Nuôi bò siêu to khổng lồ, “đại gia” nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/năm
Nhờ mạnh dạng chuyển hướng sang nuôi bò 3B, anh Nguyễn Văn Kiệt (49 tuổi) thôn Đồng Đức, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã cho lãi gần 1 tỷ đồng/năm.
Bò 3B dễ nuôi, nhanh lớn
Trò chuyện cùng với PV. Dân Việt, anh Nguyễn Văn Kiệt cho biết: Xuất thân trong gia đình thuần nông nên anh chỉ quen với việc ruộng vườn, sau khi lập gia đình anh quyết tâm tìm hướng đi mới nhằm phát triển kinh tế gia đình.
Mô hình nuôi bò 3B của anh Nguyễn Văn Kiệt ở thôn Đồng Đức, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu.
Năm 2005, từ nguồn vốn tích góp được hơn 70 triệu đồng anh quyết định thành lập trang trại vườn-ao-chuồng (theo mô hình VAC).
Ban đầu, do vốn ít nên trang trại chỉ có quy mô khoảng 0,5ha (năm 2005), đến nay quy mô trang trại của anh đã mở rộng lên hơn 1,5ha.
“Nhặt” thứ cả làng vứt đi đem trồng hoa, trồng cây cảnh, trồng nấm, ai ngờ anh nông dân An Giang kiếm bộn tiền
Trang trại bao gồm 2 ao nuôi cá (gồm cá trắm, chép, rô phi), 7.000 con gà mỗi lứa (3 lứa/năm), hơn 100 con bò 3B, bò 3B cũng là con vật nuôi đem lại nguồn thu nhập chính của trang trại.
Anh Kiệt cho biết thêm, trước đây anh đã từng nuôi bò cỏ, nuôi gà, cá nước ngọt nhưng sau nhiều năm chăn nuôi thấy vất vả, hiệu quả kinh tế lại không cao nên anh nghĩ cách chuyển hướng sang nuôi bò 3B.
Sau khi tham quan các mô hình nuôi bò 3B các hộ đi trước, đầu năm 2019, anh bắt đầu nuôi thử 10 con bò 3B.
Sau 10 tháng nuôi, anh bán được 450 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phi anh lãi được gần 100 triệu đồng (lãi 10 triệu đồng/con).
Mô hình nuôi bò 3B phát huy hiệu quả, anh Kiệt bắt đầu tăng số lượng đàn bò lên 100 con mỗi lứa.
Video đang HOT
Trang trại của anh Kiệt nuôi hơn 100 con bò 3B mỗi lứa. Ảnh: Trần Hậu.
“Cùng một con bò nhưng với bò cỏ nuôi 10 tháng bán được từ 15-17 triệu đồng, trong khi đó bò 3B cùng thời gian nuôi như vậy nhưng bán được giá từ 45-50 triệu đồng, lãi 10 triệu đồng/con, lãi gấp hơn 2 lần bò cỏ. Đến nay, sau 3 năm chuyển đổi mô hình nuôi bò cỏ sang nuôi bò 3B, mô hình phát triển tốt, bò thịt ngon được thương lái ưa chuộng…”, anh Kiệt phấn khởi nói.
Mô hình chăn nuôi bò 3B của anh Kiệt là địa chỉ được nhiều người tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong và ngoài xã. Ảnh: Trần Hậu.
Theo anh Kiệt, nuôi bò 3B không khó, bởi đây là giống bò có sức đề kháng, ăn uống tốt nên sản lượng thịt rất cao, bò tăng trưởng nhanh.
Anh Kiệt cho rằng, với nuôi bò 3B, quan trọng là quá trình chăn nuôi cần tiêm đủ 2 loại vaccine phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng.
Chuồng trại tuy không cần cầu kỳ quá, nhưng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, bò 3B chủ yếu nuôi nhốt không cần chăn thả nhiều.
Thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi bò 3B ít dịch bệnh, anh Kiệt cho biết: Để nuôi bò thịt đạt tăng trọng nhanh, trước tiên phải chọn mua giống tốt.
Bò 3B giống nhập chuồng có trọng lượng từ 200 – 250kg trở lên, không dị tật, thân cao, mình dài, vóc dáng khỏe nhanh nhẹn, cơ bắp phát triển đều, mang màu sắc đặc trưng của giống bò này là xám, xanh xen đốm trắng.
Ngoài ra, xử lý phân bò hợp vệ sinh và đúng quy trình, để tránh gây ô nhiễm môi trường và sử dụng phân bò làm phân bón cho đồng cỏ.
“Một con bò 3B giống có giá 20 triệu, nếu chăm sóc tốt, sau 10 tháng nuôi xuất bán 45-50 triệu đồng, cho lãi hơn 10 triệu đồng/con”, anh Kiệt vui mừng nói.
Nhờ làm ăn hiệu quả, anh Kiệt đã xây dựng được căn nhà khang trang. Ảnh: Trần Hậu.
Hiện nay, anh Kiệt trồng hơn 2ha cỏ voi và cỏ tím để làm nguồn thức ăn xanh nuôi bò. Bên cạnh đó, anh còn bổ sung thêm thân lá cây bắp, cám bắp, cám gạo,… để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đàn bò phát triển mạnh.
Ngoài nuôi bò 3B, cá nước ngọt, trang trại anh Kiệt còn nuôi gà. Ảnh: Trần Hậu.
“Những năm trước nuôi giống bò cỏ địa phương, gia đình khá vất vả, thường xuyên phải chăn thả, bò lại hay mắc bệnh tật. Từ khi chuyển sang nuôi giống bò 3B, tôi thấy nhàn hơn hẳn, cho lãi cao hơn gấp nhiều lần…”, anh Kiệt cho biết thêm.
Trang trại của anh Kiệt chia làm 3 khu, gồm khu nuôi gà, khu nuôi cá và khu nuôi bò 3B. Ảnh: Trần Hậu.
Trong 5 năm trở lại đây, mô hình nuôi bò 3B đang phát triển rất mạnh tại thị xã Điện Bàn, anh Kiệt cũng đang tập trung đầu tư mạnh vào phát triển đàn bò.
Hiện nay, trang trại VAC, trong đó nguồn thu quan trọng là bò 3B của anh Kiệt cho doanh thu khoảng 8 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí anh lãi gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Mai Phước Thành – Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thọ (TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, mô hình nuôi bò 3B của anh Nguyễn Văn Kiệt là mô hình kinh tế tiêu biểu.
Mô hình nuôi bò 3B cho lãi cao nhưng yêu cầu vốn đầu tư lớn, đòi hỏi chủ trang trại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, phòng bệnh, chế biến thức ăn và xử lý vệ sinh môi trường.
“Mô hình chăn nuôi bò 3B của anh Kiệt là địa chỉ được nhiều người tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nông dân trong và ngoài xã, ngoài làm kinh tế giỏi anh Kiệt còn giải quyết cho 5 lao động thường xuyên với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng, hiện địa phương đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi bò 3B để nâng cao thu nhập cho người dân…”, ông Thành nói.
Thức ăn chăn nuôi cứ tăng giá, bực quá ông nông dân Gia Lai nghĩ ra cách này, lập tức nuôi heo lãi hơn nhiều
Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, ông Nguyễn Văn Long (làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã sáng tạo công thức chế biến thức ăn chăn nuôi giúp tiết giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận trong nuôi heo.
Ông Nguyễn Văn Long là một trong những người chăn nuôi heo lâu năm tại xã Kông Htok. Mỗi năm, ông xuất bán khoảng 400 con heo giống và 40 con heo thịt.
Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, trong khi giá heo hơi và heo giống lại bấp bênh khiến việc chăn nuôi của gia đình ông gặp nhiều bất lợi.
Ông Nguyễn Văn Long (bìa phải; làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê) bên máy nghiền thức ăn gia súc của gia đình, nhờ đó nghề nuôi heo của gia đình thêm lãi hơn. Ảnh: Nguyễn Diệp.
Sau khi tìm hiểu cách chế biến thức ăn gia súc, tháng 7-2021, ông mua máy ép cám viên, máy nghiền bột về tự chế biến thức ăn cho đàn heo.
Theo đó, ông tận dụng nguồn cám gạo, bắp, rau xanh kết hợp với phụ phẩm nông nghiệp khác, đồng thời bổ sung thêm các loại men vi sinh tiêu hóa, Vitamin A vào thức ăn cho đàn heo.
Đặc biệt, để phòng ngừa các loại phụ phẩm nông nghiệp hay bị ẩm mốc, ông Long cho thêm bột cá và củ tỏi nghiền. Việc này đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho heo, giảm nguy cơ dịch bệnh.
Sau 5 tháng được nuôi bằng nguồn thức ăn theo công thức do ông Long sáng tạo, chế biến, đàn heo lớn nhanh, khỏe mạnh.
Không những thế, ông Long còn giảm chi phí mua thức ăn tinh đã qua chế biến. Nhiều hộ chăn nuôi trong vùng đã tìm đến ông để học hỏi kinh nghiệm, công thức chế biến thức ăn gia súc.
Ông Long cho hay: Từ khi tự sản xuất nguồn thức ăn gia súc đến nay, gia đình ông đã giảm được 30% chi phí nuôi heo, hiệu quả kinh tế cũng tăng.
"Mỗi tuần, tôi chế biến khoảng 1 tấn thức ăn cho gia súc. Mới đây, tôi đã xuất chuồng 20 con heo thịt, người tiêu dùng đánh giá chất lượng thịt thơm ngon hơn so với nuôi bằng cám công nghiệp. Hy vọng mô hình phát triển ổn định để nhân rộng phục vụ người chăn nuôi trong vùng"-ông Long nói.
Ông Đào Tiến Quận (thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cho hay: Sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ ông Long, tôi áp dụng vào đàn heo nái và đàn gà 500 con của gia đình thì thấy hiệu quả khả quan, tiết kiệm được chi phí.
Với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay thì mô hình tự chế biến thức ăn tại chỗ rất phù hợp. Thời gian tới, tôi sẽ phối hợp với một số hộ trong thôn sản xuất nguồn thức ăn gia súc, gia cầm tại chỗ đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi trên địa bàn.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai)-cho biết: Những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, từ đó hạn chế được dịch bệnh.
Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi gia súc tăng cao. Do vậy, một số hộ chăn nuôi đã thay đổi phương thức sản xuất, tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp sẵn có để chế biến thức ăn gia súc.
Mô hình chế biến thức ăn gia súc theo công thức do ông Nguyễn Văn Long sáng tạo bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện sẽ hướng dẫn người chăn nuôi nhân rộng mô hình này.
Nuôi gà đẻ, ấp trứng gà nhàn tênh, anh nông dân mỗi tháng xuất cả vạn con gà giống Từ nuôi gà thịt, gà đẻ, anh Bùi Quang Hữu (xóm Na Ri, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) quyết định chuyển sang nuôi gà, ấp trứng chuyên nghiệp. Hiện nay, mỗi tháng gia đình anh xuất cả vạn con gà giống, bán cho các trang trại chăn nuôi khắp nơi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 1994, anh...