Nuôi cá lồng, suốt ngày trên sông mà dân Chiềng Bằng giàu có
Nhiều nông dân ở xã Chiềng Bằng ( huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có cuộc sống khấm khá, thậm chí giàu lên nhờ nuôi cá lồng bè trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La.
Những năm qua, tận dụng tiềm năng mặt nước rộng lớn trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ dân ở xã Chiềng Bằng đã chuyển từ canh tác nương rẫy, trồng ngô, sắn sang nuôi cá lồng bè.
Nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà đang mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Gia đình anh Lềm Văn Sơn, bản Bung (Chiềng Bằng) là một trong những hộ tiên phong nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà. Anh Sơn cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu với nghề nuôi cá lồng từ năm 2012. Nhờ nuôi cá lồng mà gia đình tôi từ khó khăn, giờ đã có kinh tế ổn định. Trước đây, do canh tác nương rẫy, trồng ngô, trồng sắn không hiệu quả, nhìn ra mặt hồ rộng lớn mà không biết làm gì. Qua tìm hiểu thông tin trên sách báo, tivi thấy nhiều nơi nuôi cá lồng rất hiệu quả. Thấy vậy tôi bàn với gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng làm 8 lồng nuôi cá”.
Nhờ nuôi cá lồng, người dân ở xã Chiềng Bằng đã thoát nghèo và làm giàu.
Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn cách nuôi, chỉ sau thời gian ngắn anh Sơn đã thuần thục cách nuôi. Đến nay, anh đã có 16 lồng cá, trung bình mỗi lồng nuôi từ 1 – 1,5 tấn cá, ước tính mỗi năm anh xuất bán từ 5 – 6 tấn cá, giá bán giao động từ 70.000 đồng/kg – 900.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí mỗi năm anh lãi gần 200 triệu đồng.
Nuôi cá lồng đang trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế, giảm nghèo ở Chiềng Bằng.
Cũng như anh Sơn, gia đình anh Lò Văn Huấn cùng bản, chia sẻ: “Gia đình tôi bắt đầu nuôi cá lồng từ năm 2013. Mới đầu thấy bà con dân bản nuôi cá lồng hiệu quả kinh tế cao, tôi bắt trước đầu tư làm 2 lồng bằng tre nuôi thử. Nhờ làm đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, lứa đầu tiên bán được trên 20 triệu đồng, thấy hiệu quả tôi tiếp tục mở rộng quy mô nuôi. Bằng số vốn tích góp, tôi đầu tư mua vật liệu làm lồng kiên cố bằng sắt thay cho lồng tre, nứa, mỗi năm làm tăng thêm vài lồng. Đến nay, gia đình tôi đã có 43 lồng cá và nuôi 5 loại cá chính: Cá chép, cá trắm, cá lăng, cá nheo và rô phi”.
Video đang HOT
Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho người dân.
Ông Tòng Văn Don, Phó Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Bằng, cho biết: Tận dụng mặt nước của vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trải rộng hơn 2.000 ha trên địa bàn xã, những năm qua cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân khai thác tiềm năng, thế mạnh mặt hồ, chuyển đổi thói quen sản xuất từ độc canh trên đất dốc sang phát triển nuôi cá lồng. Đến nay, toàn xã có 18 HTX thủy sản, với gần 1.400 lồng cá, sản lượng ước đạt 300 tấn/năm.
Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, xã đã phối hợp với các ban, ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi, chăm sóc cho người dân. Đồng thời, xây dựng, nhân rộng các mô hình HTX nuôi cá lồng, liên kết với các doanh nghiệp tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nghề nuôi cá lồng đã và đang góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Theo Danviet
Dân Sơn La nuôi cá đặc sản thả túi vôi và tỏi vào lồng để làm gì?
Từ ngày gắn bó với nghề nuôi cá lồng, đến nay kinh tế gia đình của anh Là Văn Đoán, ở bản Ban (xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) khấm khá hẳn lên. Chỉ với 10 lồng cá nhưng mỗi năm đem thu nhập về cho gia đình anh cả trăm triệu đồng.
Nhiều người cứ băn khoăn hỏi, những người nuôi cá như anh Đoán thả túi vôi và tỏi vào lồng cá để làm gì?
Bén duyên với nuôi cá lồng
Anh Đoán bắt đầu với nghề nuôi cá lồng từ năm 2015, từ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, giờ gia đình anh khấm khá hẳn lên nhờ nuôi cá lồng. Đến nay, trung bình mỗi lồng anh nuôi từ 5 tạ - 1 tấn cá, ước tính mỗi năm anh xuất bán từ 3 - 4 tấn cá, giá bán dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh lãi hơn 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá lồng của anh Là Văn Đoán.
Anh Đoán cho biết: Là hộ thuộc diện di dân tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, năm 2005 "vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc" tôi đã cùng bà con dân bản chuyển đến nơi ở mới tại bản Bó Ban (xã Chiềng Bằng). Theo quy định của Nhà nước mỗi nhân khẩu được chia 3.000 m2 đất sản xuất, thời điểm đó gia đình tôi có 4 nhân khẩu, tổng cộng được chia 1,2 ha.
Từ nuôi cá lồng mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình anh Đoán hàng chục triệu đồng.
Từng đó đất gia đình tập trung trồng ngô, sắn, cứ nghĩ rằng cần cù chăm chỉ làm ăn là kinh tế gia đình sẽ khá lên, thế mà sau nhiều năm canh tác đất ngày càng trở nên bạc màu, năng suất mỗi năm một thấp đi, kinh tế gia đình anh Đoán cứ thế giậm chân tại chỗ. Lúc bấy giờ, phong trào nuôi cá lồng trên địa bàn xã Chiềng Bằng đang lên cao, từ nuôi cá một số hộ đã được thoát nghèo, "ăn nên làm ra" có của ăn của để. Thấy vậy, năm 2015, anh quyết định chuyển hướng làm kinh tế, bỏ trồng ngô, sắn sang nuôi cá lồng.
Sản phẩm cá lồng của gia đình anh Đoán khi xuất bán đều được các tư thương đến tận nơi thu mua.
Khó khăn nối tiếp khó khăn khi thiếu vốn đầu tư khiến anh nhiều đêm trằn trọc mất ngủ. May mắn đến với anh khi được mọi người giới thiệu qua tổ tiết kiệm của Hội Nông dân xã với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay vốn được 50 triệu đồng. Niềm vui khôn tả khi có vốn trong tay, ngay lập tức anh đầu tư mua vật liệu, trang thiết bị làm 10 chiếc lồng cá và mua con giống.
Vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm từ các hộ dân nuôi cá lồng trong vùng và trực tiếp tham gia các lớp tập huấn nuôi thủy sản ở huyện, vì thế kinh nghiệm ngày càng nâng lên. Có kiến thức, kinh nghiệm nên nuôi cá ngày càng hiệu quả. Cá của anh được nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tìm đến mua. Sau hai năm nuôi cá anh đã hoàn trả được số vốn vay từ ngân hàng.
Để phòng bệnh cho cá, anh Đoán dùng vôi và tỏi mỗi loại bọc chặt vào một túi vải nhỏ to khoảng nắm tay người lớn, rồi treo vào giữa lồng cá.
Theo anh Đoán, so với trồng ngô, sắn thì nuôi cá lồng nhàn hơn nhiều, một người có thể chăm được cả chục lồng thay vì làm nương rẫy phải hô cả nhà làm mới kịp mùa vụ. Từ khi nuôi cá lồng kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Thu nhập từ nuôi cá cũng cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, sắn.
Theo anh Đoán, mỗi lồng cá có mực nước sâu khoảng 3 mét, nên treo túi vôi, tỏi ở mực nước 1,5 mét là phù hợp.
Chia sẻ kinh nghiệm.
Để nuôi cá lồng phát triển tốt, việc quan trọng nhất là phải chú ý đến thức ăn và cách phòng bệnh cho cá. Thông thường mỗi ngày cho cá ăn 2 lần buổi sáng và chiều, để cá ngon thịt không nên lạm dụng thức ăn công nghiệp. Bởi phần lớn thức ăn cho cá đều có thể lấy từ tự nhiên như: Cây chuối, cỏ voi, sắn nhà tự trồng, lấy về băm nhỏ làm thức ăn cho cá chép, cá trắm, cá rô; còn cá lăng, cá nheo cho ăn tép sông, tép dầu, tôm, loại thức ăn này sẵn có dưới sông được đánh bắt bằng vó bè. Chính vì thế cá của anh Đoán luôn được nhiều khách hàng trong và ngoài huyện ưu chuộng, vì nuôi tự nhiên.
Anh Đoán chia sẻ thêm: Sau một đến hai tuần nên thay vôi, tỏi một lần.
Theo anh Đoán: Việc phòng bệnh cho cá rất quan trọng, cá nuôi lồng thường mắc các bệnh nấm da, bong vảy, mắt lồi... Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước bị ô nhiễm làm một số vi khuẩn, ký sinh trùng bệnh bám vào lồng cá làm cho cá bị bệnh.
Đối với cá lồng thì "phòng hơn chữa", nếu cá đã bị bệnh rồi thì rất khó chữa, có chữa được thì cũng ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cá. Theo kinh nghiệm của anh Đoán, cách phòng bệnh tốt nhất là dùng vôi, tỏi, lá xoan. Cụ thể, mỗi tuần dùng 1 túi vôi, 1 túi tỏi to bằng nắm tay người lớn, bọc kín, treo vào trong lồng cá, ở mực nước từ 1m - 1,5m hoặc cũng có thể dùng 1 nắm lá xoan trộn với ít vôi bột bọc kín lại và treo vào trong lồng cá.
Nhờ cách phòng bệnh bằng vôi, tỏi, lá xoan mà đàn cá của anh Đoán luôn phát triển tốt, lớn nhanh, chưa lần nào xảy ra bệnh dịch.
Cách làm này của anh Đoán rất hiệu quả, đã 4 năm nuôi cá lồng nhưng chưa lần nào đàn cá của anh xảy ra dịch bệnh hay bị chết. Việc nuôi cá lồng của anh đang phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Khu vực nuôi cá lồng của gia đình anh Đoán trên vùng lòng hồ sông Đà.
Theo Danviet
Lạ: Nuôi cá khỏe, lớn nhanh bằng vôi bột, lá xoan, toàn trúng lớn Mỗi tuần một lần chỉ rắc ít vôi bột, hoặc lấy nắm lá xoan trộn với vôi bột bọc vào túi vải treo phía trong lồng cá để sát trùng môi trường nước. Với cách làm này mà 7 năm nuôi cá lồng của ông Lò Văn La (bản Hát Xe, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) chưa lần nào...