Nuôi con “đốt” bao nhiêu tiền: Bức tường thành vỏ hộp sữa cao ngất khiến ai cũng choáng nhưng chừng đó vẫn chưa thấm vào đâu
Thực ra những hình ảnh đó vẫn chưa phản ánh hết thực tế, bà mẹ này kể ở nhà ông bà nội bé, số lượng vỏ hộp sữa còn xếp được nửa bức tường như thế nữa.
Hẳn là chẳng mấy khi cha mẹ thống kê chi phí đã chi cho con cái mình. Đơn giản một điều rằng đối với cha mẹ thì tiền bạc dành cho con cái không bao giờ là đáng tiếc cả.
Thế nhưng mới đây sau khi xem xong những hình ảnh bức tường thành sữa bột là một bà mẹ người Trung Quốc đăng tải thì cư dân mạng không khỏi hốt hoảng nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là nuôi con chính là một việc vô cùng tốn kém tiền bạc!
Nhìn những hình ảnh được đăng tải, có thể dễ dàng thấy số lon sữa đã dùng hết của cậu con trai nhỏ nhà cô xếp thành bức cao ngất. Thậm chí cậu bé bật nhảy cao mà vẫn không thể với tới đỉnh của bức tường ấy.
Bức tường thành vỏ hộp sữa bột khiến người xem giật mình nhận ra sự thật rằng nuôi con vô cùng tốn kém.
Theo lời kể của bà mẹ này thì cậu bé trước 1 tuổi không hào hứng với sữa bột. Ai ngờ khi bước sang tuổi thứ 2, cậu bé đột ngột thay đổi sở thích, trở nên đam mê uống sữa bột. Mới đầu cậu bé uống khoảng 1 – 2 bình/ngày. Sau đó lượng sữa cậu bé uống tăng lên chóng mặt, đến 3 – 4 bình/ngày. Một bình sữa vào khoảng 180 đến 210ml. Bà mẹ này đã tích trữ những hộp sữa dùng hết trong nhà và thế là bức tường thành vỏ hộp sữa cứ ngày một cao dần.
Thực ra những hình ảnh đó vẫn chưa phản ánh hết thực tế, bà mẹ này kể ở nhà ông bà nội bé, số lượng vỏ hộp sữa còn xếp được một nửa bức tường như thế nữa. May sao khi lên tiểu học thì con trai cô cuối cùng đã không còn thích sữa bột. Điều đó khiến bà mẹ này phải thở phào nhẹ nhõm. Cô quyết định tổng kết thành tích uống sữa của con trai rồi chia sẻ với các bà mẹ khác.
Độ cao và trị giá của bức tường này khiến người xem hốt hoảng.
Cư dân mạng bắt đầu nhẩm tính bức tường sữa sau lưng cậu bé trị giá bao nhiêu tiền. Số vỏ hộp sữa đếm được khoảng 200 hộp. Theo giá thị trường mỗi hộp sữa có giá dao động từ 300 đến 700 nhân dân tệ (khoảng hơn 900 nghìn đến 2,1 triệu đồng). Vị chi nguyên bức tường sau lưng cậu bé đã ngốn hết của bố mẹ đứa trẻ khoảng 200 – 450 triệu đồng.
Chưa nói còn rất nhiều vỏ hộp ở nhà bà nội bé, tính tổng số sữa bột cậu bé uống hết trong 4 năm thực sự là một con số khổng lồ. Ngoài ra để nuôi một đứa trẻ thì còn rất nhiều khoản chi phí khác như tiền bỉm, tiền đồ chơi, tiền đồ ăn thức uống, tiền khám chữa bệnh, tiền mua quần áo…
Nhiều cư dân mạng đã phải thốt lên rằng đến giờ thì họ đã hiểu tại sao mình lại không tiết kiệm được tiền. Rất đông các bà mẹ thì lắc đầu sợ hãi bày tỏ sẽ không dám sinh đứa con thứ hai. Đúng là có nuôi con mới biết lòng cha mẹ và có nuôi con mới biết nuôi dưỡng 1 đứa trẻ tốn kém thế nào!
Chia sẻ gây sốt của cô vợ Việt sống trên đất Mỹ từng trầm cảm sau sinh rồi "vẫy vùng" tìm ra phương cách để vợ chồng vẫn thiết tha như ngày son rỗi
Làm thế nào để không phải than thân hay hờn trách ai khác, đỉnh cao hơn là vẫn nhàn nhã, vợ chồng không vì đứa con nhỏ mà xào xáo hạnh phúc? Bí quyết của Thủy đơn giản lắm...
Trong khi có nhiều bà mẹ trầm cảm sau sinh, vật vờ với những giấc ngủ chập chờn và những cáu bẳn của đứa trẻ. Họ oán trách ông chồng vô tâm, trách 1 ông bố không đúng nghĩa. Nhưng liệu có khi nào là do phụ nữ đã đôi lúc tước mất quyền làm bố của họ vì sự cầu toàn của chính mình, vì sự vụng về của đàn ông khiến họ "ôm" tất cả trách nhiệm về phần mình không?
Chia sẻ liên quan đến giả thuyết này là của Iris Cao (tên thật là Thủy), 1 cô vợ Việt lấy chồng người Mỹ (tên Việt Nam là Minh) và sinh sống trên đất Mỹ. Bài viết này đáng để bà vợ nào cũng phải suy ngẫm. Làm thế nào để làm mẹ nhàn nhã hơn, để tình cảm vợ chồng không bị ảnh hưởng và không phải than thân hay oán trách ai khác? Bí quyết của Thủy đơn giản lắm: "Hành trình làm mẹ - hãy là 1 đội".
Vậy làm thế nào để không đẩy chồng sang bên kia "chiến tuyến", làm thế nào để kéo anh chồng về cùng phe với mình để nuôi con không phải là cuộc chiến? Bản thân Thủy cũng là người đã từng làm mẹ sai cách, đã từng trầm cảm sau sinh như nhiều bà mẹ khác, nhưng mọi sự đã thay đổi khi cô tìm thấy 1 con đường...
Video đang HOT
Hãy đọc bài viết "Hành trình làm mẹ - Hãy là một đội" dưới đây của Thủy:
Những mặc định khiến nhiều phụ nữ gồng mình làm mẹ đến... vỡ tung
"Thường bố không thích nghe tiếng con khóc.
Còn mẹ đau lòng khi con khóc.
Thường bố chẳng vui khi con kén ăn.
Còn mẹ xót xa khi con kén ăn.
Thường bố mệt mỏi khi con quấy.
Còn mẹ lo lắng khi con quấy.
Phụ nữ có thể sống một tuổi trẻ lộng lẫy với những chiến tích huy hoàng. Thành tựu có khi chất cao như núi nhưng giây phút bản thân cấp tiến lên một bậc mới là khi họ ôm trong tay đứa con nhỏ.
Khi chúng ta hiểu rõ về sự hy sinh, sự đánh đổi, tinh thần trách nhiệm và yêu thương một sinh linh vô điều kiện.
Mọi người và bản thân chúng ta tự mặc định bất kì điều gì xảy ra với đứa bé cũng do mẹ và để mẹ.
Khi con khóc mẹ sẽ là người đứng dậy đầu tiên.
Khi con quấy mẹ sẽ là người thức trắng đêm ru ngủ.
Khi con ốm mẹ sẽ là người tìm hiểu thông tin trên mạng và liên hệ bác sĩ để giúp con.
Khi con không ngoan là do mẹ dạy dỗ không tốt.
Khi con không tăng cân là do mẹ không biết nuôi con.
Với những mặc định đó nên rất nhiều phụ nữ gồng mình đến vỡ tung trong quá trình nuôi con vì những áp lực trực tiếp và gián tiếp. Trầm cảm từ đó mà sinh ra.
Chúng ta được làm mẹ. Vậy hãy để chồng chúng ta làm bố.
Hãy để tiếng khóc của con cũng là nỗi trăn trở của bố.
Hãy để những vấn đề nơi con trở thành mối bận tâm của bố.
Hãy để sự hình thành nhân cách của con là trách nhiệm của cả mẹ lẫn bố.
Thời gian đầu mình rất bất an khi giao Thỏ cho ai. Lúc nào mình cũng muốn nhìn thấy con và chắc chắn con vẫn ổn. Ngày cũng khi đêm mình cứ phải dính chặt vào Thỏ.
Hơn thế nữa, cũng như tâm lý chung của nhiều phụ nữ mình thương anh Minh đi làm vất vả nên cho bao nhiêu thứ mình ôm hết vào làm. Thậm chí khi anh Minh muốn phụ, mình luôn cười và nói là: Em ổn!
Rồi mình trầm cảm như một lẽ thường tình. Như một điều hiển nhiên sớm muộn cũng phải xảy ra.
Sau cơn chật vật, vùng vẫy để thoát thân khỏi những hội chứng tiêu cực của trầm cảm, mình nhận ra một chân lý rằng: Phải trở thành một đội!
Từ đó câu nói cửa miệng của hai đứa mình để nuôi Thỏ là: "We are a team".
Hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ...
Hành trình nuôi con khi là một đội - Đừng tước mất quyền làm bố của các ông chồng
"Vì nhà chỉ có mình và anh Minh nên phương thức hoạt động của đội mình rất đơn giản. Việc trước tiên là phân chia công việc rõ ràng. Nếu lúc trước mình cứ tranh thủ nhờ anh Minh giữ Thỏ để làm việc này việc kia thì bây giờ hai đứa có khung giờ chính xác, từ đó mình xác định được khoảng thời gian trống để làm việc của mình.
Giống như nhiều gia đình, anh Minh đi làm cả ngày. Về nhà lúc 4:45 chiều.
Từ 4:45- 6:00 là thời gian anh Minh nghỉ ngơi, uống bia các thứ.
Từ 6:00-6:30 anh Minh sẽ chơi với Thỏ, tâm sự cũng như báo cáo một ngày đi làm với Thỏ. Có bị ai ở chỗ làm ăn hiếp không thì Thỏ sẽ xử lý người đó. Sau đó mình giữ Thỏ cho anh Minh đi tắm.
6:30-7:15 anh Minh tắm Thỏ, masage, cho Thỏ bú, đọc sách cho Thỏ và ru Thỏ ngủ.
Đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con. Quan trọng là mình có cho họ cơ hội hay không...
Trong khoảng thời gian đó mình ở dưới bếp chuẩn bị cơm tối. Đây là khoảng thời gian mình thích nhất trong ngày vì mình mê nấu ăn, trong quá trình nấu ăn thì mình còn coi 800 chương trình yêu thích và cười hô hố.
Hai đứa luôn ăn tối cùng nhau vào khoảng 7:30 mỗi ngày. Sau đó ít nhiều gì cũng sẽ xem phim để ôm ấp, hít hà nhau. Cái thời gian ôm ấp này rất quan trọng vì mình lo cho Thỏ cả ngày, anh Minh đi làm cả ngày nên đây là khoảng trống duy nhất trong ngày hai đứa được xà nẹo.
Anh Minh được nghỉ thứ 7, chủ nhật. Vì thế anh Minh chia cho mình 1 ngày cuối tuần. Anh Minh sẽ giữ Thỏ hoàn toàn vào thứ 7, ngày hôm đó mình muốn làm gì, đi đâu cũng được.
Vài tuần đầu mình không dám đi đâu cả, nói là anh Minh trông Thỏ vậy thôi chứ mình như một con mẹ giám thị tới tháng cứ đi canh để chỉnh sửa. Cuối cùng mình còn mệt hơn người trông.
Từ đó mình nhận ra thêm một chân lí rằng: Hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ , miễn con vẫn vui vẻ, ăn no, ngủ tốt thì con có dơ một tí, con có mệt một tí, nhà cửa bừa bộn một tí cũng chẳng sao.
Nếu Thỏ ăn với mình, mọi thứ đều nghiêm túc, gọn gàng sạch sẽ thì khi Thỏ ăn với anh Minh sẽ là một bãi chiến trường, mặt mũi đầu tóc đầy thức ăn nhưng bù lại Thỏ rất hào hứng để khám phá cái hành trình lem luốc cùng anh Minh.
Nếu Thỏ khóc mình hay tìm cách để dỗ hoặc đánh lạc hướng cho Thỏ quên đi. Còn với anh Minh, anh Minh sẽ để Thỏ khóc, khóc chán sẽ nín và chơi tiếp. Có lẽ vì thế khi chơi với anh Minh Thỏ ít quấy hơn do nhận thức được có làm giặc lên cũng vô ích.
Nếu Thỏ chơi với mình ở trong nhà bằng những trò chơi trí tuệ thì khi Thỏ chơi với anh Minh Thỏ sẽ được ra ngoài vận động nhiều hơn, Thỏ sẽ vào rừng đi dạo, được chạm vào các loại cây, lá khác nhau, được nhìn trời nhìn đất.
Cuối tuần rồi mình xách xe đi mua sắm tan nát cả ngày. Tới chừng về nhà thì thấy 3 cha con bình yên đi dạo cùng nhau, tự nhiên thấy bình yên ngập trong tim.
Hình ảnh 2 bố con đi dạo cùng chú mèo khiến trái tim Thủy tan chảy.
Đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con. Quan trọng là mình có cho họ cơ hội hay không.
Để quá trình nuôi con được bền vững, lành mạnh, hạnh phúc. Hãy là một đội!".
Nói kĩ hơn một chút Iris Cao tên thật là Cao Bích Thủy (sinh năm 1988) là một nữ tác giả có lối sống tích cực. Từng có câu chuyện tình yêu đẹp với người chồng hiện tại và 1 cuộc sống lúc nào cũng nhiều năng lượng khiến nhiều chị em khâm phục. Sau này đến với hành trình làm mẹ, những câu chuyện thú vị của cô cũng là động lực cho nhiều bà mẹ tìm thấy phương cách để hành trình nuôi con... dễ thở hơn. Và việc chia sẻ câu chuyện thật của cô từ những ngày đầu loay hoay khi làm mẹ đến việc thay đổi tư duy "đừng tước mất quyền làm bố của các ông chồng, hãy để đàn ông trông con theo cách vụng về của riêng họ" đã cho cô 1 cuộc sống khác nhiều niềm vui hơn. Để phụ nữ có con nhưng không hề "mất" chồng vì kéo tất cả về "mội đội".
Phụ nữ hãy học cách của Thủy và thuộc lòng slogan "We are a team", hành trình làm mẹ, làm vợ của bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn rất nhiều. Đừng vì sự cầu toàn của mình mà cho rằng đàn ông không làm được việc chăm con bởi "đàn ông vốn dĩ là vụng về, đại khái, có chút vô tâm nữa nhưng không có nghĩa họ không có đủ tình thương để trông con".
Và hẳn nhiên điều này cũng cực quan trọng nữa, sau khi trao quyền làm bố cho người đàn ông ấy, bạn có cơ may vẫn còn giữ nguyên được một ông chồng tuyệt vời trước đây bạn đã từng yêu say đắm nữa nhé.
20 năm bị chồng ép ngủ riêng, không cho ăn thịt, người vợ lên kế hoạch thay đổi 180 độ Quyết định bỏ nhà ra đi ở tuổi 56, người vợ chia sẻ rằng bản thân muốn đi du lịch thỏa thích một mình để thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp, phụ thuộc và tăm tối trước đây. Đối với một người phụ nữ sinh ra vào những năm 1960, cuộc hôn nhân chẳng khác nào một canh bạc. Trong canh bạc của...