Nuôi cá lóc dày đặc trong ao lót bạt, thu 60 tấn, lời 600 triệu đồng
Từ năm 2015 đến nay, anh Nguyễn Văn Điệp, ấp 4, xã Trung Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long liên tục trúng nhờ nuôi cá lóc dày đặc trong ao lót bạt. Năm 2018, với 1.500m2 ao lót bạt nuôi cá lóc dày đặc, sanh Điệp thu 60 tấn cá, sau khi trừ chi phí còn lời tới 600 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Điệp (Ấp 4, xã Trung Nghĩa- Vũng Liêm) đã khởi nghiệp nuôi cá lóc giống trong ao lót bạt (nuôi cá lóc trong vèo) và áp dụng biện pháp sang ao nuôi cá thịt, đã giúp giảm thiểu độ bẩn của ao, cá lớn nhanh, hạn chế bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng tỷ lệ đồng đều của cá nuôi với năng suất từ 90- 110 tấn/ha mặt nước.
Nuôi cá lóc giống trong bể bạt kết hợp sang ao nuôi cá thịt đã đem đến cho anh Điệp (bìa phải) nguồn lợi khá cao.
Năm 2015, anh Điệp đào 1.500m2 đất thả nuôi 30.000 con cá giống, sau 6 tháng anh thu hoạch 22 tấn, giá bán bình quân 36.000 đ/kg, lời 180 triệu đồng. Đến nay, anh đã có 5 vèo nuôi cá, năm 2018 thu hoạch được 60 tấn cá, lời 600 triệu đồng. Dự kiến năm 2019 này, anh sẽ mở rộng sản xuất và cung ứng ra thị trường 80 tấn cá.
Video đang HOT
Nuôi cá lóc trong ao lót bạt cá nhanh lớn, độ đồng đều cao. Ảnh; IT.
Anh Điệp cho biết, thời điểm đầu nuôi cá anh cũng gặp không ít khó khăn do không biết cách trị bệnh cho cá. Thông qua sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, anh Điệp đã biết dùng cỏ mực, lá sầu đâu, dây giác tía hoặc thuốc điều trị bệnh cá có nguồn gốc từ thảo dược rất an toàn cho người nuôi và người tiêu dùng do không sử dụng thuốc kháng sinh.
Theo Nguyễn Xuân (Báo Vĩnh Long)
Quảng Nam: Lót bạt trên cạn nuôi cá lóc dày đặc, 15m2 thu 3 tấn
Anh Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, trú thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tinh Quảng Nam) đã xây dựng được quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc dày đặc trong bể lót bạt trên cạn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ với 45m2 bể lót bạt nuôi cá lóc dày đặc mà anh Nhựt thu 300 triệu đồng.
Với khoảng 45m2 diện tích bể nuôi, mỗi năm mô hình này mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh đến 300 triệu đồng sau khi trừ tất cả các chi phí.
Để có được thành công như bây giờ, anh Nhựt đã phải mất một năm đi khắp các tỉnh thành miền Trung để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá lóc. Đến nơi nào, anh cũng dành cả ngày để theo dõi quy trình chăm sóc của các trại nuôi để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đầu năm 2015, khi cảm thấy mình đã nắm cơ bản kỹ thuật, anh bắt tay vào đầu tư xây dựng ao nuôi và mua giống về thả.
Anh Nhựt thường chia nhỏ lượng thức ăn cho đàn cá lóc trong bể lót bạt thành 4 bữa mỗi ngày.
"Khi trực tiếp nuôi mới có thêm được kinh nghiệm thực tế. Vụ nuôi đầu tiên tôi gặp không ít khó khăn về vấn đề điều trị bệnh cho cá nên cá nuôi liên tục chết. Tính ra đợt đó toàn bộ số tiền khoảng 70 triệu đồng đầu tư vào cá lóc đều mất sạch", anh Nhựt cho biết.
Không nản chí, sau thất bại ban đầu, anh tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng để xây dựng lại bể ba bể nuôi, mỗi bể có diện tích 15m2. Rút kinh nghiệm từ vụ trước, trong vụ nuôi thứ hai, anh tự xây dựng cho mình một kỹ thuật nuôi mới từ khâu cho cá ăn, thay nước và phương pháp chữa trị khi nhận thấy cá có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bằng tâm huyết đó, thành công đã đến với anh khi đàn cá phát triển tốt và xuất bán sau 6 tháng thả nuôi.
"Với 3 bể nuôi thì mỗi năm có thể thả được 2 vụ. Mỗi vụ như thế tôi thu được trung bình khoảng 8 tấn cá thương phẩm. Với giá bán trung bình khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí về thức ăn, thuốc men thì có lãi khoảng 300 triệu đồng", anh Nhựt nói.
Theo anh Nhựt, so với các trại nuôi cá lóc lót bạt mà trước đây anh tìm hiểu thì kỹ thuật nuôi của anh khác đến khoảng 70%. Điểm đầu tiên có thể kể đến là mật độ thả nuôi. Hiện nay, tính trung bình mỗi m2 diện tích anh thả khoảng hơn 400 con giống, cao hơn rất nhiều so với cá trại nuôi khác.
Mật độ thả nuôi cao nên cần đòi hỏi nhiều yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo được tính hiệu quả. Điểm quan trọng được anh Nhựt đặc biệt là khâu thay nước bể. Số lượng đàn đông nên chỉ trong một thời gian ngắn, bể nước bị nhiễm bẩn, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Chính vì vậy, mỗi ngày anh phải thay nước thường xuyên (khoảng 3 lần) đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá.
"Ngoài thay nước thường xuyên thì tôi cũng xây dựng lịch cho cá ăn cố định. Nếu như các trại nuôi khác mỗi ngày chỉ cho ăn khoảng 2 lần thì tôi chia ra làm 4 lần. Mỗi lần như thế tôi chia nhỏ lượng thức ăn vừa không để lãng phí vừa hạn chế sự cạnh tranh thức ăn, giảm được yếu tố phân đàn", anh Nhựt chia sẻ.
Vì nuôi với mật độ dày đặc trên trung bình cứ 15m2 bể lót bạt, anh Nhựt thu được gần 3 tấn cá lóc.
Cá lóc là loại có sức sống khỏe nhưng với mật độ nuôi cao nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Chính vì thế trong quá trình nuôi, anh Nhựt thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của đàn cá để phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.
Suốt nhiều năm gắn bó với cá lóc, anh Nhựt cho biết, các bệnh thường gặp trên loại cá này là nấm, bệnh về gan. Tuy nhiên, các chứng bệnh này cũng không hề khó để chữa trị. Yếu tố quan trọng nhất là phát hiện kịp thời để mua thuốc về hòa vào nước hoặc thức ăn để điều trị, tránh lây lan.
"Cần chú ý một điểm nữa là những khi thời tiết thay đôi thì cá lóc sẽ có biểu hiện chán ăn. Lúc đó cần bổ sung thêm thuốc bổ cho cá đặc biệt là các loại vitamin cho cá. Nếu áp dụng được hiệu quả các khâu cơ bản trên thì lợi nhuận không cần phải lo lắng. Tôi nhận thấy so với các loại thủy sản mà mình đã từng nuôi thì cá lóc là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất", anh Nhựt chia sẻ thêm.
Theo Lê Khánh (NNVN)
Hơn 5 giờ khống chế ngọn lửa thiêu rụi xưởng nhựa ở Sài Gòn Xưởng sản xuất đồ nhựa trên đường Nữ Dân Công (huyện Bình Chánh, TP.HCM) bốc cháy ngùn ngụt, tạo cột khói cao hơn 20 m. Lúc 6h sáng 10/12, ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại xưởng sản xuất đồ nhựa trên đường Nữ Dân Công, thuộc tổ 2, ấp 4, xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh). Phát hiện cháy, người dân...