Nuôi con đặc sản cho thu nhập cao
Đó là mô hình đang được người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam triển khai, đầu tư xây dựng chuồng trại, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi với mong muốn có thu nhập cao.
Dúi dễ nuôi và cho lãi cao
Từ năm 2006-2007, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Phú Ninh triển khai mô hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Tam Lãnh với quy mô 15 con/2 hộ. Hình thức đầu tư ban đầu là nhà nước hỗ trợ 30% con giống và vật tư, còn lại 70% do người dân đối ứng.
Anh Phan Như Phi ở thôn Đàn Thượng cho hay: Từ 8 con lợn giống của mô hình, đến năm 2008 đàn lợn rừng được nhân lên 120 con, mang lại cho gia đình thu nhập 100 triệu đồng/năm. Tuy thị trường có nhiều biến động, nhưng gia đình anh vẫn tiếp tục duy trì đàn lợn. Và đến năm 2015, thị trường đã quen và chấp nhận sản phẩm thịt thương phẩm lợn rừng.
Ngoài việc duy trì đàn lợn rừng, gia đình anh tiếp tục đầu tư nuôi giống lợn đen bản địa. Theo anh Phi, nuôi lợn rừng và lợn đen rất đơn giản, có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chúng. Do có nguồn gốc hoang dã nên lợn có sức đề kháng tốt, ít bị nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, chi phí thức ăn rẻ, không mất nhiều công chăm sóc.
Còn anh Lê Văn Minh ở cùng thôn cho biết, gia đình anh duy trì đàn lợn rừng với quy mô thường xuyên 8 nái/1 đực. Anh tận dụng tán rừng trồng để chăn thả lợn, tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, mức đầu tư rất ít… Hiện tại giá lợn hơi là 130.000 đồng/kg, giá lợn giống 200.000 đồng/kg. Với quy mô chăn nuôi hiện tại, mỗi năm anh lãi khoảng 80 triệu đồng.
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế Đà Nẵng năm 2010 song chị Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi) ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh trở về quê để đầu tư chuồng trại nuôi dúi. Thông qua mạng internet, chị tìm hiểu các kỹ thuật nuôi và quyết định mua 1 cặp dúi về thử nghiệm. Chỉ trong vòng 8 tháng, 2 con dúi cái đã sinh được 6 con.
Video đang HOT
Những chuồng nuôi lợn
Thấy việc nuôi dúi cũng dễ dàng, chị đầu tư xây chuồng trại quy mô lớn, mua thêm giống về để đẩy mạnh phát triển số lượng đàn. Đến nay, số lượng dúi tại chuồng của chị luôn duy trì ở mức hơn 100 con. “Điều kiện thuận lợi nhất để mình nuôi động vật hoang dã thành công chính là môi trường rừng núi ở xã Tam Lãnh. Khí hậu phù hợp và thức ăn chỉ là cây, lá rừng nên quá trình nuôi dúi không gặp bất kỳ khó khăn nào, kể cả dịch bệnh cũng chưa từng xảy ra”, chị Phượng nói.
Tuy vậy, chị lại gặp khó khăn về đầu ra cho dúi thương phẩm. Đây là đặc sản đắt tiền, nhu cầu tiêu thụ rất hạn hẹp. Năm 2011, chị vào tận TP Hồ Chí Minh tìm đến những nhà hàng để quảng bá và đặt vấn đề cung cấp dúi. Ban đầu, chị chỉ nhận được những cái “lắc đầu”, nhưng sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, một số nhà hàng đã đồng ý nhập với số lượng ít. Nhiều thực khách từ giai đoạn làm quen đã chuyển dần sang thích loại thức ăn “lạ miệng” này. Đến nay, đầu ra đã thực sự ổn định, cơ sở chăn nuôi của chị Phượng là địa chỉ uy tín cho nhiều nhà hàng.
Chị Phượng còn tạo được một hệ thống liên kết gồm 30 hộ chăn nuôi dúi cho mình ở khắp các địa phương từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. 1kg thịt dúi thương phẩm có giá 450.000 đồng, xoay vòng số lượng dúi tại chuồng, trung bình mỗi tháng chị thu nhập được khoảng 15 triệu đồng, các vệ tinh chăn nuôi cho chị cũng thu lãi ở mức tương tự…
Theo Đắc Thành (Nông Nghiệp Việt Nam)
Mô hình nuôi cá tra VietGAP đầy triển vọng
Ngày 5.8, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án (DA) "Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP". Sau 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã góp phần vực dạy nghề nuôi cá tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thành công hơn mong đợi
Ông Đặng Xuân Trường- Chủ nhiệm DA cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để khôi phục và thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu cá tra theo tinh thần Nghị Quyết 36/2014 của Chính phủ. Theo đó đến ngày 31.12.2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế GlobalGAP, ASC phù hợp theo quy định pháp luật Việt Nam.
Mô hình nuôi cá tra VietGAP mở ra hướng đi mới cho người nuôi cá vùng ĐBSCL. Ảnh: Hồng Cẩm
Trước tình hình trên Trung tâm KNQG đã xây dựng DA "Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhật VietGAP" góp phần hỗ trợ các cơ sở nuôi cá tra tiếp cận VietGAP thông qua tư vấn, đánh giá, chứng nhận cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đạt chứng chỉ VietGAP. Kết quả của DA sẽ được áp dụng và nhân rộng trong sản xuất nuôi cá tra thương phẩm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra cho nhà nông.
Kết quả sau 2 năm triển khai tổ chức tư vấn và đánh giá chứng nhận cho 20 mô hình/23 cơ sở nuôi tham gia DA, với tổng diện tích được đánh giá chứng nhận VietGAP là 87,26ha (đạt 436% so với mục tiêu yêu cầu đề ra là 20 ha). DA còn tổ chức được 20 lớp tập huấn, có 571 học viên tham dự; tổ chức 20 cuộc hội thảo tổng kết mô hình với trên 600 người tham dự; tổ chức 3 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình và nhiều đợt tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông báo, đài.
DA được triển khai trong 2 năm (2015 - 2016) tại các tỉnh, thành, gồm: TP.Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre với 20 mô hình trình diễn.
Đánh giá hiệu quả của mô hình, ông Phạm Trường Yên- Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản TP.Cần Thơ, cho biết: "TP.Cần Thơ được hỗ trợ thực hiện 3 mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP tại Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh, nơi có quy hoạch diện tích nuôi cá tra lớn của thành phố. Các mô hình điểm này đã góp phần tích cực cho việc nhân rộng mô hình, là nơi tham quan học hỏi cho nhiều người nuôi cá tra trong vùng".
"Đặc biệt đã hình thành một số mô hình nuôi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra theo hình thức khoán thức ăn theo hệ số và tiền công hay cung cấp thức ăn và bao tiêu sản phẩm. Bước đầu đã cho thấy dấu hiệu tích cực mặc dù lợi nhuận không cao nhưng đã giảm thiểu mức độ rủi ro đối với người nuôi cá tra" - ông Yên cho biết thêm.
Nâng cao lợi thế cạnh tranh
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, mô hình nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội và môi trường đối với tỉnh này. Tỷ lệ sống, năng suất, hệ số, thức ăn... sẽ giảm chi phí sử dụng thuốc hóa chất nên giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm được (từ 10-15%), giá thành sản xuất so với các mô hình không áp dụng VietGAP. Qua đó góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Hậu Giang nâng cao về giá trị và lợi thế cạnh tranh.
Là một trong những cơ sở được chọn tham gia DA, ông Nguyễn Văn Tấn, (ấp Mỹ An, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), cho biết: "Cơ sở của ông bắt đầu nuôi cá tra từ năm 2003, có 3,6ha, với 5 ao nuôi. Sau 3 năm thực hiện, bước đầu cơ sở đã phát triển theo hướng ổn định và bền vững. Đầu năm 2015 vùng nuôi của tôi được Trung tâm KNQG chọn tham gia thực hiện hỗ trợ tư vấn và chứng nhận VietGAP. Đến tháng 12.2015, cơ sở được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP".
Từ ngày được cấp chứng nhật đạt chuẩn VietGAP cơ sở của tôi gặp nhiều thuận lợi, ông Tấn phấn khởi chia sẻ: "Việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm đã giúp cơ sở chúng tôi có điều kiện gắn kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, giảm rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, ổn định về chất lượng, đồng thời tăng giá trị sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao".
Bà Cao Thị Thùy Dương (ấp Tân Dinh, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), tham gia mô hình với 4ha diện tích ao nuôi cho biết thêm: Tham gia DA việc ghi chép nhật ký ao nuôi giúp quản lý được các nguyên vật liệu từ khâu nhập kho đến xuất kho; đặc biệt giảm dịch bệnh, tăng tỷ lệ sống (từ 70% lên 75%); tiết kiệm tiền thuốc được từ 100-200 đồng/kg cá thương phẩm. Việc đo chỉ tiêu môi trường hàng ngày giúp tôi quản lý được môi trường ao, điều chỉnh và xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố, từ đó giúp giảm được hệ số thức ăn (từ 1,5 xuống còn 1,45). Qua đó lợi nhuận tăng thêm trên 100 triệu đồng/ha.
Tại hội thảo nhiều đại biểu kiến nghị Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ hộ nuôi và các nhà máy chế biến xuất khẩu liên kết với nhau theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ thì các mô hình nuôi cá tra VietGAP mới tồn tại bền vững theo thời gian.
Theo Danviet
Công bố 101 điểm bán nông sản an toàn Nam Bộ tại Hà Nội Đến nay, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã công bố danh sách 101 điểm bán nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội. Được biết "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội" sẽ được tổ chức từ ngày 12.8 đến ngày 18.8....