Nuôi cá trên ao nổi, dùng công nghệ Israel, khởi nghiệp thành công
Tốt nghiệp ĐH Thuỷ sản Nha Trang, anh Việt đã không tìm việc làm ổn định ở cơ quan nhà nước mà quyết định về quê, mang kiến thức học được, để lập thân lập nghiệp, làm giàu cho chính mình và nhiều người khác.
Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá mật độ cao
Chia sẻ với chúng tôi, anh Lê Văn Việt ở thôn Phương Khê, xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, Hải Dương cho biết: Bắt đầu khởi nghiệp năm 2009, với gần 1ha ao nước đấu thầu của địa phương. Sau 2 năm miệt mài nuôi thả cá, anh đã phát hiện ra, nếu cứ mạnh ai nấy làm, không có sự liên kết sản xuất, thì không tạo ra được số lượng sản phẩm lớn và cũng không thể mua được các loại vật tư SX trực tiếp từ nhà máy với giá thấp hơn, để hạ giá thành, dẫn đến hiệu quả nuôi cá không cao…
Mang những phát hiện nói trên ra chia sẻ cùng những người nuôi cá trong xã, anh Việt đã nhận được sự đồng thuận cao. Và HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt được thành lập, ra đời từ đó (năm 2011), gồm 8 thành viên sáng lập và hơn 10ha ao hồ mặt nước.
Kể từ sau thành lập, dưới sự dẫn dắt của anh Việt trong vai trò là Giám đốc, HTX Xuyên Việt đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên chiếm lĩnh thị trường, làm chủ các tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất và kinh doanh có lãi cao.
Một trong những thành tựu đạt được nổi bật trong thời gian qua của Xuyên Việt là: Năm 2013 HTX đã xây dựng và vận hành thành công quy trình nuôi cá trên ao nổi. Đây là công nghệ nuôi cá “hot” nhất lúc bấy giờ, đến nay vẫn được khá nhiều trang trại thuỷ sản áp dụng vào sản xuất. Bởi chi phí đầu tư xây dựng ao nổi chỉ bằng 60% so với đầu tư làm ao chìm (truyền thống).
Ao nổi có chiều sâu ao được làm nổi trên mặt đất. Thành và bờ ao đổ bê tông cứng. Đảm bảo cho nước ao không bị rò rỉ thất thoát. Không bị ảnh hưởng bởi mưa bão úng ngập. Dễ dàng tháo cạn nước thu hoạch cá và làm vệ sinh đáy ao, mà không cần dùng tới máy bơm hút nước các loại. So với nuôi cá trong ao chìm, ao nổi có hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao hơn, nên cá tăng trọng nhanh, ít nhiễm dịch bệnh, chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn 1,5 lần, chu kỳ nuôi cũng rút ngắn được 20% thời gian so với nuôi truyền thống.
Tuy nhiên, sự kiện làm nên danh tiếng Xuyên Việt, được nhiều người biết đến là, năm 2016 HTX đã tạo ra được năng suất đột phá về nuôi cá, nhờ áp dụng quy trình công nghệ của Israel – một trong những công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Để có được công nghệ này, anh Việt đã phải bỏ ra 100 triệu đồng, sang Trung Quốc (qua sự giới thiệu của một giáo sư người Mỹ) tham quan và thực hành nuôi cá công nghệ Israel ở đó.
Video đang HOT
Theo anh Việt, công nghệ Israel cũng giống như nuôi cá lồng trên sông ở nước ta. Có khác biệt là, công nghệ Israel cần dùng các kiến thức khoa học kỹ thuật, để tạo ra một dòng sông thu nhỏ trong ao, có đầy đủ các yếu tố của một dòng sông lớn ngoài tự nhiên như, bọt khí, sóng nước, dòng chảy liên tục và không dơ bẩn…
Trong điều kiện như vậy, hàm lượng oxy hoà tan trong nước của sông trong ao rất cao. Cho phép nuôi thả cá với mật độ cao. Năng suất có thể đạt 100 – 150kg cá/m2 mặt nước nuôi thả (cao gấp 10 lần so với cách nuôi truyền thống). Chất lượng cá tốt hơn. Thịt thơm ngon, kho/rán không bị ra nước như các loại cá nước ngọt bán trên thị trường.
Bằng cách làm đột phá, từ sau khởi nghiệp đến nay, Xuyên Việt đã mở rộng được diện tích ao nuôi trồng thuỷ sản lên 106ha, bao gồm 22 thành viên sở hữu. Mỗi năm có thể sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 1.000 tấn cá thương phẩm và 30 triệu con cá giống các loại. Lợi nhuận trung bình đạt 9 – 10 tỷ đồng/năm.
Hiện tại Xuyên Việt đã kết nối được với hơn rất nhiều đầu mối bao tiêu cá giống và cá thương phẩm trên toàn quốc. Bảo đảm mọi sản phẩm làm ra từ HTX đều tiêu thụ hết. Ngoài ra, Xuyên Việt còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá nước ngọt, công suất 1.000 tấn/năm. Dự kiến cuối năm 2019 nhà máy sẽ đi vào hoạt động.
“Hiện tại ở miền Bắc có gần 90 mô hình nuôi cá theo công nghệ Israel, nhưng chỉ có khoảng 10 mô hình thành công. Nguyên nhân, do các chủ trại còn giữ tâm lý tiết giảm chi tiết công nghệ, giảm chi phí, dẫn đến thiết bị không đồng bộ, hiệu quả SX chưa được như ý”, anh Việt chia sẻ.
Theo Nguyễn Hải Tiến (NNVN)
Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Nỗi khổ "một chốn bốn nơi" của lao động di cư
Ra đi bởi vô vàn những khó khăn những tưởng cuộc sống của lao động di cư từ quê ra phố sẽ bớt vất vả khi có tiền, ai ngờ lo lắng lại chồng chất. Dù có tiền, nhưng gia đình của lao động di cư lại lâm vào cảnh một chốn, bốn nơi, con cái không được chăm sóc cẩn thận.
Ngày sum họp gia đình xa vời vợi
Xỏ đôi dép tổ ong, vận bộ đồ nhìn hơi bạc màu, nhưng có lẽ đây là bộ đồ đẹp nhất của bà Nguyễn Thị Bình (57 tuổi) ở Phú Thọ có. Lần đầu tiên bà được bước vào một quán cà phê sang trọng, nơi bà được mời tới đây để chia sẻ về kinh nghiệp khởi nghiệp của lao động di cư. Đằng sau sự thành công của một nữ lao động di cư ở tuổi 52 là câu chuyện buồn về gia đình không thể che giấu.
Bà Bình kể, chồng ốm nặng nằm 1 chỗ, một trong 2 đứa con thì ốm và chết từ lúc còn trẻ cuộc sống của người phụ nữ di cư này gần như đã lâm vào tuyệt vọng. "Lúc con ốm mất, chồng thì nằm một chỗ vì mắc bệnh tâm thần tôi gần như tuyệt vọng. Nghĩ phải làm gì để có tiền lo cho chồng đây?. Thế rồi lúc đó có người chỉ tôi cách lên thành phố đi bán bánh mì. Công việc dù vất vả nhưng chí ít còn kiếm được chút tiền về lo cho gia đình" - bà Bình kể lại.
Bà Bình chia sẻ về bước đường khởi nghiệp và hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn. Ảnh: M.N
Ngày ấy, bà Bình quyết tâm ra đi để lấy tiền lo cho chồng con, nhưng không may con trai bà cũng bệnh tật mà mất sớm. Cô con gái thì được gửi ở nhà nhờ anh em họ hàng trông nom giúp. Gần 10 năm xa quê là gấn ấy năm bà Bình nai lưng làm việc, xa người thân xa quê hương. Không ít lần hàng xóm, láng giềng, anh em đổi tiếng xấu nghĩ bà bỏ chồng đi theo giai.
Nhiều lúc tủi hờn, bà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong để cố gắng làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn, giờ cuộc sống của bà cũng bớt khó khăn vì có nghề bán bánh mì ổn định, tuy vậy gia đình bà vẫn chưa được một ngày sum họp. "Con gái lớn lấy chồng xa, chồng thì ở quê, tôi thì ở Hà Nội. Nhà có 3 người mà mỗi người mỗi nơi"- bà Bình ngậm ngùi kể.
Tình cờ trong một lần gọi tax xi tôi gặp và trò chuyện với một lái xe là tên là Vũ Huy Tuấn (53 tuổi) ở Giao Thuỷ, Nam Định. Anh Tuấn cùng với vợ lên Hà Nội làm việc đã được 7 năm. Anh làm nghề chạy xe ôm, vợ thì làm nghề thu gom sắt vụn. 7 năm xa quê là 7 năm anh chị phải xa 3 đứa con, gửi nhờ ông bà ngoại trông hộ.
Phó thác con cái cho ông bà
"Nghĩ thương con nhưng cảnh làm nông nghiệp, hai vợ chồng không đủ tiền nuôi 3 đứa con ăn học nên phải "vứt" chúng ở quê rồi ra đi kiếm tiền. Nhớ thương đành gạt sang một bên để dồn sức làm kinh tế. Năm hai đứa con con đầu vào đại học ngỡ sẽ nhẹ gánh, vậy nhưng khó khăn này chưa qua, khó khăn khác lại đã tới. Con út không có anh kèm cặp thì chơi bời, rồi bỏ học theo người yêu vào Nam từ năm học lớp 10. Cực chẳng đã chúng tôi phải lo cho cả mẹ lẫn con" - anh Tuấn kể.
Cũng giống như anh Tuấn, các gia đình di cư đều có chung hoàn cảnh rất đặc biệt. Người thì nghèo khó, chồng chết, con ốm, người thì ly thân, ly hôn... Chính bởi hoàn cảnh ấy mà họ di cư với một mong ước lớn lao sẽ có cơ hội làm lại cuộc đời hoặc kiếm được tiền đổi thay số phận.
Nguy cơ tan vỡ gia đình của lao động di cư
Là đơn vị tiên phong trong hoạt động hỗ trợ người lao động di cư, nhiều năm nay Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (Light) đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cả về tâm lý lẫn phát triển kinh tế cho lao động di cư.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang - Phó viện trưởng Viện Light cho biết thường lao động di cư có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt. Nhiều gia đình không chỉ khó khăn về kinh tế mà còn đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tinh thần. Hoặc là ly hôn, ly thân, hoặc là chồng ốm, con đau...
"Chính vì nghèo khó, gia đình khó khăn nên nhiều người mới di cư ra thành phố để kiếm tiền, cải thiện cuộc sống. Mặc dù giải quyết được những khó khăn về kinh tế nhưng họ vẫn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn của của sự bất hạnh. Nhiều chị em đã từng tâm sự, lúc chị em rời quê đi làm ăn xa thì chồng ở nhà bồ bịch, con không được chăm lo, học hành sa sút. Nhiều đứa con rơi vào cảnh nghiện ngập, cờ bạc, hư hỏng" - bà Giang kể lại.
Di cư khiến cho nhiều gia đình truyền thống phải đối mặt với nguy cơ tan vỡ. Ảnh: I.T
Bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cho biết, thông thường ở các gia đình di cư việc vợ chồng sống xa nhau là chuyện rất bình thường. Điều bất thường là ở chỗ cứ có 10 gia đình di cư thì phải đến 7-8 gia đình mâu thuẫn, gặp phải vấn đề "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt".
"Việc sống xa cách nhau thường xuất hiện các trạng thái tình cảm cả tích cực và tiêu cực trong quan hệ tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, các cảm xúc tiêu cực phổ biến hơn nhiều. Một số nam giới ở nhà thường mang tâm trạng tự ti vì cảm thấy vợ lạnh nhạt, coi thường mình ở nhà không làm ra tiền. Trong khi đó, một số phụ nữ thường lo lắng lòng chung thủy của người chồng khi sống xa gia đình" - bà Ngọc Anh nói.
Theo Danviet
Bất ngờ với "bí quyết" sống thọ của 4 anh em ruột ở Hải Dương Là anh em ruột sinh ra từ thế kỷ trước, nhưng chưa bao giờ 5 anh em nhà cụ Thướng thuộc dòng họ Nguyễn Văn to tiếng, mâu thuẫn. Các cụ luôn bằng lòng với những gì hiện có, sống an vui với con cháu. Đó chính là "bí quyết" giúp các cụ luôn khỏe mạnh, sống thọ. "Bí quyết" sống thọ của...