Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn an toàn trong mùa COVID-19
Các chuyên gia cho rằng việc cho con bú trong thời buổi xảy ra đại dịch như hiện nay vẫn an toàn, ngay cả những người mẹ đã nhiễm SARS-CoV-2 cũng không thể lây cho em bé nếu tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nhất định.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Sức khỏe Trẻ nhỏ và Thanh thiếu niên The Lancet nhân Tuần lễ nâng cao nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ. Theo đó, các chuyên gia đã lấy mẫu xét nghiệm 120 trẻ sinh ra từ các bà mẹ mắc COVID-19. Không trẻ nào mắc bệnh khi chào đời hoặc trong 2 tuần sau khi sinh, dù hầu hết các bà mẹ đều có tiếp xúc da kề da, cho con bú và ở chung phòng với em bé.
Ảnh: iStock
Cho đến nay, sữa mẹ được coi là nguồn khó có thể lây truyền SARS-CoV-2 và Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khẳng định rằng cho con bú sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trên thực tế, một số chuyên gia cho biết nuôi con bằng sữa mẹ có thể cung cấp cho trẻ sơ sinh các kháng thể chống lại virus Corona chủng mới.
Theo Amy Lewis, một chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, điều đầu tiên các bà mẹ cần biết là cho con bú là một trong những cách bảo vệ quan trọng nhất mà họ có thể cung cấp cho con mình. Lý do, sữa mẹ vốn là một chế phẩm sinh học giàu prebiotic (nuôi dưỡng hệ khuẩn ruột khỏe mạnh) và kháng sinh, còn cho con bú trực tiếp là một vòng phản hồi tích cực giữa cơ thể mẹ và bé.
Bà Lewis giải thích thêm rằng, núm vú mẹ có một điểm thụ thể giúp cảm nhận các enzyme trong nước bọt của bé và truyền tín hiệu về não người mẹ, từ đó có thể thay đổi bản chất của sữa. Trong trường hợp các bà mẹ mắc COVID-19, vòng phản hồi này có thể giúp cơ thể mẹ tạo ra kháng thể nhiều hơn để chống lại virus.
Tuy nhiên, vì lý do an toàn, các bà mẹ nhất thiết phải tuân thủ các khuyến cáo của chuyên gia y tế, bao gồm rửa tay và vệ sinh vùng ngực sạch sẽ, đeo khẩu trang và găng tay trong khi cho con bú.
Những sự thật tuyệt vời về nuôi con bằng sữa mẹ
Nghiên cứu mới của ại học Toronto (Canada) phát hiện những trẻ có gien béo phì nếu được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn khi còn nhỏ có thể không bị thừa cân khi trưởng thành. Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, bên cạnh rất nhiều lợi ích bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé về thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, những sự thật tuyệt vời sau đây sẽ tiếp thêm động lực để các bà mẹ thực hành phương pháp nuôi con tự nhiên này:
Sữa mẹ là thuốc cá nhân hóa
Sữa mẹ có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh nhiễm trùng. Khi cơ thể mẹ phát hiện một mầm bệnh mới, hệ miễn dịch của mẹ sẽ tiết ra hàng triệu tế bào bạch cầu để chống lại nó và nhanh chóng truyền cho con qua sữa.
Sữa mẹ chứa tế bào gốc
Mỗi khi người mẹ cho con bú, các tế bào gốc trong sữa mẹ sẽ đi qua ruột bé và vào máu, sau đó lan đến tất cả các cơ quan, gồm cả não bộ. Những tế bào gốc này có thể thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển tối ưu của trẻ sơ sinh và bảo vệ bé chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Hơn 95% phụ nữ có thể sản xuất đủ sữa cho con
Video đang HOT
Trái với quan niệm cho rằng kích cỡ bộ ngực ảnh hưởng đến lượng sữa được tạo ra, hầu hết phụ nữ đều có thể tạo ra đủ lượng sữa mà con họ cần. ể nguồn sữa mẹ được tiết ra và duy trì, trong những tháng đầu, mẹ cần cho con bú hết sữa cả hai bầu ngực ít nhất 8 lần/ngày.
Sữa mẹ là loại thuốc giảm đau tự nhiên
Cho con bú trước và trong khi tiêm vaccine đã được chứng minh giúp trẻ giảm đau hiệu quả. Lý do là sữa mẹ có chứa thành phần giảm đau tự nhiên gọi là endocannabinoid.
Cho con bú giúp mẹ phòng chống ung thư vú
Bộ tộc Tanka ở miền Nam Trung Quốc theo truyền thống chỉ cho con bú bên ngực phải. ến đầu những năm 1970, một sinh viên y khoa tại Hong Kong phát hiện nếu phụ nữ Tanka bị ung thư vú, thì 79% trường hợp là ở ngực trái. Chính phát hiện này đã dẫn đến nhiều nghiên cứu chứng thực cho con bú giúp mẹ phòng ngừa ung thư vú.
Nhiệt độ của bộ ngực mẹ thích nghi với nhu cầu của bé
Bộ ngực người mẹ có thể nóng thêm 2C nếu em bé quá lạnh và hạ nhiệt xuống 2C nếu em bé quá nóng. Trên thực tế, người ta đã chứng minh rằng khi cặp song sinh mới chào đời được tiếp xúc da kề da với mẹ, mỗi bên ngực của mẹ sẽ có mức nhiệt độ khác nhau tùy theo nhu cầu của từng bé. iều này được gọi là đồng bộ nhiệt.
Các bà mẹ cho con bú ngủ nhiều hơn
Nghiên cứu cho thấy các bà mẹ cho con bú ngủ trung bình nhiều hơn 45 phút mỗi đêm so với các bà mẹ cho con uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa các chất thúc đẩy giấc ngủ và giúp trẻ sơ sinh yên giấc, trong khi bản thân người mẹ cũng giải phóng hoóc-môn prolactin vào máu khi cho con bú, giúp họ dễ ngủ hơn.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách điều trị
Đâu là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mà các mẹ cần biết để thực hiện kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của bé.
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh xảy ra gây nên những khó chịu cho trẻ nhỏ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ hay vui chơi. Đây là nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm hơn tình trạng táo bón ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời nhanh chóng giúp con trẻ sớm trở lại trạng thái sức khỏe ổn định.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Thông thường, nguyên nhân rõ ràng nhất gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bé:
- Trẻ sơ sinh bú không đủ sữa mẹ: Sữa mẹ ít, trẻ bú ít sẽ khiến trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi khiến trẻ không được cung cấp đủ nước cho cơ thể, khi cơ thể trẻ bị mất nước thì tình trạng táo bón xảy ra.
- Trẻ khi uống sữa công thức dễ bị táo bón: Thông thường sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu các mẹ không đủ sữa để cho con bú thì cần bổ sung sữa công thức ngoài cho con. Điều này gây ra tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh do một thành phần nào trong sữa có thể khiến trẻ bị táo bón.
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón do chế độ ăn của mẹ: Đối với các trẻ sơ sinh, đa số nguồn dinh dưỡng đều từ sữa mẹ là chính. Do đó, nếu chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng gây ra khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Việc mẹ thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu cũng trở thành nguyên nhân gây táo bón cho con.
Cho trẻ uống sữa công thức có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón - Ảnh Internet
- Do bé mắc một số bệnh lý khác: Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị táo bón do mắc các bệnh lý. Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như đại tràng bị phình to, bệnh suy giáp trạng,... các bệnh lý này là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón sớm.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách nhận biết
Do trẻ sơ sinh còn nhỏ, trẻ bị táo bón không thể nào nói cho người lớn biết. Vì thế dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón thường được thể hiện qua các thay đổi và dấu hiệu bất thường của trẻ. Từ đó tìm cách khắc phục sớm tình trạng bệnh của bé.
- Trẻ sơ sinh ít đi ngoài:
Thông thường, trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2 đến 3 lần trong một ngày. Đối với các trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ bị mắc táo bón hơn so với trẻ được bố mẹ cho trẻ uống sữa công thức.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là khi trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường chỉ từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Đặc biệt khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng, các mẹ cần nghĩ ngay đến dấu hiệu trẻ bị táo bón.
- Xuất hiện phân cứng, vón cục:
Trẻ sơ sinh nếu bị mắc chứng táo bón thì phân của trẻ sẽ có đặc điểm nhỏ hình viên, phân viên tròn, có màu đen hoặc xám. Ngoài ra, phân của trẻ còn là phân khô, không có độ ẩm. Lưu ý nếu trong phân bé có máu thì đây là tổn thương ở hậu môn khi trẻ bị táo bón.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón khi xuất hiện phân cứng, vón cục - Ảnh Internet
- Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là trẻ hay khóc, thường bỏ ăn:
Thường ngày bé nhà bạn có thể rất ngoan. Tuy nhiên, vài hôm trở lại đây trẻ thường khóc, quấy, biếng ăn và có biểu hiện nhăn nhó, khó chịu thì đây là một trong những dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết dễ dàng nhất tình trạng trẻ đang bị táo bón.
Trường hợp trẻ hay khóc, khó chịu do cơ thể trẻ nạp thức ăn vào nhưng không được hấp thụ, đào thải. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh cảm thấy đầy bụng, bị khó chịu, mệt mỏi. Đây là lý do khiến trẻ quấy, khóc nhiều hơn bình thường và ngủ không sâu giấc.
Ngoài ra, tình trạng này khiến cơ thể trẻ không được tiêu hóa nên trẻ biếng ăn và bỏ ăn.
- Trẻ sơ sinh ít đi ngoài do bị đầy bụng, khó tiêu:
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón xuất hiện khi tình trạng bụng trẻ luôn phình to, sờ thấy cứng. Điều này cho biết em bé đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa, bé bị khó tiêu, đầy bụng và gây ra táo bón.
3. Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ lo lắng rằng trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao, khắc phục điều trị cho trẻ như thế nào để trẻ nhanh chóng ổn định sức khỏe.
Đặc biệt đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, các mẹ càng lo lắng nhiều hơn, nếu phân không được đào thải ra ngoài kịp thời, một vài loại chất độc có trong phân có thể xâm nhập trở lại và điều này gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Không chỉ vậy, nếu không được điều trị táo bón kịp thời, triệt để thì táo bón có thể gây rắc rối, làm tắc nghẽn đường ruột khiến bé bị phình đại tràng, mắc bệnh trĩ. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để tìm cách khắc phục hiệu quả, an toàn, nhanh chóng cho con.
Thực hiện massage bụng cho bé khi bé bị táo bón - Ảnh Internet
Một vài cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể áp dụng:
- Đối với cơ thể trẻ khi bị thiếu nước trẻ sẽ bị táo bón. Cần cho trẻ sơ sinh bú đủ sữa mẹ để phòng tránh tình trạng thiếu nước ở trẻ.
- Nếu các trẻ bú sữa mẹ nhưng vẫn bị táo bón thì người mẹ cần thực hiện thay đổi chế độ ăn uống của mình. Việc thay đổi chế độ ăn uống này sẽ giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ, giúp tăng cường chất xơ từ rau củ quả. Các mẹ nên uống nhiều nước, hạn chế tối đa hoặc nên loại bỏ các loại thực phẩm cay nóng, có chất cồn khi nạp vào cơ thể.
- Trẻ xuất hiện tình trạng táo bón do bú sữa công thức, cha mẹ cần lựa chọn chuyển sang một loại công thức khác phù hợp hơn với con. Việc này trao đổi với bác sĩ về điều này tìm ra loại sữa phù hợp nhất.
- Thực hiện massage bụng cho bé, mẹ có thể sử dụng 3 ngón tay giữa chụm lại và đặt lên vùng bụng quanh rốn rồi thực hiện bằng cách xoa nhẹ và ấn lực vừa đủ. Việc này khiến thức ăn khó tiêu trong bụng của bé sẽ mềm ra, chuyển động xuống hậu môn. Đối với biện pháp này mẹ cần thực hiện 3 phút, giúp kích thích trẻ đi ngoài.
- Mẹ có thể ngâm hậu môn cho trẻ bằng nước ấm, nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ hơn. Có thể thực hiện ngâm hậu môn trẻ vào nước ấm từ 1 đến 2 lần trong ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 5 phút.
Nếu không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bạn vẫn có thể gián tiếp nhiễm COVID-19 thông qua 2 con đường này Phần lớn bệnh nhân phát tán mầm bệnh cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp, thông qua nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là con đường lây truyền bệnh duy nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm cho người qua đường tiếp xúc trực...