Nuôi cấy thành công tai người trên cơ thể chuột
Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng công nghệ tế bào gốc để nuôi cấy thành công tai người trên cơ thể chuột. Hình ảnh tiết lộ cho thấy chiếc tai kỳ dị lồi rõ trên lưng con chuột thí nghiệm.
Chiếc tai được nuôi cấy trên lưng chuột thí nghiệm – Ảnh chụp màn hình Daily Mail
Các nhà nghiên cứu hy vọng việc nuôi cấy thành công bộ phận cơ thể người từ tế bào gốc có thể mang lại hy vọng cho trẻ em bị dị tật bẩm sinh trên mặt. Ngoài ra, công nghệ mới còn có thể giúp ích cho những người bị mất tai do tai nạn hoặc bạo lực, theo The Mirror.
Video đang HOT
Hình ảnh tai người hiện rõ trên lưng chuột trông có vẻ kỳ dị. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định việc này sẽ trở nên bình thường trong tương lai.
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Tokyo và Đại học Kyoto (Nhật Bản) thực hiện và công bố hôm 22.1. Họ sử dụng công nghệ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS) để nuôi cấy thành công sụn tai người trên cơ thể chuột.
Hai bức ảnh được công bố cho thấy con chuột được cạo sạch lông ở sau lưng, lộ ra chiếc tai được nuôi cấy dưới da. Các nhà khoa học cho rằng các đơn đặt hàng nuôi cấy bộ phận cơ thể người có thể được đáp ứng trong 5 năm nữa.
Ban đầu, các nhà khoa học sẽ nuôi tế bào gốc vạn năng cảm ứng thành tế bào sụn rồi cấy vào lưng con chuột. Sau khoảng 2 tháng, tế bào cấy dưới da sẽ phát triển thành chiếc tai dài 5 cm.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Ớt, ngò tây tăng trí lực
Bạn có thêm lý do ăn ớt đỏ và ngò tây do nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Advances in Regenerative Biology cho thấy chúng chứa một hợp chất giúp trí não sắc bén.
Các hợp chất trong ớt có tác dụng đối với nhiều loại bệnh - Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Giáo dục D'Or, Đại học Rio de Janeiro và Đại học Bahia (Brazil) nhận thấy rằng apigenin, chất có trong ngò tây, húng tây, hoa cúc và ớt đỏ, cải thiện quá trình hình thành tế bào thần kinh và tăng cường kết nối giữa các tế bào não.
Quan sát ở phòng thí nghiệm, các chuyên gia thấy rằng chỉ bằng cách áp dụng apigenin lên tế bào gốc của con người (vốn có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau), các tế bào gốc này trở thành tế bào thần kinh chỉ sau 25 ngày.
Ngoài ra, các tế bào thần kinh mới được hình thành liên kết chặt chẽ hơn, vốn rất quan trọng cho chức năng não tốt, củng cố trí nhớ và tăng khả năng học tập, Trưởng nhóm nghiên cứu Stevens Rehen nhấn mạnh. Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện trên mở ra hướng điều trị nhiều bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh alzheimer (mất trí), parkinson (bệnh liệt rung) và bệnh tâm thần phân liệt từ apigenin.
M.Duyên
Theo Thanhnien
Làm đẹp bằng tế bào gốc: Hãy coi chừng Gần đây, nhiều chị em rủ tai nhau đi làm trắng da, trẻ hóa da, nâng ngực... bằng liệu pháp tế bào gốc. Tuy nhiên theo Bộ Y tế, kỹ thuật này tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa được phép thực hiện tại VN. Chị em nên cẩn trọng khi làm đẹp bằng tế bào gốc - Ảnh: Shutterstock Tuổi Trẻ dẫn...