Nước Việt trẻ hóa toàn dân
Cà phê CK tuần này không giống mấy lần trước. Ai cũng hớn hở. Khi vui thì mọi người đều trẻ hơn. Nội dung tuần này xoay quanh việc nâng tuổi thanh niên và đưa vào luật.
Biếm họa: Theo Tuoitrecuoi
Lâu lắm rồi mới thấy chầu cà phê thư giãn chứ không căng thẳng. Từ kỳ này, không tranh luận mà chủ xị luân phiên sẽ làm diễn giả giới thiệu. Các thành viên sẽ góp ý thêm.
Con Ngọc, chủ xị luân phiên điều hành cà phê đàm. Nó vắn tắt tóm ý chủ đề hôm nay là “Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị nâng tuổi thanh niên lên 40 vì 30 thì quá trẻ”. Dư luận xã hội chia làm 2 phe. Phe khoái trẻ thì nhất trí và kiên quyết ủng hộ. Bằng mọi cách phải thông qua, kể cả chuyện lobby mồm và hối lộ miệng. Được trẻ ra ai chẳng khoái.
Phe đối thủ thì mỉa mai gọi đó là đề nghị chẳng ra làm sao. Thanh niên phải mười tám đôi mươi, chứ ai lại thanh niên 40. Ở nông thôn, tuổi 40 có người đã làm xui, thậm chí lên chức ông. Người ta gọi thanh niên là anh, chị; chứ không ai gọi chú thanh niên, dì thanh niên cả. Không khéo sắp tới sẽ có chi hội thanh niên xui (sui gia), chi hội thanh niên ông bà nội, ông bà ngoại. Cả cha và con sinh hoạt chung, gọi nhau là đồng chí cho bình đẳng.
Không chỉ phản đối, họ còn đề nghị không tăng mà còn giảm tuổi thanh niên xuống dưới 25. Trần Phú làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Bà Phạm Phương Thảo, cựu Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân TP.HCM, làm Phó Bí thư Thành Đoàn khi mới tuổi 25. Trong Ban Bí thư và Thường vụ TW Đoàn không ai dưới 30 tuổi cả. Phải trả lãnh đạo thanh niên cho thanh niên. Không thể có bác bí thư xã đoàn trên 50 tuổi.
Mấy người hay lý sự còn cắc cớ thắc mắc là tuổi thanh niên hay bất cứ việc gì liên quan đến thanh niên thì phải do thanh niên đề nghị và quyết định. Hà cớ gì phải nhờ miệng các chú các bác sắp về hưu nói giùm. Nói vậy là nông cạn. Thanh niện Việt Nam vốn khiêm tốn và vâng lời, luôn kính trên nhường dưới.
Có người vặn vẹo là sao Việt Nam cứ thích làm khác thiên hạ. Liên Hiệp Quốc và các nước đều quy định tuổi thanh niên là 19 – 24. Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức năm 2009 là Philipp Rsler (gốc Việt) mới 36 tuổi. Hun Sen là Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia khi mới 28 tuổi và Thủ tướng khi 34 tuổi.
Túm lại, mặc cho nhiều người phản đối, nhóm cà phê CK cuối tuần phải ra sức ủng hộ việc nâng tuổi thanh niên. Thanh niên mà 40 tuổi thì mình cũng được trẻ lây vì “Ta mới ngoài thanh niên một chút, chứ chưa phải là già”. Không riêng gì ta, mà mọi người đều trẻ lại. Sướng nhất là từ 31 – 40, lâu nay không biết gọi là gì, có người bảo là “lưu niên” nay bỗng dưng thành thanh niên tất. Thanh niên là rường cột nước nhà, cột nhiều thì nhà chắc.
Sau khi diễn giả Ngọc dứt lời. Thằng Chính đề nghị bổ sung lý do. “Phải tăng tuổi thanh niên vì gần như không có lãnh đạo Tỉnh Thành Đoàn nào hiện nay trong độ tuổi thanh niên Việt Nam cả. Bí thư thứ nhất TW Đoàn hiện nay là Lê Quốc Phong 41 tuổi. Trước đó là Nguyễn Đắc Vinh 45 tuổi… Phóng viên, biên tập viên các tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ; Tiền Phong; các nhà xuất bản Trẻ, Kim Đồng, hãng phim Trẻ, Quảng cáo Trẻ… của Đoàn đa phần đều ngoài 30. Phải nâng tuổi thanh niên để hợp thức hóa cho họ. Nếu không tăng sẽ đến lúc thanh niên họ đòi lãnh đạo thanh niên phải trong độ tuổi thì mệt”.
Thằng Dũng nãy giờ gật gù liền bổ sung “Nâng tuổi thanh niên lên 40 sẽ tạo nên sự khác biệt ưu việt. Lúc đó Việt Nam sẽ đông thanh niên nhất. Tao đề nghị nâng toàn bộ để không khập khiễng. Từ sơ sinh đến 20 là thiếu niên. Từ 21 – 40 là thanh niên. Từ 41 – 60 là trung niên hoặc lưu niên. Từ 61- 80 là thừa niên. Có thiếu niên thì phải có thừa niên. Từ 81 – 100 là lão niên. Tuổi nghỉ hưu sẽ là 80 tuổi.”
Video đang HOT
Thằng Dũng vỗ tay phấn khích: “Hay, rất hay. Từ nay cáo phó sẽ chỉnh lại. Tùy theo độ tuổi, khi chết sẽ được gọi lần lượt là – Thiếu thọ – Thanh thọ – Trung hoặc Lưu thọ – Lão thọ – cho dễ hiểu và dễ nhớ. Từ nay, 40 tuổi vẫn ở một mình không thể gọi là ế, vì còn trong tuổi thanh niên. Từ nay, sẽ không còn chuyện bọn trẻ cứ gào – phải tin cậy thanh niên, phải giao cho lớp trẻ. Trẻ chỉ được cái liều vì ngựa non háu đá. Phải qua tuổi thanh niên mới trưởng thành, chín chắn. Gừng càng già càng cay mà”.
Ai cũng hả hê. Thằng Phương còn líu lo giọng vịt: “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”. Rồi đây, nước Việt sẽ được Guiness thế giới công nhận là dân tộc trẻ lâu nhất, ít già nhất. Xin mời cả nhóm cạn ly chúc mừng đại sự kiện – trẻ hóa toàn dân tộc.
Vi Văn Hưởng
Theo motthegioi.vn
3 hận không sinh, 3 thù không kết và 3 thứ nên buông
Nếu đã đến tuổi trung niên, bạn hãy nhớ kĩ những điều này để cuộc sống luôn hạnh phúc.
Ba hận không nên sinh
1. Không sinh tương hận
Chúng ta từ nhỏ đến lớn thường hay có một loại hận mà lâu ngày trở thành thói quen, tự thân không biết. Ví như, cảm thấy một ai đó không thuận mắt, bèn sinh ra một loại quy chụp, cho rằng người mà có quan hệ với người đó thì cũng chẳng tốt đẹp gì. Đây chính là tương hận mà chúng ta thường nói đến.
Có lẽ người trung niên đã trải qua phong ba bão táp của cuộc đời, vậy nên có thể nhận thức được đạo lý "Gặp việc luận việc, gặp người luận người". Từ đó mà có thể mở rộng lòng mình, bỏ đi những thói quen sân hận, bởi chúng không hề có quan hệ gì với chúng ta...
2. Không sinh thế hận
Đôi lúc trong công việc, rõ ràng là cơ hội của chúng ta nhưng lại bị đồng nghiệp lấy đi. Vì những việc này, có rất nhiều người sinh ra hận cả một đời, thù cả một kiếp, kết quả sự nghiệp cũng bình lặng mà qua đi trong cả một đời. Đối với cái hận này, chúng ta đừng để nó sinh ra, hãy tìm căn nguyên ở chính bản thân mình.
Người trung niên nếu có thể tạo được mối quan hệ tốt với những người từng lấy đi cơ hội của mình, trở thành bạn tốt, đồng nghiệp tốt, thậm chí là trở thành người tâm đồng đạo hợp, thì mới thực sự là người minh trí, sáng suốt. Còn nếu như chúng ta cứ ôm hận giữ thù thì có lẽ cả đời vẫn chẳng thể có cơ hội vươn lên. Ai đối xử ác với mình, mình hãy thử ngược lại, đối xử tốt với họ, mở lòng ra với họ. Học cách yêu thương và độ lượng với tất cả mọi người, khi đó chúng ta sẽ phát hiện rằng, cuộc đời hạnh phúc hơn những gì chúng ta nghĩ.
3. Không sinh tử hận
Có nhiều đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh đặc biệt, tính cách oái ăm, làm ra những việc trái với luân thường đạo lý như mắng cha mắng mẹ... Cho nên, có nhiều người trung niên hận con cái mình tới tận xương tủy, thậm chí từ mặt không qua lại.
Cùng với sự phổ cập của mạng lưới Internet, những thói hư tật xấu cũng từ đó được tăng theo, ngày càng nhiều trẻ em ngỗ nghịch, phạm tội, tạo thành một "mối hận thế hệ". Những vấn đề này dù chúng ta có thừa nhận hay không, thì lỗi phần nhiều là ở cha mẹ, hoặc vì bận rộn công việc không có thời gian dạy bảo con cái, hoặc là do sự bất hòa, thiếu sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái khiến cho trái tim, tình cảm của con cái bị đóng băng.
Vậy nên, mối hận thế hệ này không thể được giải quyết bằng cách nói miệng là xong, chúng ta cần phải để tâm để bù đắp khoảng trống đó lại, cải biến con cái, lắng nghe suy nghĩ, tư tâm, nguyện vọng của các con. Có như vậy thì giữa hai thế hệ mới có sự thấu hiểu lẫn nhau. Đây mới là việc chúng ta nên làm, khi con cái lớn rồi, tự chúng sẽ hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ.
Ba kiểu bạn không kết giao
1. Bạn phiền phức
Chính là những người thường xuyên la cà quán xá, đánh bài giải trí, lâu ngày sinh ra tình nghĩa, trở thành bạn hữu thân tình của nhau. Nhưng cũng từ đó mà rất nhiều phiền phức sinh ra là có liên quan đến những người này. Đôi lúc họ liên kết để ăn tiền của bạn, đến lúc phát hiện ra thì cũng là lúc tiền của bạn đã ra đi không ít rồi. Thậm chí có trường hợp mất của mất nhà vì mấy người bạn 'thân tình' ấy, kết quả là bạn bị cuốn vào cái vòng phiền phức không có hồi kết: Danh tiếng không còn, gia đình khốn đốn, vợ con khổ sở, tâm thái hối hận, tiêu trầm không dứt. Vậy nên tốt nhất là hãy tránh xa những người này.
2. Bạn oán giận
Là người hay nói lải nhải, oán trách người khác, đối với những người này, đây đã là một thói quen của họ. Kết giao với những người này, hôm nay chê bai người này, ngày mai chê bai người khác, cuối cùng không biết tự lúc nào bạn cũng trở thành người hay lải nhải, gây điều thị phi, đến lúc đó muốn bỏ cũng khó.
Mọi người đều đã biết, những người ưa nói lải nhải thì kết cục sẽ như thế nào? Mọi người từ bạn bè người thân, lãnh đạo, đồng nghiệp, ai nấy đều xa lánh, để rồi tương lai sự nghiệp đều bị ảnh hưởng. Vậy nên, đến tuổi trung niên rồi, hãy đặc biệt lưu ý đến kiểu người bạn này.
3. Bạn vì danh lợi
Đến tuổi trung niên rồi hãy đặc biệt nhớ rõ, tuyệt đối không kết giao với những người làm việc xấu để chiếm lợi về mình. Với những người mà làm chuyện lợi mình hại người, thì dù bất cứ nơi đâu, điều đầu tiên họ cân nhắc chính là lợi ích của bản thân mình, đôi khi vì để đạt được mục đích, họ sẵn sàng làm ra những chuyện không hay.
Khi gặp những người này, hãy mau chóng dừng lại, đừng tiến xa thêm nữa, nếu như bắt buộc phải giao tiếp qua lại thì cần phải giữ khoảng cách nhất định.
Đến tuổi trung niên, người ta vừa có độ chín của tuổi đời, lại vừa có sự dày dặn về kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, trong vòng xoáy của cuộc sống bộn bề này, có đôi lúc những mối cừu hận, những danh lợi tình thù cũng khiến người ta chao đảo và lạc hướng. Vậy nên, hãy đủ sáng suốt để nhìn thấu, đủ tĩnh lặng để buông bỏ những oán giận và phiền phức không đáng có. Làm được như vậy thì cuộc sống này, chính là chúng ta đã có được một phần thành tựu rồi!
3 điều nên buông
Buông bỏ những oán hận chất chứa trong lòng
Những tổn thương và oán hận từng gặp phải, dưới tác dụng của thời gian, đến tuổi trung niên người ta sẽ thấy nó phai nhạt dần. Oán hận người khác là cách lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, đừng để bản thân bị vây hãm trong nỗi oán hận.
Con người nên sống ở hiện tại, những oán hận trong quá khứ không nên lưu giữ mãi trong lòng. Khi ta buông bỏ oán hận, thế giới sẽ rộng mở trước mắt!
Buông bỏ lưỡng lự
Khi đã xác định được điều mình muốn làm thì không nên chần chừ lưỡng lự, cần nắm chắc thời cơ để thực hiện.
Một người khi bước vào tuổi trung niên thường sẽ thận trọng và vững vàng hơn tuổi thanh niên rất nhiều và lại có sức lực hơn tuổi lão niên. Hơn nữa, so với tuổi thanh niên, họ cũng có điều kiện và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, có những việc đã có phương hướng rõ ràng thì không nên do dự, bỏ mất thời cơ để phải nuối tiếc khi về già.
Buông bỏ hư vinh
Người ta nói rằng, hư vinh và dối trá có lẽ là hai kẻ địch mạnh trên đường đời. Con người đến tuổi trung niên, không cần hâm mộ và tham lam hư vinh, so sánh lẫn nhau. Buông bỏ hư vinh là cách khiến bản thân được giải thoát và hạnh phúc.
Theo Khỏe & Đẹp
Tận thu lá chuối, lá dong thu nhập khá Nhiều người trồng chuối, dong riềng ở Hưng Yên có thêm thu nhập từ bán lá... Thời gian qua, trên thị trường, lá chuối, lá dong được ưu tiên lựa chọn sử dụng để gói thực phẩm thay túi nilon. Đây là một hành động thiết thực dần loại bỏ túi nilon khỏi thói quen khi mua sắm của người tiêu dùng nhằm...