Nuôi cả nghìn con “thủy quái” dưới ao bèo, bán chạy như tôm tươi
Ông Phạm Bá Bắc sinh năm 1963, bản Panh ( xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) nuôi hàng nghìn con ba ba gai dưới ao bèo. Với những con ba ba gai to “khổng lồ”, nhiều người nói vui là ông Bắc nuôi “ thủy quái” trong ao bèo bán chạy như tôm tươi. Ông là một trong những hộ đi đầu trong việc nuôi ba ba gai giữa lòng TP. Sơn La, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng.
Ông Bắc bắt đầu nuôi ba ba gai từ năm 2008. Lúc đầu ông mua 50 con giống từ người dân tộc Thái ở huyện Sông Mã về nuôi. Một thời gian sau ông nhận thấy ba ba gai sinh sôi, phát triển rất nhanh và phù hợp với môi trường khí hậu tại địa phương. Ông đào thêm 5 ao với tổng diện tích hơn 1.000m2, đầu tư vốn mua máy bơm dẫn nước từ suối Nậm La nuôi 2.000 con ba ba gai để cung ứng ba ba thịt thương phẩm cho các nhà hàng trên TP.Sơn La và các huyện trong tỉnh.
Mô hình nuôi ba ba gai của Bắc hiện được coi là lớn nhất ở thành phố Sơn La.
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi ba ba gai, ông Bắc tâm sự: Tôi xuống nhà người bạn chơi thì nghe kể về mô hình nuôi ba ba cho thu nhập cao. Thấy vậy tôi cũng thử vận may của mình xem sao. Tôi bàn bạc với vợ vào huyện Sông Mã (Sơn La) mua giống ba ba gai trưởng thành nặng từ 5 – 6kg về nuôi, để cho sinh sản nhanh. Lúc mới đầu nuôi với số lượng lớn thì cũng gặp không ít khó khăn, sau đó tôi tự học hỏi, tìm tòi qua sách, báo, ti vi để hiểu thêm về kỹ thuật chăm sóc, tập tính của loài ba ba, nhất là ba ba gai. Nhờ đó, mà tôi chăm đàn ba ba lớn và sinh sản rất nhanh chóng, hiếm khi bị còi cọc và dịch bệnh.
Hiện, gia đình ông Bắc nuôi 2.000 con ba ba gai ở 5 ao.
“Khi xây bể hoặc ao ba ba gai cần dành 4 m2 phủ các lớp cát ở rìa bờ ao. Khoảnh đất có cát này là để làm nơi cho ba ba bò lên đẻ trứng, diện tích càng to thì càng tốt, sẽ thuận lợi cho ba sinh sản tốt hơn. Một năm ba ba đẻ từ 3 – 4 lần và thường đẻ trứng vào tháng 5 đến tháng 8. Một con ba ba có thể đẻ từ ba đến bốn ổ, mỗi ổ thường có 20 quả trứng, cũng có những ổ ba ba đẻ đến 30 quả.
Nuôi ba ba gai này rất dễ chăm. Ba ba ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các phụ phẩm ruột, lòng lợn, cá…, đầu ra cho sản phẩm cao và ổn định. Ba ba chỉ ăn từ cuối tháng 2 đến tháng mười, còn cuối tháng 10 trở đi không cần ăn, thời gian đó ba ba ngủ đông rồi nên không tốn tiền mua thức ăn” – ông Bắc cho hay.
Video đang HOT
Ông Bắc đầu tư vốn xây kiên cố ao và thả bèo tây, để thuận lợi cho đàn ba ba gai phát triển.
Để tạo môi trường thuận lợi cho đàn ba ba, ông Bắc thả bèo tây vào ao làm nơi trú ngụ cho đàn ba ba. Công dụng của bèo tây rất tiện ích, mùa hè thì dễ của bèo tây hút hết chất thải và các loại tạp chất trong ao tránh làm ô nhiễm đến sức khỏe của ba ba. Còn mùa đông bèo tây làm cho nước ấm hơn và là nơi trú ngụ tiện ích cho ba ba tránh rét, nên ba ba không bị dịch bệnh và phát triển rất nhanh.
Hiện, trong trang trại của ông Bắc có nhiều con ba ba gai đạt trọng lượng 10kg.
Ông Bắc cho biết: Nuôi ba ba gai này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, thịt ba ba ngon và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Hiện tại gia đình tôi nuôi 2.000 con ba ba gai thương phẩm, mỗi 1kg tối bán với giá 500.000 nghìn đồng. Bình quân 1 năm tôi bán hơn 8 tạ ba ba thương phẩm ra thị trường và nhà hàng, khách sạn ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La…
1kg ba ba gai thương phẩm được ông Bắc bán với giá 500.000 nghìn đồng.
Giá bán ba ba gai thịt thương phẩm luôn duy trì ở mức cao 500.000 đồng/kg nhưng ông Bắc cho hay nuôi không kịp bán bởi nhu cầu thị trường lớn. Có thời điểm gia đình ông nhận được rất nhiều đơn đặt hàng ba ba thịt nhưng không đủ để cung cấp ra thị trường. Nhờ nuôi ba ba, điều kiện kinh tế của gia đình đã khá giả và có của ăn của để, con cái đều trưởng thành và có nghề nghiệp ổn định. Sau khi trừ chi phí chăm sóc đàn ba ba, gia đình ông Bắc thu lãi khoảng 400 triệu đồng.
Theo Danviet
Sơn La: Xót xa nhìn vườn hồng tiền tỷ đỏ rực ngập trong lũ bùn
Mưa lũ xảy ra vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 đã khiến mực nước suối Nậm La dâng cao, gây ngập lụt nhiều vườn hoa hồng tiền tỷ của các hộ dân ở bản Hụm (xã Chiềng Xôm, TP Sơn La, tỉnh Sơn La). Những vườn hồng tiền tỷ này đang có nguy cơ mất trắng, khiến người nông dân nợ chồng lên nợ.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lèo Văn Hưởng, Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm (thành phố Sơn La), cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã có 60ha hoa hồng đã cho thu hoạch. Nhưng cơn lũ cuối tháng 8 vừa rồi đã làm mất trắng khoảng 70% diện tích hoa hồng. Phải cần ít nhất 3 tháng mới hồi phục lại như ban đầu, số tiền bà con phải bỏ ra để khắc phục là rất lớn.
Theo ông Hưởng, một năm, nếu hoa tốt, được giá, 1ha hoa hồng có thể cho thu 1 tỷ đồng/năm, trung bình thu từ 700 đến 800 triệu/ha/năm. Sau khi trừ chi phí chăm sóc, bà con cũng thu lãi từ 300 - 400 triệu/ha/năm.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Hòa, bản Hụm, tâm sự: Gia đình tôi trồng 1,1ha hoa hồng. Bình quân, cứ 2 ngày thì lại cắt một lần, cắt hết vườn thu được từ 9.000 bông đến 10.000 bông. Với giá 3.000đ/bông to và 1.500đ/bông bé, nếu bán đổ xô 1 buổi cắt cũng thu từ 17 - 18 triệu đồng. Giờ bị lũ ngập như này phải cần thời gian 3 tháng để hồi phục.
"Bà con chăm hoa hồng chủ yếu để bán vào dịp 20.10 và 20.11. Thời điểm đó, một bông của nó bán được từ 5 - 6.000 đồng. Cả năm, người trồng hoa chúng tôi chỉ trông chờ vào những tháng này, giờ thì trắng tay rồi. Nhà tôi còn nợ ngân hàng 700 triệu đồng, nếu vụ này không xảy ra lũ lụt thì gia đình đã có thể trả được nửa số tiền nợ rồi. Bị lũ thế này, giờ phải cần đầu tư thêm ít nhất hơn trăm triệu nữa may ra mới phục hồi được" - bà Hoài bùi ngùi.
Những bông hồng xơ xác nằm ngổn ngang giữa dòng nước lũ đục ngầu
Anh Lý Văn Hùng là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất, gần như mất trắng hoàn toàn. Cách đây 2 năm, anh Hùng rời quê hương Mê Linh (Vĩnh Phúc) lên bản Hụm lập nghiệp với hy vọng đổi đời. Tại đây anh Hùng thuê lại ruộng của người dân sở tại để trồng cây hoa hồng. "Để có vườn hồng này, gia đình phải đi vay ngân hàng 500 triệu đồng cộng với 900 triệu vay mượn của bạn bè, người thân. Tổng chi phí bỏ ra là 1,4 tỷ đồng. Vườn nhà em rất tốt, lứa hoa đang dày đặc, nào ngờ lũ to đến làm thiệt hại 70% diện tích" - anh Hùng buồn rầu.
"Năm nào cũng vậy, vào ngày 30.6 và 30.12 người dân sở tại cho em thuê đất lại đòi tiền. Mất vụ này, phải cần đến 300 triệu đồng khắc phục được. Phải hơn 2 tháng trời may ra mới cho cắt những bông hoa đầu tiên. Em không biết phải lấy tiền ở đâu để vừa trả nợ vừa phục hồi lại vườn hồng" - anh Hùng than thở.
Theo anh Hùng, cách khắc phục bây giờ là dùng nước phun, rửa bùn đất bám trên cây, cây nào sống được thì tốt, còn không thì bấm tỉa hết đi những cây đã hỏng và giữ lại gốc. Đợi khi nào nước rút, bắt đầu khô đất rồi bón phân, phun thuốc đầy đủ thì cây mới hồi phục được.
Do nằm ở vùng trũng thấp nên hầu hết diện tích hoa hồng nhà anh Hùng bị ngập úng
Cách khắc phục ban đầu là dùng vòi phun các lớp bùn bám trên cây
Theo Danviet
Cận cảnh: Trại rau thủy canh đẹp như phim của trai phố núi Sơn La Hướng tới việc cung cấp nguồn hàng rau "Nói không với thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại có trong môi trường tự nhiên", anh Phạm Đình Cường, tổ 9, phường Quyết Thắng (T.P Sơn La, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng rau thủy canh đầu tiên ở phố núi Sơn La. Trại rau thủy canh...