tư cũng không quá cao.
Sau gần 2 năm “kết duyên’ với nghề nuôi thỏ, đến nay gia đình anh Tấn đã sở hữu đàn thỏ lên đến gần 1.000 con.
Mỗi tháng, anh xuất chuồng hơn 200 con thỏ cho các nhà hàng trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.
Ngoài bán thỏ thương phẩm anh còn bán thỏ giống cho nông dân. Hiện, khá nhiều nông dân phía Nam đang nuôi thỏ giống từ trại của anh.
Anh Tấn bộc bạch, mỗi năm anh thu lãi từ trại thỏ gần 300 triệu đồng.
Nuôi thỏ trong lồng, mỗi năm mang về cho anh Tấn gần 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, mặc dù thỏ có giá trị kinh tế cao, nhưng theo anh Tấn, muốn nuôi thỏ đạt được thành công cần nắm được những đặc điểm về sinh lý cũng như những hiện tượng bất thường của thỏ để điều chỉnh kịp thời.
Hơn nữa người nuôi cũng cần nắm được thời điểm sinh sản, chăm sóc thỏ sau sinh và cách phòng tránh bệnh tật.
Tái đàn lợn tại "thủ phủ" chăn nuôi Đồng Nai: Kiểm soát dịch bệnh, đưa thịt lợn lên sàn
Cũng như nhiều địa phương khác, tại Đồng Nai, dịch bệnh vừa gây thiệt hại đàn lợn vừa làm gián đoạn lưu thông sản phẩm thịt lợn...
Do vậy, việc kiểm soát dịch và đưa thịt lợn lên sàn giao dịch điện tử được kỳ vọng sẽ khắc phục dần các "điểm tắc" trên chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm tiếp cận giá trị thực.
Xét nghiệm dịch tại chỗ
Ông Vũ Văn Tư - Giám đốc Công ty TNHH MTV Trường Giang Phát (TP.Biên Hòa) cho hay, khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát, việc tổ chức tiêu thụ lợn gặp nhiều khó khăn. Các trang trại, doanh nghiệp muốn bán lợn phải lấy mẫu xét nghiệm. Chỉ khi có giấy xét nghiệm âm tính với dịch mới đủ điều kiện bán lợn ra thị trường.
Dù biết các thủ tục này nhằm kiểm soát nguồn thịt sạch ra thị trường, nhưng phải đến cuối tháng 3, khi Đồng Nai công bố hết DTLCP, việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ lợn mới "dễ thở" hơn.
Lực lượng thú y kiểm tra thông tin thịt lợn trước khi cho nhập vào chợ đầu mối TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh
Theo ông Lê Văn Lộc, sàn giao dịch sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, là con đường ngắn nhất từ sản xuất đến tiêu dùng. Khâu trung gian làm đội giá nông sản bấy lâu nay được cắt bỏ...
Tuy nhiên khó khăn vẫn chưa hết. Việc xét nghiệm chỉ có một số đơn vị đủ điều kiện thực hiện nên thường hay quá tải. Mẫu kiểm dịch của Đồng Nai phải gửi về tận Chi cục Thú y Vùng 6 (TP.HCM) thực hiện.
Người chăn nuôi vì thế mất nhiều thời gian và chi phí để có được giấy chứng nhận lợn an toàn dịch. Hộ chăn nuôi nhỏ muốn bán ra thị trường dăm bảy con lợn cũng phải lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh không bị dịch. Nếu nhanh, cũng chờ 3 ngày sau mới có kết quả. "Người chăn nuôi đã khốn khó vì thiệt hại do dịch, lại càng khó khăn trong tiêu thụ" - ông Tư nói.
Từ năm 2019, Đồng Nai đã nhiều lần xin phép được thực hiện xét nghiệm tại chỗ. Kiến nghị này tiếp tục được nêu ra khi lãnh đạo Bộ NNPTNT có chuyến kiểm tra công tác tái đàn trên địa bàn tỉnh hồi tháng 5. Đến nay, kiến nghị đã được chấp thuận, mở ra nhiều thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi phòng chống dịch và xuất bán lợn.
Bà Mai Thị Nga - cán bộ thú y của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P cho biết, việc Đồng Nai có đủ thẩm quyền xét nghiệm DTLCP là tin vui cho ngành chăn nuôi trong tỉnh. "Thời hạn có kết quả được rút ngắn xuống chỉ còn 1 ngày thay vì 3 ngày như trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bán" - bà Nga nói.
Theo ông Nguyễn Tân Lang - Trưởng Trạm Chẩn đoán xét nghiệm (Chi cục Chăn nuôi - Thú y Đồng Nai), Trạm được thành lập từ năm 2007. Năm 2017, Trạm đã xét nghiệm khoảng 50.000 mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm. Hiện tại, Trạm có thể xét nghiệm 9 chỉ tiêu bệnh động vật và 6 bệnh cho tôm. Thời gian người chăn nuôi gửi mẫu về Trạm của tỉnh nhanh hơn gửi qua TP.HCM. Khi nhận được mẫu, Trạm thực hiện xét nghiệm mẫu ngay lập tức và cho kết quả trong vòng 4 giờ.
"Giá thành xét nghiệm vì thế cũng thấp hơn so với khi gửi mẫu về TP.HCM. Đó là thuận lợi cho người chăn nuôi" - ông Lang chia sẻ.
Thịt lợn lên sàn điện tử
Thời gian qua, Đồng Nai đã dành 800 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn bị thiệt sau DTLCP. Năm ngoái, 1.700 con lợn của ông Phạm Văn Thông (huyện Thống Nhất) đã bị DTLCP tiêu hủy. Sau khi nhận được khoản hỗ trợ gần 2 tỷ đồng, ông Thông bắt tay vào việc tái đàn.
Ông Thông bảo, số tiền hỗ trợ đó chẳng khác nào "phao cứu sinh" để ông vực dậy kinh tế gia đình. Đến nay, đàn lợn đang phát triển rất tốt với khoảng 400 con lợn thịt chờ xuất bán, cùng hơn 40 con lợn mẹ sinh sản.
"Dịch bệnh được kiểm soát đã tạo điều kiện cho tăng đàn, tái đàn lợn. Nhưng khâu phân phối không thông suốt thì nỗ lực kéo giảm giá thành của người nuôi không phát huy hiệu quả" - ông Thông bày tỏ.
Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện đề án Sàn giao dịch lợn, qua đó cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin về hàng hóa cho các chủ thể liên quan. Theo Sở Công Thương TP.HCM, đề án được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân tránh tình trạng bị ép giá khi xuất bán lợn.
Sàn dự kiến sẽ có 4 chủ thể tham gia, gồm người chăn nuôi, thương nhân chợ đầu mối, thương lái - lò mổ và cơ quan kiểm định thông tin, chất lượng độc lập. 2 chủ thể chính là người bán và người mua. Thương lái chỉ làm khâu trung gian để vận chuyển. Còn giá do người nuôi và người mua quyết định.
Thời gian qua, Đồng Nai đã phối hợp TP.HCM triển khai tốt giai đoạn 1 của đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Đây là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai tiến tới giai đoạn 2 và tham gia sàn giao dịch lợn trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Lộc - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai cho rằng, giá thịt lợn đang ở mức cao do nguồn cung và khâu trung gian. Khi thành lập được sàn giao dịch, khâu trung gian gần như cắt giảm. Đồng Nai hiện cung cấp hơn 50% thịt lợn cho thị trường TP.HCM. Chăn nuôi Đồng Nai cũng phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn nên việc tiến tới thương mại điện tử là tất yếu.
Bảng quảng cáo ở Đồng Nai không còn nguy hiểm Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 3-6 phản ánh trên xa lộ Hà Nội đoạn qua Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) có hai bảng quảng cáo đang trở thành mối nguy hiểm với người đi đường. Cả hai bảng quảng cáo đều đã hư, các tấm tôn gắn trên trụ sắt đã hỏng, có bảng...