Nuôi cá tra ứng dụng cơ giới
Vừa qua, tại Canh tân Hội quán, ấp An Hòa, xã An Nhơn, Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành phối hợp với xã An Nhơn tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá tra ứng dụng cơ giới hóa. 40 nông dân nuôi cá vùng cù lao An Hòa đã đến dự.
Tham quan máy cho cá ăn tự động
Mô hình được áp dụng thử nghiệm trên diện tích 0,5ha mặt nước tại hộ ông Lê Hồng Đức ở ấp Tân Hòa, xã An Nhơn. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 1 máy cho cá ăn tự động trị giá khoảng 40 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 50%, hộ tham gia mô hình đối ứng 50%). Máy gồm: thùng chứa thức ăn, hệ thống mô tơ, hệ thống bơm phun thức ăn, ống dẫn và hệ thống hẹn giờ tự động, công suất cho cá ăn khoảng 4 tấn thức ăn/giờ… , tiết kiệm được công lao động cho cá ăn hàng ngày, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cá cao, tỷ lệ hao hụt thức ăn trong quá trình cho ăn thấp, giúp cá phát triển tốt và ổn định…
Video đang HOT
Tuy nhiên, máy cho cá ăn tự động còn nhiều hạn chế như: phải sử dụng điện 3 pha nên chi phí đầu tư cao, khó áp dụng rộng rãi tại các hộ nuôi nhỏ lẻ, máy vận hành gây tiếng ồn, diện tích phân bố thức ăn hẹp nên cá phát triển không đồng đều… Nông dân đã có nhiều ý kiến như: cần khắc phục hệ thống vận hành và nguồn điện để có thể áp dụng rộng rãi tại các ao nuôi cá tra, giảm giá thành máy để người nuôi có thể đầu tư nhiều máy cho các ao nuôi, cần thiết kế kết hợp thêm các bộ phận để trộn thuốc thú y thủy sản…
Theo Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, mô hình trình diễn nhằm từng bước giúp người nuôi cá giảm bớt chi phí nhân công, giảm giá thành nuôi cá tra xuất khẩu trong thời gian tới.
Theo Đăng Phúc (Báo Đồng Tháp)
Người nuôi cá bỏ ao đi trồng màu
Theo khảo sát của NTNN, hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 - 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Cụ thể, tại nhiều tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre... giá cá tra nguyên liệu loại thịt trắng đang ở mức 17.500 - 19.000 đồng/kg, giảm hơn 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thậm chí đối với cá tra nguyên liệu quá lứa, thương lái thu mua tại hầm chỉ còn 16.000 - 16.500 đồng/kg...
Nhiều nông dân tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đang cầm cự với con cá tra. Ảnh: K.H
Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, thế nhưng giờ đây, ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngụ huyện Châu Phú, An Giang) không mấy tha thiết với con cá này nữa. Ông Nguyên cho biết, dù giá cá tụt xuống mức đáy nhưng không nhiều người mua khiến cá quá lứa xuất khẩu.
Ông Nguyên kể, cả tháng qua, trong vùng chỉ có 2 hộ bán được cá nhưng với giá chỉ 17.000 - 18.000 đồng/kg đối với cá có cỡ 1,2 - 1,3kg/con. Trong khi đó, giá thành nuôi cá hiện nay đã là 20.000 - 21.000 đồng/kg đối với những hộ kiểm soát tốt giá đầu vào. "Với mức giá này, hộ nuôi đã lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg, nhưng dù sao thì bán được cá vẫn tốt hơn, vì giúp cắt lỗ. Nếu không bán được phải giam cá lại trong ao, vừa tốn thức ăn vừa hao hụt" - ông Nguyên cho biết.
Trong khi đó, nhiều hộ nuôi cá ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang... đã phải bỏ nghề hoặc bán đất, bán ao để trả nợ vì con cá tra. Bà Nguyễn Thị Lệ Hồng ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có ao nuôi rộng hơn 2.000m2, sản lượng cá có thể đạt 70 - 80 tấn cá. Bà Hồng cho biết, nuôi được ra đàn cá thương phẩm đã khó, bán cá sao cho thu hồi được vốn càng khó hơn khi giá cá cứ ngày càng giảm. Do đó, gia đình bà Hồng đã tính tới chuyện bỏ nghề, chuyển sang trồng màu.
Bà Hồng cũng cho biết, có 60 - 70% số hộ dân nuôi cá tra trong vùng đã phải treo ao vì thua lỗ. "Cá tra bây giờ không còn là niềm vui, niềm tự hào của nông dân ĐBSCL như mười mấy năm trước đây nữa, thay vào đó, nói tới cá tra là nói tới thua lỗ, nợ nần, nghèo khó... nên không có ai vui vẻ gì" - bà Hồng than thở.
Còn theo Bộ NNPTNT, tính đến cuối tháng 7, diện tích nuôi mới cá tra ở ĐBSCL chỉ đạt hơn 1.700ha, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2015, diện tích thu hoạch đạt hơn 1.800ha, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2015. Việc giá cá liên tục giảm không đã không hấp dẫn người nuôi.
Theo Danviet
Nông nghiệp lần đầu tăng trưởng âm: Cá, tôm bơi vào... ngõ cụt! Dịch bệnh gia tăng, giá bán giảm, thiếu vốn sản xuất, thua lỗ nhiều năm liên tiếp, cạnh tranh ngày càng không lành mạnh ở thị trường ngoài nước... là những thách thức, khó khăn mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt. Thực trạng đó đang làm cho người nuôi cá, tôm hụt hơi. Người nuôi...