Nuôi chim công, mới bán lông thôi đã được 20 ngàn đồng mỗi cọng
Mô hình nuôi chim công “có một không hai” ở TP Cần Thơ và là trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây của anh Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy cho lãi trên 120 triệu đồng mỗi năm. Điểm đặc biệt, bên cạnh việc bán chim công giống, chim công trưởng thành thì anh Toản còn bán lông chim công với giá 20.000 đồng mỗi cọng.
Trước đây, Toản nuôi gà Đông Tảo cũng khá thành công nhưng đầu ra không ổn định, sau này nhiều nơi nuôi tràn lan, nên anh chuyển sang nuôi chim công từ năm 2016.Theo anh Toản đây là vật nuôi có nhiều tiềm năng.
Hiện nay, trại chim công của anh Trần Văn Toản đang có tổng đàn gần 50 con gồm chim công bố, mẹ, chim công hậu bị và chim công giống…
Anh Trần Văn Toản giới thiệu một con chim công dáng đẹp, bộ lông cũng sặc sỡ. Ảnh: Huy Bình (Báo Cần Thơ).
Anh Toản cho biết: “Hiện nay, nhu cầu thị trường rất lớn, chim công một tháng tuổi xuất bán 2 triệu đồng/cặp, chim công 2 năm tuổi khoảng 9-10 triệu đồng/cặp, công sinh sản khoảng 20-25 triệu đồng/cặp. Riêng lông đuôi của những chú công trưởng thành cũng bán được 20.000 đồng/cọng”.
Lông đuôi của những con chim công trưởng thành có thể khai thác để bán với giá 20.000 đồng mỗi cọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ (Báo NNVN).
Hiện tại anh Toản là một trong những nhà cung cấp chim công lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, anh còn nuôi thử nghiệm chim trĩ, giá trị kinh tế cũng khá cao từ 10-12 triệu đồng/cặp, cộng với trang trại nuôi heo khoảng 60 con, nguồn thu nhập gia đình Toản lúc nào cũng ổn định. Đây là mô hình được lãnh đạo quận Bình Thủy đánh giá rất cao và sẽ có kế hoạch hỗ trợ vốn giúp hộ chăn nuôi phát triển quy mô.
Anh Toản cho biết, mỗi cặp chim công sinh sản có giá bán hơn 20 triệu đồng. Ảnh : Lê Hoàng Vũ (Báo NNVN).
Anh Trần Văn Toản cho biết: Chim công không khó, như nuôi gà, thậm chí 1 con chim công ăn lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 lượng thức ăn của 1 con gà. Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí cho gia đình gia chủ, nên được các trang trại, người có thu nhập cao, ổn định, rất ưa chuộng và mua về làm cảnh, là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Nhưng nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế dẫn đến giá luôn ở mức cao và ổn định nên tôi quyết định đầu tư vào nuôi chim công.
Video đang HOT
Anh Trần Văn Toản đang nuôi giống chim công trắng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ (Báo NNVN).
Giống chim công anh Trần Văn Toản nuôi ban đầu là giống chim công xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau này, anh Toản nhập thêm giống chim công trắng và cho lai tạo với chim công xanh Ấn Độ tại trang trại để cho sinh sản ra công ngũ sắc có bộ lông rất đẹp…
Theo Huy Bình (Báo Cần Thơ)
Hà Nội: Khu vui chơi nhếch nhác vì thành nơi nuôi gà, trồng rau
Nhiều năm nay, khu vui chơi ở phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) trở thành nơi nuôi gà, trồng rau khiến khu vực này bị ô nhiễm, nhếch nhác.
Tình trạng người dân quây bạt, dựng hàng rào để trồng rau, nuôi gà diễn ra khoảng 3-4 năm nay, chủ yếu do những người ở sát khu vui chơi trưng dụng.
Khu vui chơi có diện tích hơn 100m2, được xây dựng năm 2006 tại tổ dân phố Độc Lập nhưng đến nay, ít ai có thể nhận ra đây là vườn hoa hay khu vui chơi tập thể, trái lại, nơi đây giống một trang trại làm vườn, nuôi gà nhếch nhác.
Theo một số người thường xuyên tập thể dục tại đây, khi xây dựng khu vui chơi xong, một thời gian dài sau đó họ không thấy ai đến dọn dẹp vệ sinh, khiến khuôn viên ngập tràn rác thải.
Chính vì không có người quản lý nên nhiều người trưng dụng nơi đây làm chuồng gà, trồng rau, thậm chí có người còn xả nhiều rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng ra đây.
Dựng hàng rào trồng rau ngay giữa khu vui chơi
Bà L. một người dân trồng rau tại đây chia sẻ: "Tôi làm vườn rau ở đây khoảng 3 năm nay, thấy đất trống nên tôi tranh thủ làm cho khuây khỏa tuổi già. Khi nào có yêu cầu chuyển đi, tôi sẽ chấp hành".
Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ bức xúc khi không có không gian để đi bộ, vui chơi dành cho con nhỏ.
"Quỹ đất để vui chơi ở Hà Nội ngày một hiếm, bây giờ cứ để tình trạng này kéo dài, tôi thấy quá lãng phí", chị H., cư dân phường Vạn Phúc than.
Chờ kinh phí từ thành phố
Trả lời VietNamNet, Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc Nguyễn Văn Thủy cho biết đã nắm được thực trạng trên và đang lên phương án để từng bước khắc phục.
Cây cối um tùm, rác thải vứt la liệt
Theo ông Thủy, khu vực trên là quỹ đất chung của thành phố, được xây tường bao xung quanh từ năm 2006. Vào thời điểm đó, phần đất này được TP Hà Nội quy hoạch trở thành nơi vui chơi của khu dân cư, tuy nhiên, sau này kế hoạch thay đổi nên sắp tới TP sẽ sử dụng quỹ đất này để xây dựng trung tâm sự kiện.
UBND phường Vạn Phúc đang chờ TP Hà Nội và quận Hà Đông cấp kinh phí để quy hoạch tổng thể làng nghề, trong đó có quỹ đất công cộng nêu trên.
Trước tình trạng người dân quây bạt nuôi gà, rác thải chất ngổn ngang, ông Thủy cho biết, phường đã làm văn bản gửi lên UBND quận Hà Đông, đề nghị quận chỉ đạo công ty vệ sinh môi trường đến dọn dẹp.
"Với các hộ dân làm chuồng gà, trồng rau thì khi dự án được triển khai sẽ yêu cầu họ tự tháo dỡ, di dời đi chỗ khác", lời ông Thủy.
Trong lúc chờ quy hoạch, khu đất trên nhếch nhác, ngập tràn rác thải
Lá cây rơi đầy, không được dọn dẹp thường xuyên
Nhiều hạng mục xuống cấp
La liệt rác thải
Một chuồng gà dựng tạm bợ bằng những tấm gỗ và bạt nhựa
Theo Đoàn Bổng (Vietnamnet)
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi gà thả vườn, lãi hơn 180 triệu/năm Từ vài trăm con gà ta thuần nuôi thả vườn, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Văn Dũng đã nâng số lượng lên tới hàng ngàn con, đạt mức lãi bình quân hàng năm 180 triệu đồng... Lúc đầu, ông Nguyễn Văn Dũng (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La) khởi nghiệp nuôi gà thả vườn với vài trăm...