Nuôi bạt ngàn loài ếch Đài Loan ở dưới sông, lời 90 triệu đồng/vụ
Nhờ tận dụng tốt diện tích mặt nước dưới sông, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1991, ngụ ấp Trung Phú 3, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đã thành công khi thả nuôi ếch Đài Loan trong mùng lưới. Từ 2 mùng ếch ban đầu, đến nay tăng lên 14 mùng, giúp anh Hải kiếm thêm thu nhập khoảng 90 triệu đồng/mùa nuôi.
Trước khi đến với nghề nuôi ếch, anh Hải vốn là thanh niên cần cù, chịu khó mưu sinh với nhiều ngành nghề khác nhau từ làm thuê, mướn đến cho thuê dàn âm thanh…Để có thêm thu nhập lo cho mẹ và em, anh Hải đã thử mua giống ếch Đài Loan về nuôi trong mùng lưới.
Anh Hải với mô hình nuôi ếch trong mùng
Do điều kiện nhà cửa chật hẹp, không có đất trống nên anh Hải phải thả nuôi ếch dưới bến sông trước nhà. Sau một vài mùa, ếch Đài Loan đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh Hải.
“Tôi biết nuôi ếch cũng nhờ học hỏi một lão nông tốt bụng ở huyện Châu Thành. Con giống cũng lấy từ đó với giá 500 – 700 đồng/con. Được tham gia một vài lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ếch ở địa phương, tôi dần tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi….”, anh Hải cho biết.
Video đang HOT
Theo anh Hải, ban đầu, anh chỉ nuôi 2 mùng ếch Đài Loan với 3.000 con giống, chi phí đầu tư khoảng 9 triệu đồng. Sau 2 tháng nuôi, lứa ếch đầu tiên xuất bán được 16-17 triệu đồng, trừ chi phí, anh lời khoảng 7 triệu đồng. Thế là, anh quyết định mở rộng thêm mùng nuôi. Qua 6 năm, 14 mùng ếch là số lượng hiện có của gia đình anh Hải.
Chia sẻ về thiết kế mùng nuôi ếch, anh Hải cho biết, mùng nuôi được thiết kế đơn giản bằng các loại cây bạch đàn (tre) được đóng xuống sông thành hình chữ nhật. Lưới cước phải mua về tự may (chọn loại lưới tốt để “tuổi thọ” sử dụng lâu), cao 1,5-2m, ngang 3m, dài 5m.
Mùng lưới may xong được câu móc chắc chắn vào các trụ cây, miệng mùng hướng lên. Bên trong mùng, anh Hải đóng thêm nhiều vỉ lưới nhỏ chắc chắn, đặt là là trên mặt nước – đó là “nhà trú ngụ” lý tưởng cho ếch. Khoảng cách từ các vỉ lưới đến đáy mùng khá sâu nhằm đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho ếch. Vì như vậy, thức ăn thừa sẽ trôi qua khe giữa các vỉ lưới và lắng xuống dưới đáy nên nguồn nước không bị dơ.
Để nuôi được 14 mùng ếch, anh Hải “mượn” thêm diện tích mặt nước trước nhà một số bà con lân cận. Theo anh Hải, vì không có điều kiện nên mới nuôi dưới sông, chứ ếch nuôi trong vèo trên mặt đất sẽ phát triển tốt hơn vì có thể kiểm soát được nhiệt độ và chất lượng nguồn nước.
Còn nuôi dưới sông, phải theo mùa mới đảm bảo “có ăn”. Nghĩa là, ếch Đài Loan có thể chịu được nóng nhưng không chịu lạnh. Nên mùa thả nuôi chỉ bắt đầu khoảng tháng 3 đến tháng 8.
“Trước khi thả nuôi ếch giống, phải vệ sinh mùng cho sạch, gom cặn dưới đáy bỏ, khử vôi… Chịu khó để ý từng công đoạn thì việc nuôi ếch rất dễ dàng. Mỗi ngày, tôi chỉ cho ếch ăn 2-3 lần và chỉ cho ăn vừa đủ, chứ không no quá. Quá trình cho ăn là thời điểm tốt nhất để tôi quan sát ếch trong các mùng. Con nào có biểu hiện lạ như: nằm ngữa, quay vòng, ít ăn… là xử lý bệnh ngay để không lây lan sang các con khác…”, anh Hải chia sẻ.
Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phú Nguyễn Văn Nhẩn cho biết, nuôi ếch trong mùng là mô hình rất hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn xã Vĩnh Phú có khoảng 15 hộ dân đang thực hiện mô hình này, trong đó nhiều nhất là hộ của anh Lê Thanh Hải (14 mùng).
“Nuôi ếch theo cách này bà con chỉ cần chịu khó và tận dụng tốt diện tích mặt nước của bến sông trước nhà là có thể nuôi thành công. Để giúp bà con thêm hiểu biết và kinh nghiệm, địa phương phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dạy nghề huyện đã mở nhiều đợt tập huấn kỹ thuật nuôi ếch. Hiện, chúng tôi hỗ trợ bà con vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền từ 10 – 30 triệu đồng/mô hình nuôi ếch”, ông Nguyễn Văn Nhẩn.
Theo Phương Lan (Báo An Giang)
Đình chỉ công tác ông Lê Tấn Hùng để có thời gian tiếp tục xem xét kỷ luật
Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, việc đình chỉ công tác ông Lê Tấn Hùng - Tổng Giám đốc Sagri chưa phải là quyết định xử lý cuối cùng.
Liên quan đến việc ông Lê Tấn Hùng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn ( Sagri) bị đình chỉ công tác, ngày 14/6, tại buổi giao ban báo chí của Ban tuyên giáo TP.HCM, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Trương Văn Lắm cho biết, quyết định này chưa phải là hình thức xử lý cuối cùng.
Theo đó, quyết định đình chỉ công tác đối với ông Hùng được đưa ra để cơ quan chức năng có thêm thời gian tiếp tục xem xét mức độ kỷ luật phù hợp nhất.
Trước đó, ngày 12/6, UBND TP.HCM quyết định đình chỉ công tác ông Lê Tấn Hùng - Tổng Giám đốc Sagri do một số vi phạm kéo dài. Quyết định đình chỉ do Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm ký.
Trong thời gian điều hành Sagri, ông Lê Tấn Hùng mắc nhiều sai phạm.
Thanh tra thành phố, Kiểm toán Nhà nước và Chủ tịch UBND thành phố kết luận, ông Lê Tấn Hùng có các sai phạm: vi phạm pháp luật kéo dài, thiếu trách nhiệm khắc phục hậu quả.
Ông Lê Tấn Hùng không đủ phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo, điều hành Tổng Công ty.
Quyết định đình chỉ công tác với ông Lê Tấn Hùng căn cứ theo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về báo cáo kết luận thanh tra và kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM về kết luận thanh tra tại Sagri và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
VĂN THUẬN
Theo VTC
TP.HCM: Dịch tả heo châu Phi vây tứ phía, lo cho 2.000 hộ nuôi lợn Các huyện ngoại thành TP.HCM có đàn lợn đang nỗ lực chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trước tình trạng dịch đã áp sát tứ phía. Tăng cường chốt chặn Huyện Củ Chi là cửa ngõ Tây Bắc của TP.HCM, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, với địa bàn tương đối rộng, giáp ranh 3 tỉnh Tây Ninh, Long An và...