Nuôi cả gia đình chồng nhưng vẫn bị mắng là ích kỉ, nàng dâu thẳng thừng nói một câu khiến cả nhà im bặt
Tất cả mọi chi phí sinh hoạt của cả nhà đều dồn vào đồng lương của vợ chồng tôi, thế mà mẹ chồng vẫn vừa mắng tôi là đứa ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình.
Chắc hẳn ai cũng nghĩ khi kết hôn là để cùng nhau sẻ chia mọi công to việc nhỏ trong cuộc sống và xây dựng mái ấm nhỏ. Thế nhưng những gì mà vợ chồng tôi phải gánh vác không phải là gia đình nhỏ, thay vào đó là cả đại gia đình với 6 miệng ăn. Bởi nhà có 6 người nhưng chỉ có tôi và chồng làm ra tiền.
Thực ra, ngày trước nhà chồng tôi thuộc hàng khá giả. Bố chồng tôi làm Giám đốc một công ty tư nhân nên một mình ông làm cũng đủ cho cả nhà sống dư giả. Cô em chồng thì cậy nhà có tiền nên cũng chẳng chú tâm gì đến học hành hay công việc. Học hết Trung học, bố chồng tôi sắp xếp cho đi du học tự túc. Bây giờ về nhà rồi nhưng không nơi nào nhận vì vừa không có kinh nghiệm mà bằng cấp lại chẳng đến đâu.
Còn mẹ chồng tôi thì từ trước giờ cũng ỷ lại vào chồng. Trước đây, có tiền nên bà cứ mạnh tay sắm sanh, từ đồ đạc trong nhà đến quần áo hay hàng loạt thứ đồ không cần thiết khác. Không chỉ có thế, bà còn ham mê lô đề. Chồng tôi kể có lần bà ghi số đề đến mấy chục triệu một lúc mà không buồn chớp mắt.
(Ảnh minh họa)
Thế nhưng tình trạng đó cũng phải kết thúc khi bố chồng tôi bị tai biến mạch máu não và bị liệt nửa người. Công ty không có ai lèo lái nên nhanh chóng phá sản, mọi sự trong nhà rối tung như mớ bòng bong. Các cụ có câu cháy nhà mới ra mặt chuột quả không sai, lúc này mẹ chồng tôi mới lòi ra số nợ cả tỷ đồng do thua lô đề. Trong khi đó cô em chồng trước ăn tiêu thoải mái, bây giờ không có tiền thì sinh ra cáu bẳn.
Nói đúng ra thì lúc bố chồng tôi còn khỏe mạnh thì vợ chồng tôi độc lập về kinh tế. Đương nhiên chúng tôi cũng được nhờ phần nào nhưng chủ yếu vẫn là làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu chứ không trông chờ gì vào tiền của bố mẹ. Nhưng từ khi bố chồng xảy ra cơ sự như thế thì mọi gánh nặng dồn hết lên vai chúng tôi.
Mà trong nhà không chỉ bố chồng tôi cần thuốc men hàng tháng, ông nội chồng cũng già rồi nên ốm đau liên miên. Mẹ chồng thì chẳng thể đi làm vì còn chăm sóc cả ông lẫn bố. Nhưng em chồng không chịu tìm việc thì tôi thực sự không hiểu. Chị dâu nên không tiện nhắc nhở, tôi bảo chồng nói em đi xin việc để đỡ đần anh chị thì câu trả lời luôn là: “Em đang chờ người ta gọi.”
Video đang HOT
Nhưng cứ ngày này qua tháng khác mà chẳng thấy công ty nào gọi, cũng chẳng hề thấy cô em chồng tỏ ra sốt ruột hay gì. Đã thế, thỉnh thoảng cô ấy còn xin tiền tôi đi chơi, đi sinh nhật bạn, mỗi lần cả triệu bạc chứ có ít ỏi gì đâu. Tôi bực mình nên nói thẳng:
- Chị hơn cô có 2 tuổi thôi đấy. Bằng tuổi cô bao nhiêu người đã phải lo gia đình, chồng con rồi. Nhà mình không còn như trước đây nên cô đừng đua đòi nữa.
- Chị không cho thì thôi, có mấy đồng bạc mà chị làm như to tát lắm.
(Ảnh minh họa)
Mẹ chồng tôi biết chuyện chẳng những không nhắc nhở con gái mà còn quay sang mắng con dâu: “Trước đây, cô làm dâu nhà này sướng như thế sao không thấy kêu ca gì. Bây giờ vừa khó khăn một tí đã chỉ biết nghĩ cho mình mình thôi. Đúng là ích kỉ, keo kiệt!”
Tất nhiên tôi không thể nhịn thêm khi nghe mẹ chồng nói như vậy nên trả lời thẳng luôn: “Mẹ đã nói thế thì con cũng trả lời thẳng luôn. Tiền vợ chồng con làm ra chỉ đủ tiền ăn với chi tiêu cho cả nhà chứ không có tiền cho cô út tiêu pha đâu ạ. Như thế là con đã cố hết sức rồi nhưng mà mẹ vẫn bảo con ích kỉ thì con cũng không biết nói gì hơn.”
Nghe tôi nói như vậy cả mẹ chồng lẫn em chồng dù tức tối đến mấy nhưng cũng phải im bặt. Tôi nghĩ mình cũng chẳng có gì sai trái hay ích kỷ ở đây cả. Bởi bây giờ vợ chồng tôi chưa có con thì không sao nhưng rồi sau này thì sao? Chẳng lẽ tôi cứ phải chạy theo để lo cho em chồng mãi ư? Chắc chắn là không bao giờ.
Theo afamily.vn
Bà nội không chịu trông cháu nhưng suốt ngày giục con dâu đẻ
Vợ chồng tôi bàn nhau, kinh tế nhà mình không dư dả, thu nhập không cao, thôi thì đẻ một đứa để chăm con cho tốt. Vả lại nghĩ đến sinh con, lại một mình không người trợ giúp, tôi thật sự kinh hãi. Nhưng bà nội thì ngày nào cũng hỏi "chúng mày đẻ đi còn gì nữa. Khối người để lâu rồi tịt luôn không đẻ được nữa kia kìa".
Tôi sinh ra ở quê, học xong ở lại thành phố lập nghiệp rồi lấy chồng. Chồng tôi là con trai một nhưng ngay khi vừa cưới xong bố mẹ chồng đã cho chúng tôi ra ở riêng trên mảnh đất gần nhà ông bà mua trước đó. Ai cũng nói tôi sướng, tôi cũng thấy mình thật may mắn, mấy ai lấy con trai một mà lại không phải sống chung với nhà chồng.
Quan điểm bố mẹ chồng tôi rất dứt khoát rõ ràng "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào". Ông bà sinh ra chồng tôi, nuôi dạy nên người, giờ lập gia đình rồi thì tự lo liệu bảo ban nhau mà sống. Còn ông bà vất vả rồi, giờ thời gian nghỉ hưu chính là để nghỉ ngơi, là hưởng thụ, là đi du lịch. Tôi thấy tư tưởng và phong cách sống của bố mẹ chồng tôi thật là văn minh tiến bộ. Nhưng khi có con rồi tôi mới thấm thía "sự tiến bộ văn minh" ấy nó là như thế nào.
Tôi sinh con gái đầu lòng, vì sinh trước ngày dự kiến nên bà ngoại ở quê chưa kịp lên chăm. Nửa đêm, hai vợ chồng bắt taxi vào viện, đẻ xong nửa ngày rồi mới thấy ông bà nội lò dò đến thăm. Mà đúng nghĩa là thăm hỏi, không hề hỗ trợ gì dù chỉ có chồng tôi đang chạy đôn chạy đáo.
Tôi xuất viện về nhà thì mẹ đẻ tôi lên. Bà nội mỗi ngày đáo qua vài lần ngắm cháu xong rồi cảm thán vài câu "có bà ngoại lên thế này tốt quá. Đàn bà con gái lúc sinh đẻ không gì bằng có mẹ đẻ chăm nom". Xong rồi bà nội về như một người hàng xóm.
Một tháng sau, vì bố tôi ốm nên mẹ tôi phải về. Trước khi về bà có nhời nhờ bà nội. Bà nội cười thoải mái "bà thông gia cứ yên tâm về, mọi thứ ở đây có tôi rồi", và tôi bắt đầu nếm trải cảm giác con mọn nó vất vả làm sao. Con gái tôi khóc, khóc dạ đề suốt ba tháng liền, cứ đêm về là bắt đầu khóc. Trước có bà ngoại thay ca thức đêm bế bồng, nay chồng tôi phải làm việc đó. Chỉ được một tuần chồng tôi không chịu nổi vì anh nói đi làm là mệt mỏi ngủ gật. Cuối cùng chồng tôi sang nhờ bà nội. Bà nội vừa nghe xong liền mắng chồng tôi một trận: "Tôi từng này tuổi rồi còn phải thức đêm bế con cho vợ chồng anh chị ngủ à? Anh không thức được thì vợ anh thức, nó cả ngày chỉ có mỗi việc trông con chứ làm gì mà sợ mất ăn mất ngủ". Chồng tôi thật thà về kể lại. Tôi bảo chồng thôi con mình mình lo.
Mỗi khi tôi dở tay làm việc gì mà con khóc chưa kịp bế là bà nội tức tốc chạy sang mắng con dâu "làm gì mà để con bé khóc thế kia. Chị không biết xót con à". Nhưng bà cấm có bế cho chút nào. Lúc cần nhờ bà trông con cho chút để chạy ra chợ thì bà mắng "có con rồi thì đi đâu mau mau mà về, muốn thong dong đi dạo thì thuê người trông trẻ cho mà đi".
Con gái sáu tháng, tôi phải gửi con đi trẻ. Nhìn con bé tí teo đã phải ở nhà trẻ suốt ngày, người làm mẹ như tôi xót xa vô cùng nhưng bà nội nói "kệ nó, gửi sớm cho nó dạn dĩ, sớm tự lập". Nhiều khi đi ngoài đường hay đến nhà ai đó thấy ông bà nhà người ta bế cháu cưng nựng là tôi lại tủi thân và chạnh lòng. Con tôi cũng có ông bà nội kế bên vậy mà chẳng bao giờ được hưởng cảm giác ấy.
Giờ thì con tôi đã ba tuổi rồi, ngoan và biết lắm rồi. Nhưng tôi thì không có ý định sinh thêm. Vợ chồng tôi bàn nhau, kinh tế nhà mình không dư dả, thu nhập không cao, thôi thì đẻ một đứa để chăm con cho tốt. Vả lại nghĩ đến sinh con, lại một mình không người trợ giúp, tôi thật sự kinh hãi. Nhưng bà nội thì ngày nào cũng hỏi "chúng mày đẻ đi còn gì nữa. Khối người để lâu rồi tịt luôn không đẻ được nữa kia kìa".
Tôi bảo mẹ chồng "vợ chồng con chỉ định sinh một đứa thôi, chứ sinh thêm vất vả lắm mà điều kiện kinh tế cũng không tốt sợ con cái khổ". Mẹ chồng tôi nghe xong như điện giật: "Không đẻ nữa là thế nào. Có ai nuôi con mà không vất vả. Tôi ngày xưa là yếu không đẻ được nên chỉ có mỗi chồng chị. Giờ chị không chịu đẻ nữa thì nhà tôi tuyệt tự à". Nói xong rồi bà khóc, bà hỏi tôi "đàn bà lấy chồng mà ngại sinh đẻ thì lấy làm gì?".
Nói trong nhà chưa đủ, mẹ chồng tôi còn đi kêu ca khắp hàng xóm. Ai gặp tôi cũng hỏi han ý sao tôi đẻ ít con, phải cố thằng nối dõi, phải có nếp có tẻ, có chị có em sau này mình già chúng nó còn nương tựa vào nhau. Tự nhiên chuyện nhà mình mà cả thiên hạ bàn bạc góp ý.
Chồng tôi nghe mẹ nói nhiều quá cũng lại bảo tôi sinh thêm đứa nữa. Tôi bảo không là không, trai gái gì cũng được, đẻ con ra bà nội có bế cho ngày nào đâu mà bắt đẻ. Chồng tôi bênh mẹ liền cau có: "Con mình thì mình chăm, sao em suốt ngày cứ trông chờ bà nội. Bà già rồi phải nghỉ ngơi chứ".
Khốn khổ chưa, mẹ tôi lên chăm tôi cả tháng trời, sao không ai bảo mẹ tôi già rồi không ở nhà nghỉ ngơi còn lọ mọ đường sá xa xôi lên chăm cháu làm gì cho vất vả? Mẹ tôi lên ở cả tháng trời, đến khi về chồng tôi còn nói "lúc nào rảnh mẹ lên giúp nhà con với", ấy vậy mà mẹ anh thì "phải nghỉ ngơi".
Tôi càng nghĩ lại càng ức chế, đã vậy tôi càng không đẻ đấy, không có người nối dõi thì làm sao. Đã bảo "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào" rồi còn lo xa gì nữa. Nhưng chồng tôi bắt đầu về phe mẹ anh ấy, suốt ngày bảo tôi nhất định phải đẻ thêm, rằng tôi ích kỉ, chỉ biết sướng cải thân tôi mà không nghĩ cho chồng, cho gia đình chồng, cho tương lai con cái sau này.
Chẳng lẽ tôi muốn sinh một đứa để có điều kiện chăm con cho tốt là sai? Chẳng lẽ đến việc sinh con tôi cũng phải theo ý mẹ chồng? Lỡ sinh đứa thứ hai là con gái thì sao? Tôi đâu phải là cái máy đẻ, là công cụ để duy trì nòi giống?
Theo Dân trí
Chị chồng - em dâu, làm sao hòa thuận trong ngoài? Đâu chỉ có chuyện mẹ chồng - nàng dâu mà chuyện chị chồng - em dâu cũng là vấn đề luôn "nóng" trong cuộc sống. Quỳnh Lam là người Sài Gòn lấy chồng gốc Bắc, cả gia đình chồng chị sống chung với nhau trong một căn hộ lớn ở góc chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM). Đặc biệt, trong nhà có bà...