Nuôi con tự kỷ, cha mẹ phải có “tinh thần thép”
Những gia đình có trẻ tự kỷ, cha mẹ phải có tinh thần thép, nếu không sẽ dễ gục ngã. Mỗi ngày tương tác với trẻ một chút, trẻ sẽ dần tiến bộ.
Gần 4 năm với hàng nghìn đợt trị liệu
Buổi chiều tối giữa tháng 5, chúng tôi có dịp gặp chị Bùi T.M.H (35 tuổi, ở Mỹ Đình, Hà Nội) khi chị vừa kết thúc một ngày làm việc ở cơ quan và đang đưa cậu con trai của mình đến tham gia học lớp trị liệu dành cho trẻ tự kỷ trên đường Vũ Trọng Phụng. Con trai của chị H. là Bùi T.P. (năm nay 6 tuổi), đáng lẽ năm nay sẽ vào lớp 1. Nhưng do P. chưa thể hòa nhập được như những đứa trẻ bình thường nên việc học của cháu đành phải tạm gác lại.
Do bị tự kỷ nên cháu Bùi.T.P (6 tuổi)- con của chị Bùi T.M.H năm nay vẫn chưa thể đi học lớp 1. (Ảnh: NVCC)
Chị H. phát hiện con bị tự kỷ chậm phát triển trí tuệ khi con trên 2 tuổi. Khi thấy con có những biểu hiện ban đầu là ít tương tác, gọi không quay lại và không giao tiếp mắt với mọi người, gia đình chị đã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám. Tại bệnh viện, các bác sĩ kết luận con bị tự kỷ tăng động. Với hy vọng làm mọi cách để giúp con khỏi bệnh, đều đặn mỗi buổi sáng, chị H. đưa cậu con trai tới Bệnh viện Nhi Trung ương để tham gia phương pháp can thiệp vận động, trị liệu ngôn ngữ theo mô hình 1 giáo viên và 1 trẻ và kết hợp điện châm, thủy châm. Đồng thời, buổi tối về nhà, chị H. lại dành 1 tiếng để thuê cô giáo đến nhà dạy kèm cho con.
Tuy nhiên, sau khoảng nửa năm, thấy con không có nhiều thay đổi, chị H. lại tìm hiểu và đưa con tham gia can thiệp ở 1 trung tâm trên đường Láng (Cầu Giấy) vào buổi tối.
“Ban ngày, con học ở trung tâm, tối về nhà, mình tranh thủ dạy con, tương tác với con. Học ở đây được 1 thời gian, nhưng con không khả quan về hành vi nên mình lại cho nghỉ. Khi con 4 tuổi, mình chuyển con sang học bán trú tại 1 trung tâm ở Vũ Trọng Phụng. Giờ con đã học được gần 2 năm, kết hợp với việc mua giáo trình can thiệp, mình dạy con ở nhà nên con cũng dần có những tiến bộ về tương tác, giao tiếp mắt và bật được âm”- chị H. chia sẻ.
Chị Bùi.T.M.H chia sẻ, con của chị rất sợ nước nên chị thường xuyên đưa bạn đi bể bơi, những khu vui chơi có nước để con thích nghi dần. (Ảnh: NVCC)
“Có bệnh thì vái tứ phương” quả không sai. Gần 4 năm ròng rã, ai mách ở đâu có phương pháp trị liệu tốt cho trẻ tự kỷ, chị H. đều không quản ngại khó khăn, vất vả cùng con tham gia chữa bệnh. 4 năm qua, chị đã cùng con trải qua hàng nghìn cuộc trị liệu và khoảng chục phương pháp điều trị như: can thiệp vận động, điều trị ngôn ngữ, thủy châm, điện châm, châm cứu… Với những gia đình có trẻ tự kỷ, cha mẹ phải có tinh thần thép, nếu không sẽ dễ gục ngã.
Buộc chân, tay con vào thành giường: Con khóc, mẹ khóc
Chị H. kể, cứ 2 tuần 1 lần, chị lại đưa con đi điều trị bằng phương pháp châm cứu. Mỗi lần như vậy là con khóc, mẹ khóc. Nhưng sau đó, chị bình tĩnh động viện con, cuối cùng con cũng hiểu được phần nào và dần hợp tác hơn.
“Lần đưa con đi châm cứu, con không hợp tác, vì châm cứu các mũi kim châm vào sẽ đau. Lúc ấy, mình phải làm theo chỉ định của bác sỹ, buộc chân và tay con vào thành giường, giữ đầu giữ người con. Những lúc đó thương lắm, không cầm được nước mắt. Mẹ khóc con khóc, cảm thấy bất lực cực kỳ, vì mình không thể chịu đau thay con”- chị H. nghẹn ngào.
Video đang HOT
Nuôi 1 đứa trẻ tự kỷ tốn gấp 5-10 lần đứa trẻ bình thường
Với những gia đình có con bị tự kỷ, cuộc sống của họ vô cùng mệt mỏi về tinh thần, cạn kiệt về vật chất. Chị H. chia sẻ, quá trình điều trị cho con vô cùng tốn kém. Nhất là khi can thiệp ngoài giờ. “Trị liệu ngôn ngữ, trị liệu vận động mất khoảng 200- 250.000đ/giờ. Ngày nào cũng như ngày nào, mấy năm liền, số tiền mỗi tháng gia đình bỏ ra trị bệnh cho con bằng 5 đứa trẻ thành phố đi học mẫu giáo, ở quê thì nuôi được 10 bé”- chị H. nói.
Tuy nhiên, tất cả vì con, dù có vất vả, khó khăn chừng nào, chị và gia đình cũng cố gắng bằng mọi cách giúp con phát triển như những đứa trẻ bình thường.
“Một đặc điểm riêng của những trẻ tự kỷ, là các bé đặc biệt thích đồ chơi công nghệ, nhất là điện thoại. Có thời gian, con gần như điên loạn lên để đòi xem điện thoại. Nhưng sau 1 thời gian can thiệp, con biết tiết chế hành vi hơn. Nếu mẹ không đồng ý thì con cũng không đòi nữa. Với những bé như này, gia đình đều phải tạo điều kiện tối đa để các bạn ấy được khám phá, được tương tác”- chị H. cho biết.
Mong có không gian để trẻ tự kỷ hòa nhập và phát triển
Bất cứ người mẹ nào cũng mong con mình sớm khỏi bệnh, có thể hòa nhập được với xã hội. Tuy nhiên, có một thực tế là các trường không có giáo viên, hoặc nhân viên hỗ trợ chuyên biệt khi tiếp nhận học sinh tự kỷ nên các gia đình có trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị và giáo dục hòa nhập cho con. Một số chuyên gia cho rằng, do Luật Người khuyết tật năm 2010 chưa rõ ràng nên trẻ tự kỷ ở Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Theo ông Nguyễn Bá Duyệt, Phó Chủ tich tịch Hội hỗ trợ trẻ em tàn tật Việt Nam cần phải xếp trẻ tự kỷ vào trong Luật Người khuyết tật để từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp.
Trẻ tự kỷ đặc biệt thích đồ chơi công nghệ, nhất là điện thoại. (Ảnh: NVCC)
“Tôi nghĩ rằng, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp, cần thiết đưa trẻ tự kỷ được xếp vào dạng tật. Từ đó, các cháu mới được quan tâm hơn và hỗ trợ cho các cháu có kết quả hơn. Bên cạnh đó, khi đưa vào luật thì sẽ có chính sách, chế độ đào tạo giáo viên và có chính sách chế độ đối với nhà giáo dạy những trẻ này”- ông Nguyễn Bá Duyệt cho biết.
Chị Bùi.T.M.H cũng mong muốn xã hội sẽ có cái nhìn cởi mở và bao dung hơn với những trẻ tự kỷ, để các con có nhiều không gian hòa nhập và phát triển.
“Mình mong rằng, với những trẻ tự kỷ, sẽ có những trung tâm chuyên về can thiệp; đồng thời định hướng, tạo môi trường để các con nếu không hòa nhập được với xã hội thì cũng có thể tự làm 1 điều gì đó, đảm bảo cuộc sống của các con sau này. Có thể mở các trường nghề cho các trẻ tự kỷ, hoặc tổ chức việc làm để giúp các bé tự kỷ có thể đảm bảo được cuộc sống sau này, giảm bớt gánh nặng cho xã hội và cho người thân”- chị H. cho biết./.
Theo VOV
Vừa dắt xe ra cổng đã bị mẹ chồng nhắc nhở việc đưa con về ngoại, tôi đáp một câu khiến bà sượng mặt
Mẹ chồng tôi chẳng quan tâm, chăm sóc cháu nội nhưng vẫn không thích cho tôi về ngoại chơi. Chờ mãi cuối cùng tôi cũng có cơ hội đáp thẳng khiến bà sượng sùng.
- Lại bế con đi đâu?
- Con đưa cháu ra phố chơi nhà bóng.
- Đi nhanh xong về, 1 tiếng thôi đấy.
- Con đưa cháu đi chơi chứ làm gì đâu mà mẹ kiểm soát ghê thế ạ?
- Còn phải hỏi à? Nếu không phải chị cứ hở ra là tìm cách bế con về ngoại thì tôi có phải thế không?
Tôi chán nản chẳng buồn cãi, cho bé Bông ngồi lên xe rồi đi ra phố, trong lòng vẫn thấy ấm ức. Mẹ chồng tôi vốn ác nghiệt, luôn làm khó con dâu đủ điều. Thế nhưng cũng may, tôi thuộc dạng "tinh thần thép", chẳng vì mấy câu mắng mỏ của bà mà bị ảnh hưởng. Và tôi cũng làm mọi việc trong nhà tươm tất, bố và chồng ưng lắm nên dù mẹ chồng có chê trách tôi cũng chỉ coi đó như gió thoảng bên tai. Nói chung, mẹ tuy khó nhưng tôi cũng cứng, chẳng dễ gì bị bà bắt nạt. Duy chỉ có 1 điều tôi không thể chịu được, đó là việc bà giữ con, giữ cháu quá đà.
Tôi lấy chồng cùng huyện, khác xã. Nhà mẹ đẻ cách chừng 13km, mỗi lần sang chơi là xác định ở lại cả buổi là ít. Nhưng mẹ chồng tôi lại cực kì không thích cho tôi về ngoại. Bà luôn kiếm cớ cháu sang đó về ốm, sốt, lây bệnh... để ngăn cản. Bà làm như nhà đẻ tôi là ổ dịch, toàn thứ xấu xa vậy. Thế nên mới có chuyện tôi đi đâu bà cũng giới hạn thời gian 1, 2 tiếng để kiểm soát rằng tôi không nói dối rồi đưa con về ngoại. Đến mệt!
Chưa hết, mẹ chồng không cho tôi đưa con về ngoại mà bà quý cháu, chăm cháu đã đành, đây thì không. Bà chỉ mải mê lo cho cháu ngoại.
Chuyện là em tôi lấy chồng cùng xã, nên cuối tuần nào cũng đưa cháu về chơi. Bà ẵm bế, chăm sóc thằng bé kỹ lắm, còn bé Bông nhà tôi thì mặc kệ.
(Ảnh minh họa)
Có tuần nào mà em chồng phải đi ăn cỗ hay đi đâu đó không qua được y như rằng bà sốt sắng, gọi điện giục: "Đưa cháu nó qua tí thôi cũng được."
Tôi nhìn mà ức lắm. Và đương nhiên, tôi không nhịn nữa mà tìm cơ hội để nói cho mẹ chồng hiểu.
Đúng hôm vừa rồi, mẹ tôi gọi báo thứ 5 là giỗ bà nội, bảo 2 vợ chồng và cháu về. Tôi có bàn với chồng:
- Cũng lâu rồi em chưa về ngoại. Tiện về ăn giỗ thì em ở đó luôn, chủ nhật em về chồng nhé.
- Ok vợ, chồng cũng qua đó cùng hai mẹ con.
Thế nhưng, khi chồng xin phép thì mẹ chồng tôi nhảy dựng lên:
- Cái gì, nhà này không có phép tắc gì nữa à? Kéo nhau qua nhà ngoại ở cả tuần trời thì người ta nghĩ gì? Lại tưởng bà già này đánh mắng, đuổi 2 đứa đi phải sang nhà vợ ở. Sao con không suy nghĩ gì hết vậy, hay vợ nó xui khiến.
- Mẹ, đâu có. Con thấy cũng 3 tuần rồi cô ấy không về. Tiện về ăn giỗ buổi tối thứ 5 thì chúng con ở lại luôn. Cũng chẳng phiền gì, đi làm còn gần hơn ấy chứ.
- Không được, mẹ không cho phép. Đi lạ nhà, bé Bông nó ốm nó khóc rồi sao?
Mặc cho chồng tôi xin phép, mẹ chồng tôi vẫn khăng khăng không cho. Rồi bố chồng tôi cũng nói thêm vào, mẹ chồng tôi ngoảnh mặt làm ngơ.
Tôi ấm ức quá, bảo bà:
- Mẹ ạ, chúng con cũng chỉ thông báo vậy thôi chứ 2 vợ chồng quyết rồi. Tối mai chúng con sẽ qua nhà ngoại và tối chủ nhật chúng con về.
- Cô... Ông thấy không, con dâu thế này thì láo quá. Chồng nó còn phải nghe mà nó dám tự ý quyết. Không có đi đâu hết, tôi nói rồi đấy. Chị mà đi thì đừng có bước chân vào lại nhà này?
- Tại sao mẹ không cho con về nhà ngoại? Trong khi con gái mẹ tuần nào mẹ cũng gọi về nhà đẻ ạ?
- Cô...
- Nếu từ giờ mẹ không cho con về, thì mẹ cũng đừng để em về đây ăn ở 2 - 3 ngày liền nữa đi ạ.
Nghe tôi nói, mẹ chồng cứng họng. Bà tức nổ mắt nhưng đúng là há miệng thì mắc quai, lắp bắp mãi cuối cùng bỏ đi. Bố chồng thì nhìn tôi nháy mắt. Đúng là nên nói rõ ràng một lần, sau này khỏi bị bà làm khó.
Theo afamily.vn
Tự kỷ có chữa khỏi được không? Con tôi sinh ra đã mắc chứng tự kỷ, xin hỏi bác sĩ có chữa khỏi được không? (Hạnh) Đến nay cháu được gần hai tuổi nhưng vẫn không biết ê, a, gọi không quay đầu lại, máu chảy cũng không biết, đại tiểu tiện không kiểm soát. Tôi đưa đi khám bác sĩ chẩn đoán cháu bị mắc bệnh tự kỷ, tôi...