Nước Ý sắp có thủ tướng trẻ nhất lịch sử
Thị trưởng thành phố Florence, ông Matteo Renzi, đang rất được kỳ vọng trở thành lãnh đạo mới của Ý, sau khi thủ tướng Enrico Letta từ chức và các cuộc bàn thảo thành lập chính phủ mới đã bắt đầu. Ở tuổi 39, ông Renzi sẽ là thủ tướng trẻ nhất nước Ý.
Tổng thống Ý Georgio Napolitano đang bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính phủ mới, sau khi ông Enrico Letta đệ đơn từ chức trong ngày hôm qua (14/2).
Ông Matteo Renzi sẽ là thủ tướng trẻ nhất nước Ý
Trong đó, thị trưởng Florence Matteo Renzi hầu như chắc chắn sẽ được trao vị trí này sau khi ông đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ.
Ông Letta buộc phải ra đi sau một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng, do ông Renzi khởi xướng. Chính trị gia 39 tuổi này sẽ trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Ý.
Sau khi chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng, văn phòng Tổng thống Napolitano cho biết các cuộc bàn thảo sẽ bắt đầu với các lãnh đạo đảng chính trị để tìm người thay thế.
Quá trình tham vấn sẽ diễn ra nhanh chóng để tìm “một giải pháp hữu hiệu”, và kết luận sẽ được đưa ra trong ngày thứ Bảy, thông báo viết.
Vị trí của ông Letta đã trở nên không thể cứu vãn sau khi đảng Dân chủ ủng hộ lời kêu gọi bầu chính phủ mới. Ông Renzi cho rằng thay đổi là cần thiết để chấm dứt “sự bất ổn”.
Chính phủ mới cần phải nắm quyền cho đến cuối nhiệm kỳ quốc hội hiện tại, vào năm 2018, vị thị trưởng Florence nói.
Ông Renzi cũng cáo buộc ông Letta thiếu hành động để cải thiện tình hình kinh tế, vốn có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 40 năm qua, còn kinh tế suy thoái 9% trong 7 năm qua.
Matteo Renzi là ai?
Video đang HOT
Matteo Renzi, vị thị trưởng trẻ và lôi cuốn của Florence, đắc cử Chủ tịch đảng Dân chủ trung tả, tổ chức chính trị hùng mạnh nhất nước Ý hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Renzi được xem là người lôi cuốn và hoàn toàn mới mẻ
Ông Renzi chỉ mới 39 tuổi và chưa từng là thành viên của quốc hội, nhưng lại đang được kỳ vọng sẽ trở thành thủ tướng mới của Ý.
Vị chủ tịch đảng trẻ tuổi đôi khi còn được gọi là Il Rottamatore (Kẻ thích ẩu đả). Biệt danh này xuất phát từ lời kêu gọi xóa bỏ toàn bộ hệ thống chính trị hiện tại của Ý, vốn bị đa số ý kiến xem là thiếu tin cậy, tham nhũng tràn lan, và đã khiến đất nước này vấp phải liên tiếp thất bại những thập niên qua.
Sự thăng tiến của Renzi là một dấu hiệu cho thấy một sự chuyển giao thế hệ, vốn rất cần thiết, đang diễn ra tại đất nước này. Đến nay ông Renzi là chính trị gia có tỷ lệ ủng hộ cao nhất và vượt xa số còn lại. Ông tự miêu tả về mình là “người có tham vọng khổng lồ”.
Theo phóng viên BBC tại Rome, ông là một sự khác lạ hoàn toàn so với các chính trị gia truyền thống của Ý. Renzi luôn cho thấy nguồn năng lượng bất tận. Ông thích chạy lên sân khấu trong trang phục quần jean màu đen, và tham dự các buổi họp với áo sơ mi. Khi di chuyển, ông thường đi bằng ô tô nhỏ hoặc thậm chí bằng xe đạp.
Trong cách giao tiếp, ông là người dễ tính, thoái mái – nhanh nhẹn và lưu loát khi nói không cần văn bản, với đủ các chủ đề và thường đưa ra những giải pháp có tầm bao quát.
Renzi luôn tìm cách truyền đi một niềm tin rằng chính trị có thể được thực hiện một cách khác biệt, và thay đổi là có thể.
Thủ tướng Ý Letta đã từ chức
Ông từng kết thúc một cuộc tranh luận trên truyền hình bằng cách nói rằng ông đem đến một thứ rất hiếm tại Ý: Hy vọng.
“Mọi người đều lo lắng và bất mãn”, ông nói. “Họ không còn tin tưởng ai. Tôi thì vẫn tin và đó là lí do vì sao tôi làm chính trị – bởi tôi vẫn còn tin tưởng”.
Việc giành ghế chủ tịch đảng Dân chủ là một bước đi lớn trong hy vọng trở thành thủ tướng của ông Renzi. Hiện đảng Dân chủ đã là phe đa số trong chính phủ liên minh của Ý, vốn gồm cả các thành phần trung – tả.
Ngay khi đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ, trong tháng Giêng, ông Renzi đã mời cựu thủ tướng Silvio Berlusconi, người đã bị trục xuất khỏi quốc hội, những vẫn đang lãnh đạo phong trào Nước Ý tiến lên (FI), tới trụ sở đảng mình để bàn về thỏa thuận cải cách bầu cử.
Động thái này đã khiến nhiều người cánh tả trong đảng Dân chủ tức giận, nhưng ông Renzi lại không hề thấy vậy.
“Thật là mâu thuẫn khi nói “Bạn phải đối thoại với FI nhưng không phải với Berlusconi”. Phải chăng tôi cần nói chuyện với Dudu (con chó của vợ ông Berlusconi)?”.
Đến tháng 2, Renzi càng tỏ rõ ý định muốn thay thế Letta và chính phủ liên minh của đảng Dân chủ với các đảng trung – tả nhỏ. Sau một bữa tối với Tổng thống Giorgio Napolitano, ông Renzi nói rằng chính phủ đã “cạn năng lượng” và một quyết định cần được đưa ra đối với việc liệu nên sạc pin hay thay pin.
Sau đó là một cuộc họp trực tiếp với Letta. Nội dung cuộc họp không được công bố, nhưng vị thủ tướng rời cuộc họp với những tranh luận gay gắt, và ngay hôm sau Renzi công bố ý định của mình.
Ông cảm ơn vị thủ tướng nhưng nói rằng đất nước đang ở ngã tư, và một giai đoạn mới với một vị thủ tướng mới là cần thiết và cấp bách. Ít giờ sau, Letta tuyên bố ông sẽ từ chức.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Ông Berlusconi "phá nát" chính phủ Ý
Trùm truyền thông Berlusconi đã đẩy nước Ý vào tình trạng "vô chính phủ" khi ra lệnh cho một loạt bộ trưởng thuộc đảng chính trị của mình rút khỏi chính phủ.
Ngày 30/9, nỗ lực kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã gặp phải trở ngại đáng kể khi các nghị sĩ thuộc đảng trung hữu của ông đang ngày càng tỏ ra bất an với quyết định của ông Berlusconi từ bỏ liên minh chính trị với đương kim Thủ tướng Enrico Letta.
Việc ông Berlusconi ra lệnh cho 5 bộ trưởng thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) từ chức khỏi chính phủ của ông Letta đã đẩy nước Ý vào tình trạng hỗn loạn chính trị và biến nền kinh tế lớn thứ 3 ở khu vực đồng tiền chung châu Âu rơi vào tình trạng "vô chính phủ".
Trùm truyền thông Ý Silvio Berlusconi
Sau một tuần căng thẳng chính trị leo thang, tâm lý bất an ngày càng lan rộng đã khiến các nhà đầu tư tìm cách bán tháo trái phiếu và chứng khoán của chính phủ, khiến cho không khí khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
Dự kiến vào thứ Tư tới, Thủ tướng Letta sẽ ra trước Quốc hội để tìm kiếm sự ủng hộ đối với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, khởi đầu cho cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính trị ở Ý, bắt đầu bằng cuộc gặp giữa ông Berlusconi với các nghị sĩ thuộc đảng PDL vào thứ Hai.
Tuy nhiên ông trùm truyền thông Ý này không chỉ phải đối mặt với sự chống đối của Tổng thống Giorgio Napolitano, người sẽ phải ra lệnh giải tán quốc hội, bên cạnh đó là những người ủng hộ của chính Berlusconi có thể sẽ "phản thùng" và quay sang hậu thuẫn cho chính phủ của ông Letta.
Ngay từ khi được thành lập hồi tháng Hai vừa qua, chính phủ liên minh của ông Letta với các đối thủ cánh hữu và cánh tả truyền kiếp của mình đã gặp nhiều trục trặc. Việc ông Berlusconi bị truy tố với tội danh trốn thuế và các động thái sau đó đã khiến ông mất ghế tại Thượng viện khiến cho tình hình càng thêm căng thẳng, và đỉnh điểm là quyết định "phá nát chính phủ" của ông Berlusconi hồi tuần trước.
Tất cả 5 bộ trưởng được yêu cầu từ chức hôm thứ Bảy đều tuân thủ chỉ đạo của ông Berlusconi, tuy nhiên họ đều ra tuyên bố thể hiện sự tán thành hạn chế hoặc thậm chí là bất đồng với quyết định này, khiến ông Letta càng thêm hy vọng vào việc giành được sự ủng hộ của các thành viên "bồ câu" thuộc phe trung hữu.
Mặc dù đảng Dân chủ trung tả của ông Letta chiếm đa số trong Hạ viện Ý, tuy nhiên muốn giành được sự ủng họ của quốc hội, ông sẽ phải giành được lá phiếu của hàng chục Thượng nghị sĩ thuộc đảng PDL hoặc các đảng đối lập khác.
Mặc dù vậy, ông Berlusconi vẫn cho rằng một chính phủ được những kẻ "phản bội" hậu thuẫn sẽ không thể tồn tại được, và ông tin rằng trong cuộc họp vào chiều thứ Hai, "không có gì có thể chia rẽ được" đảng chính trị PDL của ông.
Với tình cảnh nền kinh tế ảm đạm và tỉ lệ thất nghiệp lên tới 40%, cuộc khủng hoảng chính trị giữa các đảng phái ở Ý đang khiến cho nỗ lực cải tổ nền kinh tế rơi vào bế tắc sau 2 năm suy thoái.
Hôm thứ Sáu tuần trước, các bộ trưởng trong chính phủ Ý đã không thống nhất được gói biện pháp ngân sách quan trọng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP theo yêu cầu của EU và ngừng tăng thuế bán hàng từ 21% lên 22%. Ông Berlusconi đã lợi dụng động thái ngừng tăng thuế này để rút khỏi chính phủ với cáo buộc ông Letta tìm cách ngăn cản tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các bộ trưởng trong chính phủ đều cho rằng tuyên bố này của ông Berlusconi là một "sự dối trá trắng trợn".
Theo Reuters
Ông Berlusconi khiến chính phủ Ý sụp đổ Lãnh đạo phe trung hữu Ý Silvio Berlusconi đã rút các quan chức thuộc đảng của mình ra khỏi nội các chính phủ vào hôm 28.9, khiến chính quyền Thủ tướng Enrico Letta phải giải tán. Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (giữa) vẫy chào người ủng hộ khi đang cầm logo của đảng Froza Italia (Tiến lên nước Ý) do ông lãnh...