Nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Sơn La ngày một nhiều
Tận dụng tiềm năng mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân của xã Nậm Ét, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Quàng Văn Oai, Chủ tịch UBND xã Nậm Ét cho biết: “Sau khi vùng lồng hồ thủy điện Sơn La tích nước, Hội Nông dân xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư nuôi cá lồng, tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, biện pháp phòng trị bệnh cho cá; đồng thời, tổ chức cho nhiều hộ đi tham quan học tập mô hình nuôi cá lồng ở các xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng…
Thông qua chương trình 30a, xã đã phối hợp với các ngành của huyện hỗ trợ bà con về giống, vốn, kỹ thuật để phát triển mô hình nuôi cá lồng kết hợp với thủy cầm. 3 năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những hộ nuôi đều khá giả hơn trước. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước…”.
Gia đình anh Lò Văn Thanh ở bản Nà Hừa là một trong những hộ đầu tiên ở xã Nậm Ét nuôi cá lồng vào cuối năm 2014. Anh Thanh cho biết, việc nuôi cá lồng không khó, bởi thức ăn cho cá có sẵn ở địa bàn, như lá chuối, ngô, sắn, cỏ voi… Lúc thả cá cỡ 2 – 3 con/kg sau 6 tháng nuôi, nhiều con nặng 3 kg/con. Với 9 lồng cá, mỗi năm sản xuất 2 lứa, anh thu nhập khoảng 170 triệu đồng. Nuôi cá hiệu quả kinh tế cao mà đỡ vất vả hơn nhiều so với làm nương.
Video đang HOT
Nhận thấy gia đình anh Thanh có thu nhập ổn định từ nuôi cá lồng, nhiều hộ khác đã tới học cách làm. Họ đã sáng tạo trong việc làm lồng vừa tăng diện tích nuôi cá, vừa đảm bảo kỹ thuật để tránh thiệt hại do các yếu tố bên ngoài. Môi trường nước trong sạch, phù hợp phát triển nuôi cá lồng và thủy cầm. Hầu hết các hộ đều có thể tự túc thức ăn chăn nuôi, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu tư.
Năm 2014, toàn xã mới chỉ có 6 lồng cá, đến nay, tăng lên là 169 lồng với 64 hộ nuôi, trong đó 19 hộ tham gia mô hình hợp tác xã Nậm Ét với 63 lồng. Nuôi nhiều nhất là bản Nà Hừa với 71 lồng… Qua đánh giá về hiệu quả kinh tế, nếu sản xuất 2 vụ/năm thì lãi khoảng 19 triệu đồng/lồng. Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm mới chỉ là bán lẻ, với giá dao động từ 80 – 100 nghìn đồng/kg tùy từng loại cá.
Theo Đình Hải (Nông Nghiệp Việt Nam)
Bố giỏi nuôi cá lồng, con xông xênh du học
Từng trắng tay vì làm trang trại VAC không hiệu quả, nhưng nhờ gắn bó với nghề nuôi cá lồng, anh Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Khởi nghiệp gian nan
Năm 1992, vợ chồng anh Chiểu bắt đầu làm trang trại VAC. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, đầu những năm 2000, trang trại của anh có quy mô lớn và hiện đại hàng đầu ở xã. Với diện tích 7 mẫu, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng nuôi trên 300 con lợn thịt, 10.000 con gà. Ngoài ra, anh còn đào 3 ao để thả cá các loại. Trên bờ anh Chiểu trồng cây hòe. Mỗi năm trang trại cho doanh thu vài tỷ đồng.
Lồng cá tiền tỷ của vợ chồng anh Phạm Đình Chiểu. Ảnh: Thu Hà
Những tưởng chuyện làm ăn thuận buồm xuôi gió, ai dè năm 2005, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh bùng phát, trang trại của anh thiệt hơn 100 con lợn thịt, 4.000 con gà, tính ra mất trắng cả tỷ đồng. Gạt qua buồn bã, vợ chồng anh lại cặm cụi gây dựng cơ nghiệp lại từ đầu.
Đầu năm 2012, nghe bạn bè giới thiệu ở Hải Dương có mô hình nuôi cá lồng hiệu quả, vợ chồng anh lại khăn gói sang tận nơi tham khảo. "Thấy sông Hồng chảy qua địa bàn xã có nguồn nước sạch, phù hợp với nuôi cá lồng, tôi quyết định đầu tư nuôi 24 lồng cá và cũng là một trong những người đầu tiên nuôi thử nghiệm cá lồng trên sông tại địa phương"- anh Chiểu thổ lộ.
Theo anh Chiểu, anh khởi nghiệp với nghề nuôi cá lồng vô cùng khó khăn do thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, rồi một số bận thất bại khiến tiền tỷ trôi sông. "Vừa xuống giống cá được 4 tháng thì trận mưa bão lịch sử tháng 8.2012 xảy ra. Do chưa có kinh nghiệm bỏ neo nên đàn cá theo dòng nước lớn bơi ra khỏi lồng. Chưa hết khó khăn, sau bão xảy ra mưa to kéo dài gây lũ bất ngờ làm cá trong lồng chết sạch, thiệt hại cả gần tỷ đồng"- anh Chiểu nhớ lại.
Đứng lên từ thất bại
Khó khăn là vậy nhưng anh Chiểu không lùi bước. Anh bảo: "Từ bài học kinh nghiệm trên, vào mùa mưa lũ, tôi chủ động hơn trong việc chuẩn bị phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra đối với lồng cá. Tôi thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, các lồng cá được neo cẩn thận, tránh bị trôi khi nước chảy xiết... Nghề nuôi cá lồng cũng lắm gian nan, nhưng mình không được nản. Nút thắt ở đâu thì mình gỡ ra ở đó...".
Anh Chiểu chọn cá diêu hồng, cá lăng, cá chép giòn là những giống cá có giá trị kinh tế, được thị trường ưa chuộng làm đối tượng nuôi chính. Để tăng hiệu quả sinh lợi, ngay từ năm thứ 2 anh Chiểu đã đầu tư nuôi cá lồng theo quy trình khép kín. Theo đó, anh chủ động được con giống, kỹ thuật nuôi và cả thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, anh Chiểu còn hợp tác với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thủy sản. "Việc hợp tác với các công ty này có 3 cái lợi là đảm bảo nguồn thức ăn, thuốc thủy sản uy tín, ổn định; tiết kiệm được chi phí do không phải mua qua trung gian; chủ trang trại thường xuyên được các cán bộ của công ty về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá" - anh Chiểu cho hay.
Với sự nỗ lực không ngừng của bản thân, anh Chiểu đã xây dựng được mô hình nuôi cá lồng bền vững, cho thu nhập cao. Hiện, anh đã có 74 lồng cá, mỗi lồng có diện tích 36m2. Theo tính toán của anh, một lồng cá nuôi trên sông cho thu hoạch cả gần chục tấn cá, năng suất cao bằng 8 - 9 mẫu ao. Từ nuôi cá lồng, mỗi năm anh Chiểu xuất bán hơn 500 tấn cá, trừ chi phí đầu tư gia đình anh còn thu lãi hơn 3 tỷ đồng.
Theo Danviet
Nước đầm Cầu Hai sụt độ mặn làm hàng chục tấn cá chết đột ngột Ngày 20/11 thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã có kết quả phân tích chất lượng nước đầm Cầu Hai tại các lồng nuôi cá ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc - nơi hơn hàng chục tấn cá vẩu của ngư dân xã này bị chết...