Nước tương có thể chữa HIV hiệu quả?
Các chuyên gia vi trùng học vừa lên tiếng tuyên bố, một hợp chất gia tăng mùi vị tồn tại trong nước tương có thể khắc phục tình trạng kháng thuốc chống AIDS ở những bệnh nhân nhiễm virus HIV.
Tuyên bố trên được coi là sự chứng thực cho một phát hiện đã có từ cách đây hơn 10 năm của tập đoàn Yamasa, một trong những hãng sản xuất nước tương lâu đời nhất của Nhật Bản.
Được thành lập từ năm 1645, đến cuối những 1800, tập đoàn Yamasa đã bắt đầu xuất khẩu nước tương sang Mỹ. Kể từ đó, sản phẩm nước tương Yamasa với đặc trưng chai nhựa có nắp đỏ và xanh lục, đã trở thành thứ không thể thiếu trong các nhà hàng Trung Hoa ở Mỹ.
Tuy nhiên, tập đoàn Yamasa còn có một phát kiến ít được biết đến hơn: Từ năm 1988, doanh nghiệp này đã bắt đầu đã cho thành lập một bộ phận gồm toàn các nhà khoa học về thực phẩm để tiến hành nghiên cứu y tế về những phản ứng miễn dịch đối với những hóa chất nhất định trong thực phẩm.
Năm 2001, các nỗ lực của họ đã được đền đáp. Các chuyên gia này vô tình khám phá ra rằng, một chất tạo hương vị trong nước tương có thể sở hữu những đặc tính tương tự các thuốc kháng HIV hiện có trên thị trường.
Video đang HOT
Chất tạo hương vị EfdA chỉ có trong nước tương được phát hiện có các đặc tính như thuốc. (Ảnh: Shutterstock)
Hơn một thập kỷ sau, trong tuần này, các chuyên gia vi trùng học đến từ Đại học Missouri (Mỹ) lên tiếng khẳng định, phát hiện của Yamasa là đúng đắn. EfdA, một chất gia tăng hương vị chỉ được tìm thấy trong nước tương, hiệu quả gấp 70 lần so với Tenofovir, một trong những dược phẩm được dùng phổ biến nhất hiện nay trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
Một trong các vấn đề chính đối với việc chống lại căn bệnh thế kỷ hiện nay là, cơ thể bệnh nhân thường phát triển sự đề kháng nghiêm trọng đối với các ảnh hưởng của thuốc, kể cả Tenofovir. Mặc dù việc nhiễm virus HIV hiện nay không còn được coi là mang “án tử”, nhưng việc điều trị bệnh sẽ rất tốn kém và đòi hỏi phải dùng hết loại thuốc này đến loại thuốc khác, cho tới khi cơ thể bệnh nhân có thể điều chỉnh để thích nghi.
Theo tiến sĩ Stefan Sarafianos, người đứng đầu nghiên cứu của Đại học Missouri , EfdA ít có khả năng gây ra sự kháng thuốc ở bệnh nhân nhiễm HIV vì nó nhanh được kích hoạt hơn và chậm bị cơ thể vô hiệu hóa hơn so với các loại biệt dược sẵn có trên thị trường.
Ông Sarafianos và nhóm cộng sự đang phối hợp với hãng dược Merck để nghiên cứu, phát triển loại thuốc ngăn chặn HIV mới, hiệu quả hơn dựa vào chất EfdA.
Khám phá trên có thể làm thay đổi suy nghĩ của đa phần chúng ta lâu nay rằng, hóa chất trong thực phẩm chỉ có hại cho cơ thể người. EfdA là một ví dụ cho thấy, chất hóa học cho thêm vào thức ăn đôi khi có thể mang lại lợi ích, dù chỉ đối với một nhóm nhỏ dân số đang phơi nhiễm virus gây căn bệnh thế kỷ.
Theo Vietnamnet
'Chặn' bệnh viêm đường hô hấp cấp tại các cửa khẩu
Ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dù đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm virus Mers-CoV, nhưng để ngăn chặn căn bệnh viêm đường hô hấp cấp đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới này, Việt Nam cần tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, sân bay.
Ảnh minh họa.
Tính đến 2/5, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC) đã thông báo toàn cầu ghi nhận 401 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 93 trường hợp tử vong. Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 16 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông (Ả Rập Xê Út, Jordan, Cô Oét, Ô Man, Quatar, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ai Cập), Châu Âu (Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp); Bắc Phi (Tunisia), Châu Á (Malayia và Phi líp pin) và Mỹ.
Tất cả các tường hợp mắc MERS-CoV đều có liên quan và xuất phát từ 6 nước tại Bán đảo Ả Rập. Phần lớn các ca bệnh đều có viêm phổi cấp tính nặng, sốt, ho và khó thở.
WHO đánh giá 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm. Hiện chưa phát hiện ca bệnh tại Việt Nam, nhưng không thể loại trừ các trường hợp du khách "quá cảnh" đi qua khu vực Trung Đông về rồi sang Việt Nam. Nhất là khi một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines đã có các trường hợp mắc bệnh sau khi trở về từ Trung Đông. Khó khăn trong việc ứng phó với MERS-CoV là chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, xuất hiện các trường hợp không có triệu chứng, dẫn đến khó kiểm soát và làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng.
Cách thức lây lan của MERS-CoV khá giống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như cúm, nghĩa là qua môi trường không khí. MERS-CoV gây viêm phổi và người nhiễm virus này sẽ có triệu chứng sốt cao, ho và khó thở và có thể gây suy thận cấp, một triệu chứng hiếm gặp đối với các loại virus khác gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngay từ khi WHO thông báo về diễn biến của bệnh, Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo: tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nặng đều phải xét nghiệm và giám sát chặt chẽ ngay từ đầu, nhằm ứng phó với dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới và quốc tế, đồng thời, tăng cường trao đổi với WHO, CDC Hoa Kỳ để nhận định tình hình dịch nhanh chóng.
Về độc lực của virus MERS - CoV, ThS. Nguyễn Hồng Hà - Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, mức độ nguy hiểm của virus MERS - CoV cao hơn so với cúm gia cầm, vì lây từ người sang người, nhất là khi chưa xác định được nguồn ổ dịch, nên chưa định hướng được sự lây lan.
WHO khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân để phòng, chống bệnh lây nhiễm MERS - CoV: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; che mũi và miệng khi ho và hắt hơi; tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch; tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén với người nhiễm bệnh); thường xuyên khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa.
ối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS -CoV.
Theo Vnmedia
Hội chứng hô hấp chết người giống SARS lan nhanh Hơn 400 ca được ghi nhận nhiễm loại virus chết người gây hội chứng hô hấp Trung Đông MERS, được cho là có họ hàng với SARS. Ngày 2/5, ca nhiễm hội chứng hô hấp do coronavirus Trung Đông (MERS) được ghi nhận đầu tiên ở Mỹ. Bệnh nhân làm việc trong ngành y tế, bộc lộ triệu chứng sốt, ho, thở dốc...