Nuôi con khôn lớn, đến ngày gả cho người ta cha mẹ vẫn còn khổ vì của hồi môn
Tôi nước mắt ngắn dài, nghĩ tới cảnh bố mẹ chạy vạy lo cho đủ số tiền để mua “ của hồi môn”.
Tôi năm nay 28 tuổi, tốt nghiệp một trường kế toán ở Hà Nội, sau khi ra trường tôi vào làm việc cho một công ty tư nhân. Từ đó tới nay tính khoảng 5 năm, nhưng tôi chưa tích lũy được là mấy, khi đồng tiền tôi làm được đều góp lại để trả khoản nợ sinh viên, ngày đi học bố mẹ vay để tôi đóng học phí hàng tháng.
Cách đây 5 tháng, tôi gặp và yêu anh, người Hà Nội, anh hình thức trung bình nhưng khá hiền lành. Anh đối với tôi cũng thật lòng và chăm sóc tôi chu đáo. Ngày tôi đưa anh về ra mắt, bố mẹ tôi rất ưng ý. Chúng tôi định cuối sang năm mới làm đám cưới, nhưng mới đây bố anh đột nhiên ngã bệnh, nên ông ngỏ ý muốn chúng tôi cưới nhau sớm hơn dự định.
Càng nghĩ tôi càng thấy mình kém cỏi (Ảnh minh họa)
Khi gia đình anh sang nói chuyện, bố mẹ tôi đồng ý ngay. Bố mẹ tôi cũng nói tôi đã 28 tuổi, lấy chồng tuổi này là vừa. Bố mẹ anh cũng nói đầu năm sau hợp tuổi nên sẽ tổ chức đám cưới luôn. Tôi yêu anh, nhưng thấy mọi chuyện quá vội vàng.
Từ hôm ăn hỏi tới giờ, bố mẹ tôi tất bật lắm. Ông bà vắng nhà thường xuyên, có những hôm sáng sớm khi tôi tỉnh dậy, bố mẹ đã rời khỏi nhà, tôi hỏi mẹ tôi bảo ra Tết cưới nên muốn chuẩn bị vài thứ đồ. Tôi nghe thế cũng không hỏi gì thêm.
Video đang HOT
Chiều qua, anh trai tôi từ trong Nam gọi điện về mắng tôi: “ Sao em có thể như thế với bố mẹ được. Nhà mình đã nghèo, bố mẹ vất vả, nay em còn đòi mua xe ga làm quà, rồi còn kiềng vàng 10 chỉ nữa. Anh chỉ cho bố mẹ vay 40 triệu thôi, số còn lại anh chịu. Anh chị mới xây nhà xong, em thông cảm. Mà em cũng đừng để bố mẹ đi vay mượn khắp nơi, sau em lấy chồng ai sẽ trả?”.
Tôi không biết nói gì hơn, hôm đó, tôi đã khóc mà tâm sự với mẹ rằng: “Sao mẹ cứ làm quá lên như thế. Có gì mẹ trao cái đó được rồi”.
Mẹ tôi gạt đi nói rằng: “Con xem, nhà người ta mặt phố, bố mẹ có tí chức sắc nên mẹ muốn con mẹ có tí hồi môn để họ khỏi chê bai này nọ. Con yên tâm mẹ cố vay được. Mẹ không muốn sau này con về nhà, người ta coi thường này nọ”.
Tôi nước mắt ngắn dài, nghĩ tới cảnh bố mẹ chạy vạy lo cho đủ số tiền để mua “của hồi môn” mà tôi không khỏi xót xa. Thực sự, tôi nghĩ rằng, tôi sống 28 tuổi chưa làm được gì nên nỗi để bố mẹ tới giờ vẫn phải lo toan. Càng nghĩ tôi càng thấy mình kém cỏi.
Theo Trithuctre
Chuyện nàng 'dâu phố' trăm phương nghìn kế 'né' Tết quê
Phụ nữ xưa quan niệm, Tết là dịp gia đình sum họp nhưng phụ nữ bây giờ lại "sợ" và tìm mọi cách để trốn về quê ăn Tết.
Dù Tết xưa và Tết nay có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những gì đạt được trong năm qua và trao cho nhau những lời nhắn gửi yêu thương nhất.
Thế nhưng, những ngày cuối năm, câu chuyện về quê ăn Tết lại trở thành chủ đề mà nhiều chị em đem ra bàn tán. Thậm chí, cũng vì chuyện này mà nhiều cặp vợ chồng sinh ra cãi vã, chiến tranh lạnh.
Nhiều cô dâu cứ nghĩ đến cảnh mấy ngày phải nai lưng dọn dẹp nhà cửa, hoa mắt vì mổ gà vịt, làm cỗ bàn, bếp núc... mà sợ. Những ông chồng thì đau đầu, dở khóc dở cười vì cô "vợ phố" nhất quyết không chịu về quê.
Để lên kế hoạch cho màn kịch trốn tết quê, các chị em nghĩ ra đủ chiêu trò. Từ việc phải trực tết đến được công ty nước ngoài cử đi công tác đúng dịp tết. Có người, tranh thủ đưa con về chơi với ông bà nội, đưa tiền để tiêu Tết, sắm sửa rồi "chuồn" ngay trong ngày.
Câu chuyện của vợ chồng chị Thu Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng thật bi hài. Vợ chồng chị lấy nhau đã 4 năm nay. Chồng chị Hải quê ở Hà Tĩnh. Hai vợ chồng cùng làm việc cho công ty liên doanh nước ngoài nên rất bận rộn, cả năm mới về quê thăm gia đình một vài lần.
Ăn tết ở quê đối với chị là "cực hình". Theo lời kể của chị Hải, những ngày Tết là để nghỉ sau một năm làm việc mệt nhọc. Nhưng về quê, không ngày nào chị ngơi tay. Suốt ngày phải nấu ăn, dọn dẹp, rửa bát đến oải cả người. Sau mấy ngày ăn tết như kiểu "hành xác", chị phải giục chồng lên thành phố sớm để có thời gian nghỉ ngơi.
Ăn Tết ở quê chồng là một "cực hình" với nhiều cô dâu (ảnh minh họa)
Sau 3 lần ăn Tết ở quê, chị Hải "sợ" đến mức phải nghĩ mọi lý do để "né" Tết quê. Năm nay, chị lấy lý do bị ốm nặng, giả vờ kém ăn kém ngủ trước mặt chồng. Chồng thấy thế liền điện về cho bố mẹ nói tết năm nay không về được. Thế là, chị tha hồ đi chơi Tết với bạn bè, mua sắm Tết theo ý mình.
Ba năm qua, cuộc chiến ăn tết ở nội hay ngoại của gia đình chị Minh Thu (Hoàng Cầu, Hà Nội) vẫn chưa có hồi kết. Cứ đến dịp Tết, chị Thu lại viện đủ lý do để "né" về quê chồng. Chồng chị quê ở Tiền Giang nhưng năm nào anh ấy cũng muốn cả gia đình về trong đó ăn Tết. Năm nay, vin cớ tầu xe đi lại vất vả, chị Thu đề xuất chồng gửi biếu bố mẹ ít tiền và ở lại Hà Nội ăn tết. Thế nhưng chồng chị nhất quyết không đồng ý, thậm chí còn lớn tiếng quát mắng.
Chị Thu kể: "Chồng tôi còn liền gọi điện về cho bố mẹ tôi nói tất cả mọi chuyện. Thậm chí, anh còn bảo rằng cả năm mới có dịp Tết để các con sum vầy với ông bà nội mà tôi còn trốn tránh mãi. Mặc kệ chồng nói gì, tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Làm quần quật cả năm trời, được có vài ngày nghỉ thì phải nghĩ cho bản thân chứ. Mặc chồng nói, tôi cứ ở lại, có giỏi thì anh ấy bỏ vợ con ở đây về quê ăn tết".
Trước những "kế sách" mà nàng dâu nghĩ ra để né về quê ăn Tết, các chuyên gia tâm lý cho rằng, một thực tế đáng buồn hiện nay, nhiều cô con dâu đang có tâm lý e ngại phải về quê chồng, thậm chí là về quê mẹ đẻ ăn Tết. Nhưng họ đâu hiểu được rằng, việc về quê những ngày Tết đến xuân về không chỉ là trách nhiệm của một người con mà còn giúp họ đan thêm sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh- Trung tâm Tâm ý giáo dục Rồng Việt cho biết: "Nét văn hóa của người Việt, Tết là dịp mọi thành viên trong gia đình sum họp bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Bởi vậy, việc nhiều người thích ở lại thành phố mà không về quê thể hiện sự ích kỷ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thông cảm một phần với các cô dâu xuất thân từ thành phố. Bởi từ lâu, trách nhiệm đặt lên vai con dâu tại không ít vùng quê còn khá nặng nề. Cả năm làm việc, ngày tết đáng ra được nghỉ ngơi, đi chơi thì họ đảm đương nhiều việc nhà, chủ yếu là công việc bếp núc. Chính vì vậy không ít người có tâm lý e ngại, muốn ở lại thành phố".
"Tôi cho rằng, vấn đề này, chúng ta nên nhìn từ hai phía. Người con dâu nên bớt ích kỷ và các bậc cha mẹ cũng phải tâm lý. Các ông chồng thấy việc gì mình có thể giúp được vợ thì nên xắn tay vào làm cùng. Hãy nghĩ đến niềm vui của cha mẹ, ông bà khi thấy con cháu mình sum vầy, đoàn tụ để có quyết định đúng đắn", ông Lê Khanh chia sẻ.
Theo Tintuc
Mọi người xì xào tôi chỉ có một chỉ vàng làm của hồi môn, mẹ chồng đã nói điều này... Nghe xong lời mẹ chồng nói, nước mắt tôi rơi như mưa. Tôi thầm cảm ơn mẹ nhiều lắm. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo đói quanh năm. Từ tấm bé tôi đã thấm nỗi nhọc nhằn vất vả của bố và mẹ khi cố gắng chăm sóc hai anh em tôi khôn lớn. Thật không may, khi tôi vừa tròn...