Nuôi chó không đăng ký, bị phạt ra sao?
Theo quy định, người nuôi chó, mèo phải báo cho xã, phường nhưng thực tế người dân không thực hiện vì chưa có chế tài.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 193/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021″. Theo đó, chủ nuôi chó phải thông báo việc nuôi chó với trưởng thôn hoặc UBND cấp xã để xã lập danh sách thống kê nhằm hỗ trợ việc tiêm phòng vaccine dại.
Thực ra quy định này đã có từ lâu nhưng có lẽ do chưa có chế tài nên người dân không thực hiện.
Chưa quan tâm vì… thấy không cần thiết
Chị Châu Bàng, nhà ở Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM có nuôi một chú chó cưng từ ba tháng nay nhưng không hề báo với UBND phường. Chị nói: “Thú thật hồi nào giờ tôi không biết có quy định này; mới đây đọc tin trên báo Pháp Luật TP.HCM tôi mới biết chuyện nuôi chó, mèo phải báo với UBND xã. Tưởng gì khó chứ chỉ lên báo phường thì nay mai tôi sẽ tranh thủ đi làm ngay”.
Còn anh ĐVS (ngụ quận 7, TP.HCM) thì cho biết gia đình anh nuôi hơn 10 con chó, anh có biết quy định phải đăng ký với UBND phường nhưng thấy việc này không cần thiết, không ai làm nên anh cũng không quan tâm. “Việc tiêm ngừa bệnh dại cho chó tự gia đình tôi kêu thú y đến nhà tiêm và trả tiền. Cán bộ phường cũng như cán bộ thú y chưa từng đến nhà để yêu cầu hay hỏi han gì” – anh S. cho biết.
Một cán bộ tư pháp phường ở quận 10, TP.HCM cho biết: Theo quy định người dân muốn nuôi chó, mèo phải đăng ký với phường nhưng thực tế thì người dân không ai đăng ký, phường cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, khu phố phát hiện hộ dân nào nuôi thì sẽ ghi vào danh sách, đến đợt tiêm ngừa dại cho chó, cán bộ thú y sẽ đến từng nhà để tiêm ngừa.
Người dân TP.HCM dắt chó đi chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: VIỆT HOA
Phường chủ động rà soát, theo dõi
Chủ tịch một phường ở quận 7, TP.HCM nói quy định tương tự trên thì các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines đều đã thực hiện. “Còn ở nước ta, chính quyền cơ sở như phường tôi thực ra còn rất nhiều việc khác phải lo, mà lực lượng thì mỏng, một cán bộ phải chuyên trách nhiều lĩnh vực. Người dân cũng bận bịu công ăn việc làm. Việc chó, mèo phóng uế không đúng nơi quy định hay cắn người gây nguy cơ bệnh dại là có nhưng thực sự không phải vấn đề bức xúc trong dân” – vị này nói.
Video đang HOT
Theo chủ tịch phường này, UBND phường chủ yếu tuyên truyền, vận động, khi họp tổ dân phố có đưa ra nhắc chung các trường hợp vi phạm. “Người dân cũng hiếm khi đăng ký; cán bộ chuyên trách sẽ vô sổ theo dõi nếu có người đăng ký, tuy nhiên việc này rất lẻ mẻ” – ông nói.
Ông Đỗ Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp, Củ Chi, cho biết hằng năm xã thường xuyên rà soát, nắm số liệu các hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn. Từng tổ nhân dân đến tận nhà phát phiếu để điều tra, ghi nhận số hộ nuôi để đăng ký mới các trường hợp phát sinh. Cơ quan thú y sẽ tổ chức các đợt tiêm phòng bệnh dại định kỳ.
Ông Trương Thanh Tú, Chủ tịch UBND phường Thạnh Lộc, quận 12, cho biết phường đã giao cho các trưởng khu phố lập danh sách các hộ nuôi để quản lý và kết hợp với đơn vị thú y tiêm ngừa theo định kỳ. Đối với hộ nào đã tiêm ngừa cho các vật nuôi thì chỉ cần xuất trình sổ tiêm ngừa và không cần phải tiêm tiếp.
Muốn làm nghiêm phải có chế tài
Theo ông Trương Thanh Tú, Chủ tịch UBND phường Thạnh Lộc, quy định mới buộc người dân nuôi chó, mèo phải trình báo đến chính quyền địa phương cũng có cái khó. Bởi đa phần người dân bận rộn việc làm ăn nên cũng ít khi có thời gian đến phường trình báo.
“Nếu quy định đưa ra như thế thì cũng nên có một hình thức chế tài để người dân thực hiện. Ví dụ như nếu chính quyền địa phương phát hiện có hộ nuôi chó, mèo mà không trình báo thì sẽ bị phạt…, có như thế người dân và chính quyền mới thực hiện nghiêm quy định” – ông Tú đề xuất.
Trong Quyết định 193, Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan hữu quan sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo hướng tăng mức xử phạt vi phạm trong phòng, chống bệnh dại ở động vật. Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu bổ sung chính sách bảo hiểm y tế đối với người bị chó cắn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự với người nuôi chó…
Không xã, phường nào thực hiện Ngày 31-5-2016, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 07/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Điều 2 của phụ lục 15 về hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật (ban hành kèm theo Thông tư 07/2016) quy định: Chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư. Phụ lục 15 còn quy định: UBND cấp xã lập sổ quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn bao gồm các thông tin: Họ tên và địa chỉ của chủ vật nuôi; số lượng chó, mèo nuôi; ngày, tháng, năm tiêm phòng vaccine dại. Mặc dù có quy định rõ ràng như vậy nhưng hầu như không có UBND phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP.HCM thực hiện việc đăng ký chó, mèo nuôi. Do vậy, nhân viên của Chi cục Thú y TP.HCM phải đến hộ dân có nuôi chó, mèo vận động tiêm ngừa bệnh dại cho vật nuôi. Ông HUỲNH TẤN PHÁT, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM TRẦN NGỌC ghi Khó quản lý mèo hoang Trên địa bàn phường tôi thường xảy ra tình trạng một số hộ dân nuôi chó, mèo thả chúng ra ngoài tiểu tiện, làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Vì thế, phường không những quản lý chặt việc nuôi chó, mèo để ngăn bệnh dại mà còn nhằm bảo vệ môi trường. Cách làm của phường là giao cho khu phố thống kê các hộ nuôi chó, mèo và phường kết hợp với trạm thú y quận đến từng nhà nhắc nhở, tiêm ngừa theo định kỳ. Tuy nhiên, tình trạng một số mèo hoang xuất hiện trên địa bàn thì khó kiểm soát và chỉ khi nào phường phát hiện, bắt giữ được mới báo cho thú y quận xử lý. Ông TRƯƠNG HOÀI PHONG, Chủ tịch UBND phường 15, quận 10, TP.HCM
Theo N.HIỀN – P.LOAN – L.TRINH (Pháp Luật TPHCM)
10 năm làm "barie sống" của thiếu phụ giàu ân tình
Cuộc đời vất vả, nhiều khổ đau không ngăn cản được tấm lòng thiện nguyện, vì cộng đồng của chị.
Chị Tình làm lá chắn sống ATGT ở đường ngang qua chợ khu Nam (phường Hương Sơn,TP Thái Nguyên)
Hơn 10 năm nay, người dân sống quanh chợ khu Nam (phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên) đã quen với hình ảnh người phụ nữ cầm ô đứng chắn trước lối vào đường ray mỗi khi tàu chạy qua ngăn không cho người dân tùy tiện vượt sang đường. Cuộc đời vất vả, nhiều khổ đau không ngăn cản được tấm lòng thiện nguyện, vì cộng đồng của chị.
Tình nguyện gác chắn đường ngang
Gần 17h chiều 5/11, khu vực chợ khu Nam tấp nập người mua hàng, xe cộ qua lại. Có tiếng còi tàu từ xa vọng lại, bỗng từ góc sạp hàng nhỏ bán thực phẩm, một phụ nữ đứng dậy, cầm ngay chiếc ô che sạp hàng chắn ngang đường dân sinh cách đường ray khoảng 4-5m, rồi dang hai tay ngăn các phương tiện dừng lại. Nhìn thấy hành động của chị, không ai bảo ai, những người tham gia giao thông đến đây lập tức dừng xe, chờ tàu đi qua.
Tàu qua, chị lại vác ô trở về chỗ ngồi tiếp tục bán hàng như thường. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, chị Hoa - người bán hoa quả kế bên kể, đó là hình ảnh quen thuộc ở đây từ nhiều năm nay. "Chúng tôi gọi chị Tình là "barie sống" đấy", chị Hoa vui vẻ nói.
Chị Nguyễn Thị Tình tâm sự, hơn 10 năm qua, bán hàng tại đây, chị chứng kiến nhiều vụ tai nạn tàu hỏa, chủ yếu do người tham gia giao thông qua đường ray không chú ý quan sát. Không đành lòng, chị quyết định tự nguyện đứng ra cảnh giới cho các phương tiện tham gia giao thông khi tàu chuẩn bị qua đường ngang.
"Thời gian đầu, mọi người bảo tôi "ôm rơm rặm bụng", có người đi đường bị chặn lại còn phản ứng, nhưng tôi bỏ ngoài tai tất cả, chỉ với mong muốn góp phần kéo giảm TNGT đường sắt qua tuyến đường này", chị Tình nói và kể, có hôm, chiếc xe taxi định qua đường ngang đúng lúc tàu sắp đi qua, chị vội vàng chạy ra đứng trước đầu xe chặn lại. Lái xe tưởng chị định tự tử, thò đầu quát lớn: "Bà bị điên à". Mấy giây sau, tàu chạy qua, lái xe mới giật mình vội mở cửa xe xin lỗi chị.
Rồi có lần, chị vừa đi lễ chùa về đến chợ, vẫn còn mặc bộ áo bà ba màu đen thì thấy tàu sắp qua. Chị chưa kịp lấy ô ra chắn đường ngang thì bỗng có cậu thanh niên đi xe máy định vượt đường tàu. Chị liền lao ra túm lấy đuôi xe giữ lại, thì cậu thanh niên nghĩ chị bị điên nên hất tay chị ra đi tiếp rồi đâm thẳng vào tàu, xe máy bị tàu kéo cả chục mét, người may mắn bắn ra ngoài không việc gì. Cho tới mấy ngày sau, cậu này cùng vợ con đến nhà chị cảm ơn và xin nhận làm chị em kết nghĩa.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Công Huấn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên cho biết, tuyến đường sắt từ Gang Thép đi Trại Cau có nhiều đoạn đường ngang dân sinh nhưng đoạn cắt qua chợ khu Nam là nguy hiểm nhất do lượng người lưu thông qua đây lớn, cộng với chợ họp sát hành lang đường tàu. Bởi thế, nơi đây nổi tiếng là điểm "nóng" về TNGT giữa tàu và các phương tiện khác, nhưng vẫn chưa được đầu tư gác chắn. Vì vậy, việc làm của chị Tình đã góp phần tích cực đảm bảo TTATGT nơi đây.
"Những năm gần đây, nhờ việc làm ý nghĩa của chị Tình mà các vụ TNGT giảm hẳn, nhiều người thoát chết trong gang tấc vì trước đó mải nghe nhạc, nghe điện thoại, đội MBH kín mà không nghe thấy còi tàu báo hiệu cứ thế băng qua đường", ông Ngô Quang Hòa (người dân sống cạnh đường tàu chợ khu Nam) cho biết.
Được biết, thấy việc làm ý nghĩa của chị Tình, ông Hòa là một trong số ba người dân đã đứng lên thay chị Tình làm gác chắn những buổi chị bận chưa kịp ra chợ khi tàu chạy qua.
Nghèo vật chất, giàu ân tình
Dựng chiếc xe cà tàng chở lỉnh kỉnh hàng hóa còn lại sau buổi chợ chiều, chị Nguyễn Thị Tình vội mở khóa cửa căn phòng thuê trọ nhỏ hẹp mời chúng tôi vào. Rót nước mời khách, chị giãi bày, phòng trọ này chị thuê 300 nghìn đồng/tháng, hơi nhỏ và ẩm thấp nhưng "cũng có chỗ che mưa, che nắng lo cho con ăn học".
Lấy chồng năm 1998, anh chị được bố mẹ chồng cho miếng đất 7m2, đã làm lụng xây được ngôi nhà nhỏ, rồi vui mừng đón bé Nguyễn Quỳnh Hoa chào đời. Nhưng năm 2008, anh đột ngột bị ung thư vòm họng rồi ra đi. Khi ấy, bé Hoa mới được 3 tuổi. Một tháng sau, bố chị bị đột tử rồi qua đời. Nỗi đau chồng nỗi đau, chị kiệt quệ để rồi bị ngã cầu thang, hôn mê suốt 1 ngày đêm mới tỉnh lại.
"Ngày ấy, ai cũng nghĩ tôi không qua khỏi. Mọi người bảo suốt 1 ngày 1 đêm tôi hôn mê, bé Hoa bíu chặt lấy mẹ không rời. Có lẽ con bé là dây nối kéo tôi tỉnh lại, sống để nuôi con", chị Tình kể.
Nhưng vất vả chưa dừng ở đó với chị Tình. Hai năm sau ngày chồng mất, phía bên nội gây sức ép, đòi lại ngôi nhà 7m2 đã cho vợ chồng chị. Không một lời oán trách, chị dắt con đi thuê nhà trọ, lặn lội buôn bán, làm thuê để nuôi con nên người.
Không phụ lòng mẹ, bé Hoa ngoan ngoãn, học giỏi, hiếu thảo. Suốt 11 năm học, Hoa liên tục là học sinh giỏi, 2 lần đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học và được nhận học bổng "Nữ sinh tài năng Việt Nam" của Bộ GD&ĐT. Chỉ lên những tấm giấy khen dán kín tường nhà, chị Tình nói đầy tự hào "Đó chính là niềm an ủi lớn nhất để chị vui sống".
Ngày 20/10/2015, chị Nguyễn Thị Tình được Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen vì thành tích đảm bảo TTATGT trên địa bàn.
Chị Tình bảo, như mối lương duyên từ kiếp trước, trong dịp được Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen, chị gặp bà Nguyễn Thị Thụy (SN 1948, xóm Múc, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), bà nội của hai em Dương Văn Linh (13 tuổi) và Dương Thị Trà My (11 tuổi) mồ côi cha mẹ vì TNGT. Đó cũng là trường hợp Báo Giao thông kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm dành cho các em trong bài viết "Xót cảnh hai trẻ mồ côi chăm ông nội liệt nửa người". Đồng cảm trước hoàn cảnh éo le của gia đình bà Thụy, đúng 49 ngày mất của bố mẹ hai bé, chị về thăm nhà bà Thụy. Hôm đó, sau khi ra thăm mộ bố mẹ trở về nhà, hai bé Linh và My vừa thấy chị dang tay ra liền chạy đến ôm chầm lấy chị khóc nức nở. Từ hôm đó, chị xin phép được đi lại và trở thành mẹ nuôi của hai bé.
Trò chuyện PV, bà Thụy xúc động nói: "Chị Tình như con cái trong nhà. Tháng 3 vừa qua, ông nhà tôi bị tai biến rồi nằm liệt cả tháng trên viện. Cứ tối tối, Tình lại vào phụ tôi chăm ông. Nhận các cháu là con nuôi, Tình cứ nắm tay tôi khóc nói con nghèo lắm bác ạ, nhưng giúp gì được cho hai con, con sẽ hết sức".
Thế là người phụ nữ với cuộc đời lận đận giờ có thêm 2 đứa con xinh xắn. Hàng tuần, chị lại sắp xếp đi gần 30km về thăm hai bé Linh, My. Tối tối, chị gọi điện hỏi thăm, nhắc các con học hành. Thấy chị đi lại vất vả lại phải thuê nhà sống, bé Linh xin chị chuyển về sống cùng bà và hai anh em. Nhưng chị bảo, chị còn đang bận công việc buôn bán trên này.
Từ ngày có thêm hai em, Hoa như trưởng thành hơn. Em tâm sự, sắp tới thi Đại học, em sẽ cố gắng thi đỗ Đại học Y, rồi vừa học vừa làm thêm phụ mẹ lo cho hai em Linh và My.
Theo Yên Chi - Hữu Tuấn (Báo Giao thông)
Chó nhe nanh, thè lưỡi tung tăng dạo phố đi bộ Hồ Gươm Trong những ngày cuối tuần, nhiều người đã đổ về Hồ Gươm trải nghiệm tuyến phố đi bộ mới, tuy nhiên có người lại dắt theo cả chó không được rọ mõm và phố đông đúc. Tối 1.9, tuyến phố đi bộ khu vực Hồ Gươm (Hà Nội) được đưa vào thử nghiệm phục vụ người dân Thủ đô. Trong 3 ngày cuối...