Nuôi cá VietGAP, cá lớn nhanh dễ bán, nông dân Thủ đô thu tiền tỷ
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai thực hiện đa dạng các mô hình trình diễn nhằm đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến bà con nông dân.
Trong đó, mô hình nuôi thủy sản VietGAP với quy mô 25ha, thực hiện tại 5 huyện đã mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia.
Năng suất cá tăng gấp 3 lần
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP với quy mô 25ha tại 5 huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên. Tham gia mô hình, các hộ nuôi được Trung tâm hỗ trợ 50% con giống; 50% chế phẩm sinh học dùng để xử lý môi trường định kỳ trong ao và 50% thức ăn, chế phẩm sinh học.
Hộ gia đình nông dân trẻ Lê Văn Lâm (SN 1986) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên là 1 trong nhiều hộ được chọn tham gia mô hình điểm nuôi cá VietGAP và có thu nhập cao.
Nhờ chăn nuôi cá theo hướng VietGAP và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hiện trung bình mỗi năm gia đình anh Lâm xuất bán ra thị trường 80 – 85 tấn cá, doanh thu trung bình đạt 3 – 3,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi 800 triệu đồng/năm.
Nhờ chăn nuôi cá theo hướng VietGAP và ứng dụng công nghệ vào sản xuất, gia đình anh Lê Văn Lâm (phải) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có thu nhập cao. Ảnh: Thu Hà
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đưa các tiến bộ khoa học công nghệ đến gần với bà con nông dân, góp phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi, gia tăng hiệu quả sản xuất.
Qua đó giúp nông dân dần thay đổi từ phương thức canh tác phân tán, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Anh Lâm cho biết: Đầu năm 2016, vợ chồng anh thuê hơn 4ha đồng chiêm trũng kém hiệu quả của xã Quang Lãng để đào ao thả cá. Thời gian đầu do chưa có vốn và kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá nước ngọt chưa cao. Con cá còi cọc, chậm lớn, thị trường tiêu thụ cũng vô cùng khó khăn.
Cơ hội đến khi năm 2019, gia đình anh Lâm là một trong những hộ được chọn làm mô hình điểm nuôi cá theo quy trình VietGAP.
Cùng với sự hỗ trợ của Sở NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, anh Lâm đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng cải tạo lại diện tích ao nuôi và sắm sửa thêm các thiết bị hiện đại để phục vụ nuôi cá.
Video đang HOT
Theo đó, với diện tích 11 mẫu ao, anh Lâm thiết kế thành 6 ao nuôi, trong đó có 4 ao cá thương phẩm và 2 ao cá giống. Trên ao nuôi có lắp đặt hệ thống sục khí, máy quạt nước và máy cho cá ăn.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi cá VietGAP, anh Lâm ghi chép đầy đủ nhật ký quá trình nuôi cá, từ vào giống đến chăm sóc, thu hoạch. Sau 2 năm nuôi cá theo quy trình VietGAP, anh Lâm nhận thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cách nuôi truyền thống. Người nuôi cá có thể theo dõi, quản lý được suốt quy trình nuôi, giảm thiểu rủi ro, dịch bệnh. Ngoài ra, có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
“Cùng một diện tích ao nuôi 2 mẫu, trước đây tôi chỉ thu được 4 – 5 tấn cá/năm nhưng nuôi theo hướng VietGAP và ứng dụng công nghệ, năng suất đã tăng lên gấp 3 lần, đạt 17 – 18 tấn/năm. Đặc biệt, cá thu hoạch có chất lượng thơm ngon, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nên rất dễ bán” – anh Lâm so sánh.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Duy Hùng (ở xã Trung Tú, Ứng Hòa) cũng rất phấn khởi khi được tham gia mô hình nuôi cá VietGAP.
Ông Hùng cho biết: Dù có kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi cá thương phẩm, song chưa khi nào ông vơi nỗi lo dịch bệnh với ao nuôi cá hơn 1ha của gia đình. Tuy nhiên, khi tham gia mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai, đàn cá lớn nhanh, ăn khỏe, kháng bệnh tốt mà người nuôi cũng bớt vất vả nhờ ao nuôi luôn sạch.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá VietGAP, anh Lê Văn Lâm cho biết: Nuôi cá theo quy trình này phải tuân thủ 4 “định”: Vị trí ăn cố định, đúng định lượng thức ăn, giờ ăn cố định và chất lượng cám ổn định. Một ngày cho ăn 3 bữa vào các khung giờ cố định: Sáng 8 – 9 giờ, trưa: 12 – 13 giờ, chiều: 16 – 17 giờ. Tùy theo thời tiết và sức ăn của con cá, người nuôi sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Bình quân 1 tạ cá thương phẩm chỉ cho ăn 1,5 – 2kg cám/ngày.
Để phòng bệnh cho cá, đều đặn mỗi tháng từ 4 – 6 lần anh Lâm dùng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường nuôi, làm sạch nguồn nước và chuyển hoá các chất thải, thức ăn thừa thành phù du có lợi cho con cá. Bên cạnh đó, anh Lâm còn thường xuyên bổ sung các loại vitamin, tỏi trộn lẫn với thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Hỗ trợ nhân rộng mô hình
Theo thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội, hiện nay, toàn thành phố có 23.400ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 4.300ha diện tích nuôi tập trung, sản lượng đạt 78.482 tấn.
Những năm gần đây, tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn TP.Hà Nội, người nuôi đã thay đổi sang phương thức thâm canh có áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong các ao nuôi vẫn xảy ra tràn lan, dẫn đến tồn dư trong các sản phẩm thủy sản.
Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh thực hiện các mô hình nuôi thủy sản VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết: Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, các mô hình khuyến nông không chỉ đơn giản là cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật sinh động theo cách “cầm tay chỉ việc”, mà còn hỗ trợ tích cực về giống, vốn… giúp nông dân vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất.
Trong đó, mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP chú trọng việc xử lý môi trường, phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học. Qua đó, nâng cao ý thức của người nuôi trong việc ghi chép quá trình sản xuất, để sản phẩm cá khi xuất bán ra thị trường có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và giá bán cũng sẽ ổn định hơn.
Trai Mường nuôi cá đặc sản ở hồ Thung Nai, nhiều con trắm đen dài cả mét lượn lờ như "tàu ngầm"
Mỗi một con cá trắm đen đạt trọng lượng 10kg, anh Nguyễn Xuân Sang (ở xóm Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) lãi được 2 triệu đồng.
Từ khi "hạ thủy" nơi hồ thủy điện Hòa Bình để nuôi cá, cuộc sống của gia đình anh Sang đã khá giả. Giờ anh đang ấp ủ giấc mơ mở nhà hàng đón khách du lịch lòng hồ thưởng thức cá đặc sản.
Mỗi con cá trị giá gần nửa chỉ vàng
Giữa không gian mênh mông của miền sơn cước Thung Nai, khu nuôi cá của anh Sang tựa như một khu gia trại. Chiếc hà nổi được dựng chắc chắn, xung quanh là 20 bè cá được cột chặt vào nhau.
Cả đoàn còn đang lâng lâng trước phong cảnh tuyệt đẹp nơi lòng hồ, bỗng từ gian bếp tỏa ra mùi cá nướng thơm lừng. Cá được ướp bằng hạt dổi và mấy loại rau rừng luôn tạo ra món hấp dẫn bậc nhất khi đến xứ Mường.
Như đoán được sự sốt ruột thưởng thức của mấy vị khách, anh Sang động viên: "Cá nướng bằng than hoa, nó phải chín từ từ. Ai đã ăn một lần, lần sau lại phải tìm đến đây thưởng thức tiếp. Trước khi thưởng thức món cá do chính tay tôi nuôi, mời các vị ra thăm bè trước".
Cá trong lồng được anh Sang nuôi không dùng cám công nghiệp. Ảnh: P.V
Từ khi khởi nghiệp nuôi cá (từ năm 2017) đến giờ, anh Sang đã kiên trì với cách nuôi cá hoàn toàn tự nhiên này. Bè cá chưa năm nào bị thất thu. Không dừng lại ở đó, nhờ việc kiên trì nuôi cá theo phương pháp vô cùng độc đáo này, bè cá của anh luôn là địa chỉ tin cậy của nhiều thực khách.
Khu bè cá của anh Sang nằm sát xóm Nai. Các bè cá được cột chặt lại với nhau, tạo thành khu nhà nổi chắc chắn. Anh Sang nhẹ nhàng đi trên bè với đám ngô đã được ngâm lâu trong thùng ném xuống hồ cho đàn cá ăn.
Vừa thấy bóng anh, đám cá ở dưới đáy lồng bỗng lao lên mặt nước vùng vẫy, tranh nhau từng hạt ngô. Đám trắm đen lưng có mình dài gần mét lượn lờ như những chiếc "tàu ngầm".
Nhìn con nào con nấy rất khỏe, chúng ăn hết lớp ngô này đến lớp khác mà vẫn cứ nhô lên mặt nước đợi chủ cho ăn tiếp. Anh Sang nhìn đàn cá thỏa sức bơi lội mà lòng tràn đầy niềm hứng khởi: "Đang là mùa nước về, nên tôi không dám cho chúng ăn nhiều. Nếu nó ăn quá no sẽ chết. Thường thì vào đầu mùa mưa, người nuôi cá phải hạn chế cho chúng ăn".
Kinh nghiệm nuôi cá quý báu đó được anh Sang học hỏi từ nhiều chủ bè khác. Những năm trước đây, mỗi khi mùa mưa về, chủ bè cá nào cũng kêu trời vì cá chết nổi trắng lồng. Sau bao vụ thất bát, họ mới tìm ra nguyên nhân, cá chết là do ăn quá no. Từ khi "căn bệnh" kinh niên này được phát hiện, người nuôi cá ở lòng hồ mới yên tâm mở rộng sản xuất.
Hiện khu bè của anh Sang có 6 lồng trắm đen, 6 lồng nuôi cá lăng còn lại là cá rô, chép và cá trê. Trong các loại cá anh Sang nuôi, anh "kết" nhất là cá trắm đen. Giống này ít bệnh, ăn khỏe lại lớn nhanh. Hơn nữa, nó luôn là mặt hàng được săn lùng nhiều nhất vào mỗi dịp tết.
Theo anh Sang, nuôi cá trắm đen đạt trên 7kg là anh bán với giá 200.000 đồng/kg. Thường thì cá đạt trọng lượng trên 10kg anh mới bán. Như vậy mỗi con cá thu được trên 2 triệu đồng. Trong mỗi lồng cá, anh Sang thả 300-400 con.
Cá trắm đen bán giá cao nhưng chẳng bao giờ anh có đủ cá để bán vì cá được nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên như sắn, ngô và cá tép nên thịt của chúng rất thơm ngon. Ai đã từng được thưởng thức cá từ bè của anh Sang, ăn một lần là nhớ mãi. Dù họ biết giá có cao hơn rất nhiều so với ngoài chợ nhưng họ vẫn tìm mua cho kỳ được.
Không chỉ có trắm đen mà các lồng cá lăng, chép, trê và rô phi đơn tính đều được anh Sang cho ăn bằng nguồn thức ăn tự nhiên: Ngô, sắn trồng trên đồi, cá tép bắt ngoài hồ. Do anh chủ động được nguồn thức ăn nên cá rất ít bệnh lại tiết kiệm được chi phí. Chúng có lớn chậm hơn so với việc cho cá ăn thức ăn công nghiệp, nhưng bù lại anh luôn bán được giá cao gấp 2 - 3 lần.
Ngay cả việc chữa bệnh cho cá cũng được anh Sang dùng thảo dược từ thiên nhiên. Cá thường hay mắc bệnh ghẻ và đầy bụng. Anh Sang dùng lá xoan ngâm trong lồng để chữa bệnh ghẻ cho cá.
Hành trình gian nan...
Anh Sang (SN 1983) sinh ra và lớn lên tại xóm Nai, xã Thung Nai. Vùng đất sinh sống bao đời của bà con người Mường. Giống như các cụ thân sinh, anh lớn lên với những thửa ruộng bậc thang tạc vào vách núi. Ngày ngày lên nương trồng ngô, trồng sắn, bao năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cuộc sống vẫn khó hoàn khó. Ước mơ có được cuộc sống đủ đầy với gia đình anh luôn cháy bỏng.
Từ khi thủy điện Hòa Bình tích nước cũng là lúc những chân ruộng tốt nhất của bà con người Mường ven sông Đà bị đánh ngập. Bà con phải di dân lên vùng đất cao hơn, gia đình anh Sang cũng vậy.
Anh Nguyễn Xuân Sang. Ảnh: P.V
Cuộc sống của bà con người Mường vốn quen với sông, với suối, chứ ít ai nghĩ được tìm ra cách gì để sống với cái lòng hồ mênh mông biển nước đó. Cách đây khoảng 20 năm, nhiều người cũng đã kỳ công đóng bè xuống hồ nuôi cá, nhưng ít người thành công.
Anh Sang lớn lên trong những ngày dịch chuyển khốn khó đó, anh hiểu được nỗi vất vả mà bao năm qua, gia đình anh cũng phải vật lộn để kiếm sống. Cách đây 3 năm, nhận được chương trình hỗ trợ nuôi cá lồng từ tỉnh Hòa Bình, anh cũng mạnh dạn "hạ thủy" nuôi cá.
Những ngày đầu kết bè, nối lưới để khởi nghiệp trên mặt hồ nước mênh mông, anh cũng lo lắm. Anh vốn quen tay cuốc, tay cày, chứ đã nuôi cá bao giờ đâu. Bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua, trước khi thả cá, anh cũng đã đi thăm nhiều bè cá khác để học hỏi kinh nghiệm. Anh đã chọn 2 giống cá đang bán chạy nhất để nuôi là cá trắm đen và cá lăng.
Năm 1997, anh vay mượn thêm cũng dựng được 2 lồng cá. Ngày đầu thả cá xuống hồ, anh lo lắm. Nhưng vốn là người ham học hỏi, nên chẳng mấy chốc anh nắm được kỹ thuật chăm sóc cũng như đặc tính của loài cá lăng và trắm đen.
Nuôi cá được 1 năm, anh đã bán được lứa cá đầu tiên. Số tiền thu được, anh tiếp tục đóng lồng nuôi thêm cá. Từ 2 lồng cá ban đầu, đến giờ anh Sang đã có 20 lồng cá. Vui hơn cả là anh đã nắm rõ kĩ thuật nuôi cá.
TT-Huế: Dân rớt nước mắt nhìn toàn cá đặc sản đắt tiền lăn ra chết Thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi đột ngột khiến các loại cá đặc sản ở một số địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế chết hàng loạt gây thiệt hại lớn. Cá đặc sản chết chưa giảm Ông Trần Đức Tâm ở thôn 2, xã Hải Dương (TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) phản ánh, từ khi thả giống nuôi...