Nuôi bò sữa VietGAP mỗi tháng thu 200 triệu đồng
Từ khi liên kết với Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGAP, anh Phan Doãn Huấn (34 tuổi) ở đơn vị 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu đã trở thành tỷ phú, với thu nhập bình quân 200 triệu đồng/tháng.
Tự tin với bò sữa VietGAP
Tốt nghiệp ngành Điện tử viễn thông (Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng anh Huấn không lựa chọn công việc ở thành phố mà về quê chăn nuôi bò sữa. Trang trại của gia đình anh rộng 4ha vừa trồng cỏ, vừa nuôi bò sữa và là một trong những trang trại có quy mô lớn tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Từ lưng vốn 30 con bò sữa ban đầu, đến nay trang trại của gia đình anh đã tăng lên 142 con bò sữa, mỗi năm thu được gần 500 tấn sữa tươi. Nhờ nuôi bò sữa mà trung bình mỗi tháng, anh thu nhập 200 triệu đồng và tạo dựng được cơ ngơi trị giá hơn 7 tỷ đồng.
Liên kết cùng công ty, trang trại bò sữa của anh Huấn được đảm bảo rủi ro về vật nuôi và giá sữa. Ảnh: Hồng Vũ
Có được thành quả như hiện nay, anh Huấn cho hay chính là nhờ liên kết với Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu. Khi tham gia liên kết, những hộ nông dân như anh Huấn được hỗ trợ từ 700-1.000 đồng/kg thức ăn tinh bột và cỏ Alfalfa, hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi con bò giống. Mỗi năm 2 lần, Công ty cử đội ngũ cán bộ có chuyên môn hướng dẫn cụ thể phòng bệnh cho bò, tổ chức tiêm phòng chống dịch lở mồm long móng, chống bệnh tụ huyết trùng cho bò. Công ty còn áp dụng chính sách khuyến khích thưởng vào giá sữa hàng tháng, bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định. Giá thu mua sữa cũng được tính toán làm sao để người nuôi có lãi, hiện với giá thu mua 13.600 đồng/1kg sữa tươi, mỗi con bò sữa trung bình cho 7,5 tấn/1 chu kỳ, nhiều nông dân như anh Hiếu đã trở thành tỷ phú.
Video đang HOT
Anh Huấn chia sẻ: “Khi liên kết cùng công ty, tôi còn được tham gia khoá học chứng chỉ VietGAP, các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do công ty phối hợp Cục Chăn nuôi, Sở NNPTNT. Nhờ có kiến thức, tôi đã đầu tư trên 2 tỷ đồng để thiết kế lại hệ thống xử lý nước thải, phân chuồng đảm bảo tiêu chuẩn”.
Yên tâm hơn nhờ được bảo hiểm
Tại trang trại của anh Huấn, đàn bò sữa được quản lý bằng số, được cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh, ủ chua. Mỗi chuồng còn được thiết kế hệ thống uống nước tự động, máy massage tự động khi bò có nhu cầu. Mọi không gian chuồng trại đảm bảo cho đàn bò thoải mái nhất trong quá trình vắt sữa hay sinh sản. Cùng với việc đầu tư trang trại hiện đại, anh Huấn còn rất yên tâm khi tham gia bảo hiểm.
Anh cho biết: “Có thời điểm, trang trại của tôi có con bò bị ốm chết đã được Quỹ bảo hiểm vật nuôi đền bù. Tôi đã nhận số tiền rất sớm và nhanh chóng mua được bò mới thay thế để đảm bảo sản lượng hàng ngày. Đây chính là sự chia sẻ từ phía công ty nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất”. Được biết, phí bảo hiểm vật nuôi ở mức 600.000 đồng/một con bò sữa/năm, 400.000 đồng/một con bò hậu bị/năm. Khi bị thiệt hại, trang trại sẽ được quỹ đền bù từ 10-12 triệu đồng/con, bò hậu bì được đền bù từ 5-7 triệu đồng/con. Khi bán sữa cho công ty, người nuôi trích nộp vào quỹ 50 đồng/kg sữa. Nếu giá sữa tụt giảm 30%, quỹ bảo hiểm sẽ hỗ trợ 60% số tiền sữa bị sụt giảm.
Theo Danviet
Hiệu quả kinh tế từ trồng măng tây xanh ở Phú Xuyên, Hà Nội
Những năm gần đây, xã Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội đã bắt đầu đưa vào trồng một thứ rau lạ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là cây măng tây xanh - thứ rau không dễ thực hiện và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người trồng trọt.
Xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nằm ven sông Hồng được bồi đắp phù sa của thiên nhiên ban nên bà con nông dân nơi đây có cuộc sống sung túc nhờ những sản phẩm nông nghiệp giá trị cao.
Những người nông dân xã Hồng Thái luôn năng động, chịu khó, dám thử sức sản xuất những cây rau lạ đất theo hướng nông nghiệp hữu cơ sạch, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Những năm gần đây, xã Hồng Thái đã bắt đầu đưa vào trồng một thứ rau lạ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đó là cây măng tây xanh - thứ rau không dễ thực hiện và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người trồng trọt.
Hiện nay, Măng tây được trồng nhiều ở xã Hồng Thái với diện tích sản xuất tập trung gần 3ha, với trên 10 hộ tham gia dự kiến trong thời gian tới mở rộng lên khoảng 5ha trên đất bãi Sông Hồng do thổ nhưỡng đất nơi đây rất hợp loại cây này.
Điển hình cho các hộ tham gia sản xuất cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao này là bà Phan Thị Điệu, thôn Duyên Yết, một trong những hộ tiên phong trong việc trồng măng tây xanh của huyện Phú Xuyên.
Từ tháng 9.2013, sau khi đi thăm quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả trên địa bàn thành phố và được sự tư vấn, giúp đỡ của Hợp tác xã, bà Điệu đã quyết định chọn và đưa cây măng tây xanh vào sản xuất trên diện tích đất bãi của gia đình mình. Đối với cây măng tây xanh bệnh chủ yếu là nấm mốc, khô vằn... làm cây bị héo, nhũn đầu măng, thậm chí làm chết cây, khi cây bị bệnh chỉ cần rắc vôi bột, không phun thuốc hóa học. Trước khi xuống giống phải làm đất cẩn thận: Loại bỏ mầm cỏ, sâu bệnh, bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục có thành phần là vỏ đậu, rơm rạ, mùn cưa... Đặc biệt, để cây sinh trưởng tốt và cho đọt măng đẹp, người trồng phải sử dụng nước trong và sạch tưới dưỡng. Vì vậy, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, măng tây được coi là loại rau sạch tự nhiên...
Đến nay gia đình bà Điệu đã mở rộng diện tích lên 2ha trồng được hơn 20 nghìn gốc, tạo việc làm thường xuyên cho 5-6 lao động địa phương với mức thù lao 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Sau 6 tháng trồng, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật, cây măng tây xanh sẽ cho thu hoạch và kéo dài trong 7 năm. Một năm thu hoạch liên tục trong 6-7 tháng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch, năng suất năm đầu tiên đạt 2-2,5kg/sào/ngày, từ năm thứ ba trở đi có thể đạt từ 3-5kg/sào/ngày.
Với giá thị trường hiện nay khoảng 70.000-100.000 đồng/kg măng thương phẩm, đối với gia đình bà Điệu, 2ha trồng măng tây xanh một ngày có thể thu từ 70-80kg sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình bà thu về khoảng 3 triệu đồng. Như vậy, rõ ràng lợi nhuận thu được từ cây măng tây xanh này so với trồng lúa và các loại hoa màu khác là rất lớn. Đến nay xã Hồng Thái đang mở rộng chuyển đổi cây trồng, phủ xanh cây măng tây xanh vùng đất bãi ven sông, phát triển măng tây thành cây trồng mũi nhọn, mở ra hướng phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cây măng tây được trồng phổ biến tại Mỹ. Các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nước này cũng khẳng định, măng tây là loại rau cao cấp vì hàm lượng dinh dưỡng cao gồm: 2,2% protein, đường 2,2%, chất xơ 2,3% và nhiều khoáng chất như kali, magie, canxi, sắt, kẽm. Ngoài ra, măng tây còn chứa nhiều vitamin quan trọng như B6, B2, B1, C, A...
Hơn nữa, măng tây còn rất giàu dược tính, có tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, chống lão hoá, làm giàu sữa mẹ, giúp ổn định huyết áp... Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ngon, bổ dưỡng, với các món xào lẫn tôm, thịt bò, thịt gà, hoặc các món súp, nộm...
Theo Thanh Tuyền (XTTMNNHN)
Người Dao đỏ lập nhóm thích trồng dược liệu "Từ khi vào nhóm sở thích trồng cây dược liệu, sau đó trở thành cổ đông cho Công ty CP Kinh doanh các sản phẩm bản địa (Sa Pa Napro), người Dao chúng tôi đã có thu nhập ổn định" - ông Tẩn Phú Quan, thôn Tà Chải, xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) cho biết. Tham gia nhóm sở thích lợi...