Giọt nước tràn ly
Cầm tờ quyết định ly hôn của tòa án, Lâm thở phào nhẹ nhõm. Thú thật, ly hôn là sự giải thoát cho anh. Tình yêu của Lâm dành cho vợ đã bị giết chết từ rất lâu rồi. Tất cả cũng chỉ vì cái tật xấu không thể nào bỏ được của Huệ: mê đánh bài…
Hồi yêu nhau, Huệ cũng chưa mê mẩn bài bạc cho lắm, thỉnh thoảng mới ngồi sòng tứ sắc với mấy bà cùng xóm. Lúc đó, Lâm chỉ nghĩ người yêu giải trí cho vui. Ai ngờ, sau khi cưới nhau, tật đánh bài của Huệ ngày càng nặng.
Lâm đi làm suốt ngày, đến tối mịt mới về, còn Huệ thì ở nhà quản việc nội trợ. Hai vợ chồng chưa có con nên vợ khá rảnh rang, thế là “nhàn cư vi bất thiện”, Huệ rủ vài bà trong xóm lập hội đánh bài. Ban đầu chỉ là chơi cho vui, số tiền thắng thua mỗi buổi cũng chỉ bằng bữa đi chợ. Nhưng rồi, máu cay cú ăn thua nổi lên, thời gian Huệ ngồi sòng càng lúc càng nhiều, tiền đặt mỗi ván cũng ngày một tăng.
Lâm giật mình phát hiện, vợ ngày càng bê trễ việc nhà. Nhiều khi, 18h anh về đến nhà mà bếp núc vẫn lạnh tanh. Nhà cửa có khi cả tuần Huệ mới quét dọn một lần. Rồi tiền Lâm đưa Huệ giữ đồng nào thì hết sạch đồng đó. Lâm nhớ có lần đưa vợ giữ giùm 20 triệu tiền của công ty, hai ngày sau anh hỏi lại thì không còn đồng nào. Lúc ấy, Lâm mới phát hiện cô vợ mình lún quá sâu vào bài bạc. Lâm làm dữ, Huệ hứa sẽ bỏ, nhưng vẫn lén đi chơi lúc chồng vắng nhà.
Một ngày đẹp trời, tự nhiên có ba gã xăm trổ đầy mình vào nhà, vứt cái giấy mượn nợ cả gốc lẫn lãi 50 triệu của vợ lên bàn, Lâm mới tá hỏa. Bọn họ tuyên bố, không trả tiền thì “xin tí huyết của vợ ông!”. Thế là chồng phải cuống quýt, lật đật lo tiền trả cho vợ. Xong vụ ấy, nếu không nhờ cha mẹ hai bên đứng ra hòa giải, anh đã ly hôn rồi.
Không ngờ, đấy lại là sai lầm lớn của Lâm. Không đầy một tháng sau, có một gã ở Campuchia gọi về, bảo anh mang tiền lên biên giới chuộc vợ đang thiếu nợ bị nhốt trong sòng bài. Lần này, họ không định “xin tí huyết” mà chỉ nói sẽ “gửi ngón tay về”. Thế là, anh lại phải vay mượn nhiều chỗ, vác đủ 10.000 USD lên Mộc Bài đón “thần phá của”.
Giọt nước tràn ly. Vì nếu cứ dây dưa mãi, chắc chắn Lâm phải đi ăn mày vì vợ…
Theo afamily
Video đang HOT
Vợ, chồng và chiếc điện thoại cài pass
Hạnh phúc không đến từ chiếc điện thoại nhưng có thể tan vỡ vì cái điện thoại. Bạn là một chiếc điện thoại quan trọng. Tất cả những thứ quan trọng đều được bảo vệ tối đa trước sự xâm phạm của... người đời?
Bảo vệ người đời gì đâu bạn. Mình có nhiệm vụ là phải "ngậm miệng" trước những bà vợ đấy chứ.
Đời ai chả thích tự do. Phải ngậm miệng khác nào cắn hạt thị. Tự nhiên thành một kẻ thích tỏ ra "nguy hiểm" trước mọi người.
Bạn cứ coi như đó là cái giá của sự bí mật đi. Nhưng như vậy vị thế của mình vẫn có những thứ hơn những chiếc điện thoại vứt lăn vứt lóc chứ. Tôi thấy mấy ông cài pass cho điện thoại nâng niu điện thoại còn hơn cả tính mạng.
Thì thế, tính mạng của các ông ấy đặt ở trong cái điện thoại nên các ông ấy mới thế. Những thông tin gì quan trọng cho cam lòng, toàn những thông tin... giết người.
Ô này, thông tin giết người là sao vậy bạn?
Những thông tin đó là những thông tin có thể mang lại một cuộc chiến tranh. Mà chiến tranh thì phải có kẻ sống, kẻ chết. Hoặc cả hai cùng chết.
Chết ở đây là chết về mặt ý thức, tình cảm chứ không phải cái chết thực sự nhé. Có người sống đấy nhưng vật vờ thà chết cho xong.
Đôi khi, người chết không phải ai, mà chính là tôi. Là một chiếc điện thoại bị cài pass nghiêm ngặt, được giữ bên người và bị "lườm" kể cả khi đi ngủ, tôi có nguy cơ "chết" rất cao. Ngày nào tôi cũng nơm nớp lo sợ sự cáu giận bất thình lình của người soi mói. Chỉ cần một cú ném vào tường, vào nồi nước là đi một đời tôi.
Đôi khi, sự cẩn thận còn làm tôi chết dí trong máy giặt vì khổ chủ quên bỏ điện thoại ra khỏi túi quần. Ôi! Cuộc đời tôi! Tôi mong được là một chiếc điện thoại đàng hoàng, ai động vào cũng được.
Các ông có rất nhiều chuyện trời biết, đất biết, điện thoại biết mà vợ không thể biết (ảnh minh họa)
Nguy hiểm quá! Vì là thông tin bí mật nên tôi không khai thác, nhưng bạn có thể tiết lộ cho tôi biết nó là thông tin dạng gì không?
Về nguyên tắc, tôi không được nói. Nhưng bạn hiểu thế này: Đó là những cuộc hẹn hò, những tin nhắn sướt mướt, những số điện thoại nhạy cảm.
Những tin nhắn như thế này thông thường trong điện thoại của đàn ông, phụ nữ thì ít hơn. Các ông có rất nhiều chuyện trời biết, đất biết, điện thoại biết mà vợ không thể biết. Hoặc các bà vợ có nghi ngờ cũng sẽ bị đập tan mọi nghi ngờ.
Bạn có tin không, có ông đến giờ đi ngủ, giả vờ đánh răng, vào nhà vệ sinh còn mang điện thoại vào nhắn tin. Các ông có thể ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng đồng hồ để nhắn nhó đủ loại. Vợ đập cửa nhà vệ sinh, các ông kêu đau bụng. Mỗi lần ngồi nhà vệ sinh thế, nói được nhiều chuyện bí mật.
Chỉ khổ tôi. Bản chất của tôi thì tốt đẹp, nhưng dòng đời xua đuổi đến những nơi như thế, bắt chứng kiến những chuyện như thế mà phải ngậm miệng.
Ôi, nhiều chuyện bi hài lắm!
Quả là bi hài! Thôi, tôi không đi sâu vào nội dung những chuyện bí mật, tôi chỉ muốn biết những chiêu trò các ông làm để giữ những bí mật được lâu dài. Vì theo như bạn nói, đa số đàn ông đều có những bí mật như thế mà rất ít ông bị lộ. Phải có những chiêu trò ngụy trang thì đa số mới trong sạch chứ nhỉ?
Không hẳn hầu hết các ông đều có bí mật như bạn nói quá lên. Nhưng đúng là nhiều đàn ông phải đặt pass nghiêm ngặt cho điện thoại. Các ông giờ nhiều chiêu trò lắm. Kể ra thì khó nói hết lắm.
Tôi phục các ông chồng thật! Lúc nào các ông ấy cũng làm bộ mặt tỉnh bơ khi có điện thoại. Mà đơn giản nhất là chiêu trò phân bổ thời gian. Nghĩa là đã về đến nhà là cấm tin nhắn nhạy cảm, cấm các cuộc gọi nhạy cảm (nhạy cảm như thế nào cho phép tôi được ngậm miệng, nếu không tôi sẽ không nói gì nữa).
Được rồi! Bạn cứ nói đi. Đây không phải cuộc thẩm tra, đây là một buổi chia sẻ.
Thứ hai, các ông chồng sẽ không bao giờ đưa hóa đơn thanh toán điện thoại cho các bà vợ. Vì nhất định, hóa đơn sẽ tố cáo những số điện thoại thường xuyên liên lạc nhất.
Đôi khi, các ông chồng đang ở nơi nhạy cảm, nếu có điện thoại của vợ, các ông sẽ nghĩ cách ra đường, tiếng còi tàu xe nhiều và nói: Anh đang ở ngoài đường, có gì em nói nhanh nhé. Thế là nhanh chóng tắt phụt máy, lại ung dung mọi việc.
Hoặc mỗi khi bị tra hỏi về điện thoại, các ông lại gắt um lên để đàn áp vợ. Các ông sẽ nghĩ chiêu trò soi mói vợ. Thấy vợ ăn diện, các ông cũng làu nhàu, cho rằng vợ có ai khác nên mới thích ăn diện. Các bà vợ có gắt gỏng, các ông đổ ngay cái tội có ai khác nên mới cáu gắt với chồng. Đàn bà càu nhàu với chồng cả ngày, các ông điếc. Đàn ông càu nhàu với vợ một lát là các bà sợ ngay. Khổ, các ông bắt vía vợ thường rất chuẩn.
Nhiều ông còn giao kèo với vợ: Không bao giờ kiểm tra điện thoại của vợ nên vợ cũng không bao giờ được làm thế với mình. Thực chất, các ông quá hiểu vợ mình chẳng dám léng phéng gì, chẳng có chuyện gì khuất tất nên kiểm tra điện thoại của vợ làm gì. Để sòng phẳng và đáng mặt quân tử, các ông thỏa thuận các bà vợ không được xem điện thoại của chồng.
Nhưng thói đời, phụ nữ vẫn thường tò mò, các ông chồng thừa biết điều đó. Vì thế điện thoại vẫn phải cài pass cẩn thận. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch rồi.
Ồ, thú vị thật. Tôi có nên tố cáo với các bà vợ không nhỉ?
Tùy bạn thôi, đằng nào tôi cũng nói được. Nhưng nguyên tắc của sự phát triển về mặt xã hội là: Khi bạn tìm ra cách đối phó với một tiêu cực thì đối phương sẽ nghĩ ra những chiêu trò mới. Nên các bà vợ cứ cân nhắc cách phản ứng với các ông chồng mình.
Dù sao, soi mói sẽ mất thời gian. Tôi nghĩ, quan trọng phải giải quyết từ gốc vấn đề. Đó là một câu chuyện dài về ứng xử tôn trọng giữa vợ và chồng.
Hạnh phúc không đến từ chiếc điện thoại nhưng có thể tan vỡ vì cái điện thoại. Tôi cũng mong mỏi vô cùng mình là một chiếc điện thoại không cài pass.
Cảm ơn bạn! Chúng ta sẽ có dịp trò chuyện về một chủ đề khác trong dịp tới: Chủ đề gỡ pass điện thoại. Chúc bạn luôn "lành lặn"
!
Theo Eva
Mùa đông này em không còn anh nữa Mùa Đông này anh không có ở nhà nên em phải tự chăm sóc cho mình thật tốt. Em biết không, mỗi buổi sáng được đánh thức em dậy đối với anh là một niềm hạnh phúc. Anh nhớ rằng hình như chưa hôm nào mình quên "nhiệm vụ", có chăng cũng chỉ là cố tình gọi muộn vài phút để được nghe...