Nước Trung Đông nào sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo nhất?
Quốc gia sở hữu lực lượng tên lửa đạn đạo lớn nhất, đông đảo nhất và nguy hiểm nhất ở Trung Đông, không ai khác chính là Iran.
Lực lượng không gian vũ trụ Iran là đơn vị quản lý và vận hành kho tên lửa đạn đạo đồ sộ của nước này. Ảnh tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn tầm bắn từ 200-300 km tùy phiên bản.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Zelzal-2. Nó thuộc loại tên lửa không điều khiển hoạt động như pháo phản lực bắn loạt. Zelzal-2 có thể mang theo đầu đạn nặng 600 kg với tầm bắn khoảng 210 km.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Zelzal-3. Nó được lắp trên khung gầm xe mang phóng 6×6 bánh với khả năng cơ động cao. Zelzal-3 có tầm bắn khoảng 300 km.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Shahab-2, nó được phát triển dựa trên tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng với tầm bắn khoảng 750 km. Shahab-2 sử dụng hệ thống dẫn hướng bằng quán tính với bán kính lệch mục tiêu CEP khoảng 50 m.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 được phát triển với sự trợ giúp của Triều Tiên. Nó thuộc loại tên lửa nhiên liệu lỏng, tầm bắn từ 1.280 đến 2.000 km. Shahab-3 được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Một số chuyên gia nhận định, tên lửa này có thể vượt qua được hệ thống đánh chặn Arrow-2 của Israel.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo tầm trung Fajr-3. Nó được đánh giá là tên lửa nhiên liệu lỏng tiên tiến nhất của Iran với khả năng mang nhiều đầu đạn. Tên lửa có thể mang theo 3 đầu đạn nhắm mục tiêu độc lập (MIRV), tầm bắn ước tính khoảng trên 2.000 km. Fajr-3 được cho là đã tiến hành thử nghiệm lần đầu vào năm 2006.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr-110. Đây là loại tên lửa 2 giai đoạn, tầng đẩy đầu tiên sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng và giai đoạn 2 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn. Tên lửa này có tầm bắn từ 1.500-2.000 km.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Sejjil. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn 2 giai đoạn. Tên lửa có chiều dài 18,2 m, đường kính lớn nhất 1,5 m, trọng lượng 21,5 tấn. Sejjil có tầm bắn từ 2.000-2.500 km. Nó được lắp trên phương tiện mang phóng chuyên dụng với khả năng cơ động rất cao.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Ashoura. Trong tháng 11/2007, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mostafa Mohammad-Najjar tuyên bố, nước này đã phát triển một tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn 2.000 km.
Emad là tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất trong kho vũ khí của Iran. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu trong tháng 10/2015. Emad được trang bị hệ thống dẫn hướng mới tinh vi hơn, có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Tên lửa có tầm bắn khoảng 1.700 km.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Soumar là một trong những vũ khí mới đầy uy lực của Iran. Tên lửa này được cho là phát triển dựa trên tên lửa hành trình Kh-55 của Liên Xô. Phía Iran tuyên bố, Soumar có tầm bắn 2.500 km. Nó là vũ khí lợi hại để Iran tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc đang chế tạo tên lửa tầm bắn phủ khắp hành tinh?
Đài Loan cho rằng loại tên lửa mà Trung Quốc đang nghiên cứu là DF-5B (Đông Phong 5B).
Tờ Want Daily của Đài Loan đưa tin cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc đang trong quá trình nghiên cứu và chế tạo một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiêu liệu rắn mới có khả năng bắn đến bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất.
Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-5B hôm 27/7/2015
Tờ báo của Đài Loan cho rằng loại tên lửa mà Trung Quốc đang nghiên cứu là DF-5B (Đông Phong 5B).
Hiện nay, quân đội Trung Quốc (PLA) đang dốc sức phát triển kho vũ khí chiến lược tầm xa của mình trong đó có tên lửa Đông Phong 31A/ DF-31A, Đông Phong 41/ DF-41 và IL (Cự Lang) JL-2 với nhiên liệu rắn.
Tên lửa DF-31A của PLA được cho là có tầm bắn khoảng 10.000 km, có thể với tới bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, tên lửa DF-41 có tầm bắn lớn hơn một chút dao động từ 12.000 đến 15.00 km với khả năng mang theo từ 3 đến 5 đầu đạn hạt nhân.
Theo Want Daily, tên lửa DF-41hiện nay vẫn đang nằm trong giao đoạn thử nghiệm. Trong khi đó, tên lửa Cự Lang JL-2 có tầm bắn khoảng 8000 km, là loại tên lửa được chế tạo để bắn từ các tàu ngầm hải quân.
Gần đây, truyền thông Mỹ và Nhật Bản cũng đã có những báo cáo cho biết Trung Quốc có thể đang thử nghiệm hai loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 và DF-5A.
Trong khi đó, chuyên gia bình luận quân sự Gao Feng tin rằng việc PLA cho bắn thử DF-41 là một phần của kế hoạch thử nghiệm thường xuyên.
Trong khi đó, bắn tên lửa DF-5 là hoạt động phục vụ nghiên cứu cơ bản để phát triển một loại tên lửa nhiên liệu rắn thế hệ mới dựa trên các đặc tính cơ bản của tên lửa DF-5 hay DF-5A.
Ông Gao Feng cho rằng mặc dù các tên lửa DF-31A và DF-41 đều đã hoặc đang ở giai đoạn trang bị trong biên chế của PLA nhưng Trung Quốc vẫn quan tâm rất lớn đến các tên lửa tầm xa nhiên liệu rắn bở tầm bắn và khả năng tải đầu đạn của chúng lớn hơn.
Động cơ tên lửa SS-18 của Nga
Những lợi thế của tên lửa chiến lược, tầm xa nhiên liệu rắn cũng đang được quân đội Nga rất quan tâm.
Bởi vậy, theo Gao Feng, gần đây quân đội Nga cũng đã tuyên bố rằng nước này đang nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa tầm xa nhiên liệu rắn thế hệ mới dựa trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-18.
Nhận định của chuyên gia quân sự Gao Feng phù hợp với những phân tích từ các hình ảnh ghi lại một cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa của Trung Quốc được công bố gần đây nói là Bắc Kinh đang phát triển tên lửa đẩy DF-5B.
So sánh với tên lửa DF-5A, tên lửa DF-5B có động cơ mạnh hơn, độ chính xác cao hơn và tải trọng cũng lớn hơn.
Một số báo cáo phân tích khác cũng phỏng đoán rằng tên lửa DF-5B có tầm bắn từ 13.000 đến 15.000 km.
Với tầm bắn đó, về lý thuyết, DF-5B có thể bao quát bất cứ mục tiêu nào trên khắp hành tinh với từ 4 đến 6 đầu đạn hạt nhân đi kèm.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới Sở hữu khối tài sản lên tới hàng chục tỷ USD Pablo Escobar hay Amado Carrillo Fuentes là những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới Pablo Escobar là một trong những tên tội phạm khét tiếng giàu nhất thế giới với khối tài sản "khủng" lên tới 30 tỷ USD. Pablo có thể được coi là trùm ma túy "nổi...