Nuôi con theo phương pháp Easy: dễ mẹ, khó bé!
Nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp nuôi con Easy bằng cách không cho con bú mẹ trực tiếp mà vắt sữa ra cho bé bú bình.
Vắt sữa ra cho bé bú bình
Trong khi đây là vấn đề mà hầu hết các bác sĩ sản – nhi đều không ủng hộ, bởi khoa học đã chứng minh, lợi ích của sữa mẹ, cũng như lợi ích của việc bú mẹ trực tiếp còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Hơn nữa, việc trẻ bú bình không thể kiểm soát được hết nguy cơ trung gian qua bình sữa, các bệnh lý về răng miệng, đường tiêu hóa…
Có nên quấn kén cho trẻ?
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Nguyễn Nhật Trung – Phó trưởng khoa Nhi sơ sinh và Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc – cho biết: “Trong bụng mẹ, trẻ nằm co ro, hai tay chân co gấp lại. Còn sau sinh, ưu thế vẫn là co các cơ gấp. Dần dần, con duỗi tay chân nhiều hơn, đó là lúc cơ gấp và cơ duỗi của con cân bằng.
Sau sinh, trẻ có nhiều phản xạ, trong đó có giật mình, thường xảy ra trong khoảng 1-1,5 tháng sau sinh là có thể hết. Do vậy, để tránh trẻ giật mình và ngủ ngon giấc, cha mẹ cần hạn chế tiếng động, ánh sáng, phòng ngủ cần thoáng mát, yên tĩnh. Nếu làm cách này mà trẻ vẫn giật mình, có thể quấn trẻ để hỗ trợ trẻ giảm giật mình.
Tuy nhiên, không được duỗi thẳng trẻ rồi quấn chặt vì làm vậy là trái với sinh lý bình thường mà chỉ quấn nhẹ nhàng và không siết chặt tư thế của trẻ. Nếu quấn quá chặt sẽ hạn chế đường thở của con, có thể gây đột tử. Hoặc quấn sát cổ có thể làm trẻ gập cổ quá cũng cản trở đường thở. Chỉ quấn phần thân trên và để chân cho bé cử động.
Có nên cai sữa đêm trẻ sơ sinh?
Vì cho rằng việc thức đêm bú sữa sẽ ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng ngủ của con, có thể làm trẻ bị sâu răng, hầu hết bà mẹ nuôi con theo phương pháp Easy đều cố gắng cai sữa đêm cho con càng sớm càng tốt. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1: “Không phải tất cả trẻ đều có thể không bú đêm sau hai tháng tuổi, mà phải tùy thuộc vào sức khỏe, tính nết từng trẻ. Đừng máy móc là cai sữa đêm vào hai tháng hay ba tháng… cho con. Cho trẻ bú đủ năng lượng ban ngày mới có thể không cần phải bú đêm”.
Có nên cho trẻ ngậm ti giả?
Theo trường phái nuôi con Easy, việc ngậm ti giả là một trong những cách hỗ trợ trẻ vào giấc ngủ hay giảm sự khó chịu hiệu quả. Nếu dùng ti giả thường xuyên, trẻ sẽ bị ghiền, lệ thuộc, rất khó cai và lười bú mẹ. Chưa kể, vấn đề vệ sinh, an toàn: bé làm rớt rồi nhặt lại ngậm tiếp, vô tình đưa vi khuẩn, vi-rút vào người.
Nguy hiểm hơn, ti giả có rất nhiều loại, thượng vàng hạ cám. Nếu trẻ dùng ti giả chất lượng không đảm bảo, tiếp xúc với nhựa quá sớm và thường xuyên, nhất là loại làm từ nhựa tổng hợp, dân dụng, có chất bisphenol A, tích lũy trong người nhiều, hằng ngày, sẽ gây ung thư, vô sinh. Nếu buộc phải cho trẻ dùng ti giả thì chỉ nên sau 4-5 tháng tuổi và cai càng sớm càng tốt.
TP.HCM tăng cường điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng
Theo thông tin từ một số bệnh viện (BV) tại TP.HCM, ngoài các bệnh liên quan đến hô hấp, đường tiêu hóa... gia tăng, thì bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng so với các tuần trước, cần cảnh báo vì bệnh dễ lây lan trong trường học, đặc biệt là ở lớp nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình...
Phòng bệnh tay chân miệng bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tại BV Nhi đồng 1, theo bác sĩ (BS) Dư Tuấn Quy, Phó trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV này, số ca TCM điều trị nội trú là 70 ca, tăng 50% so với tuần trước, trong đó có 40 ca bệnh nặng. BV tăng cường điều trị ngoại trú và hiện có khoảng 200 ca điều trị ngoại trú tái khám mỗi ngày hoặc cách 2 ngày.
Còn BV Nhi đồng 2 tiếp nhận 20 - 25 ca TCM nội trú/ngày, có ngày hơn 30 ca. BV này cũng tăng cường điều trị ngoại trú 150 ca/ngày, có ngày 214 ca. BS Nguyễn Thanh Trường, Phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới, cho biết hiện BV đang điều trị 17 ca TCM, tăng nhẹ so với các tuần trước.
Theo BS Dư Tuấn Quy, biểu hiện ban đầu của bệnh TCM ở trẻ em đa số là nổi ban ở tay, chân, gối, mông, hoặc loét miệng. Một số trẻ sốt không đáp ứng hạ sốt, ngủ giật mình chới với... là dấu hiệu nặng của TCM cần phải đi BV ngay. Các biến chứng thần kinh não do TCM cần lưu ý vì rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, đó là biểu hiện run, đi không vững; hoặc thở hơi bất thường (dễ nhầm viêm hô hấp).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh TCM (kể cả sốt xuất huyết) bắt đầu tăng từ tháng 7, và tăng mạnh hơn trong tháng 8, 9...
Năm 2020, do đại dịch Covid-19, các biện pháp phòng bệnh được đẩy mạnh, thông điệp rửa tay cùng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc đối với nhóm bệnh lây truyền trực tiếp như Covid-19, TCM, sởi, cúm... đã góp phần làm giảm bệnh TCM trong 3 tháng đầu năm nay.
Khi bước sang trạng thái bình thường mới, các trường học cùng nhiều hoạt động vui chơi mở cửa lại, nguy cơ gia tăng bệnh TCM là điều được dự báo. Nhận thấy nguy cơ từ các dịch bệnh, nguy cơ xuất hiện bệnh bạch hầu từ nơi khác mới đến TP, nguy cơ xâm nhập Covid-19, HCDC đã xây dựng nhiều giải pháp phòng chống phù hợp.
Ngăn chặn nỗi lo "dịch chồng dịch" tại các địa phương có mưa lũ Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, cảm cúm, đau mắt đỏ... Hiện nay, tại các tỉnh đang bước vào đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực...