Nước thành viên NATO quyết định tặng Ukraine 6 chiến đấu cơ F-16
Cùng với việc cho rằng máy bay chiến đấu F-16 rất quan trọng với Kiev, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Na Uy. Ảnh cắt từ clip của LLVT Na Uy/Reuters
Từ lâu, Ukraine đã mong muốn có được những chiếc chiến đấu cơ F-16 hiện đại để giành lợi thế tác chiến trước giàn hoả lực hùng hậu của Liên bang Nga.
Đan Mạch đã cam kết viện trợ 19 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Con số này của Hà Lan là 24 chiếc.
Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 10/7, Đan Mạch và Hà Lan đang chuyển giao lô đầu tiên của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine.
Video đang HOT
Trong một động thái mới nhất, Na Uy đã trở thành quốc gia châu Âu thứ ba sau Hà Lan và Đan Mạch tặng chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.
Theo hãng tin AP ngày 11/7, phát biểu vào hôm 10/7, trước khi tới Washington dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stre cho biết chính phủ nước này sẽ tặng 6 chiếc F-16 cho Ukraine để Kiev tự vệ trước các cuộc tấn công của Liên bang Nga..
Thủ tướng Na Uy cho rằng khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công từ trên không của Kiev là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến phòng thủ chống lại Liên bang Nga và Na Uy đặt mục tiêu bắt đầu chuyển máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine vào năm 2024.
Năm ngoái, trong chuyến đi tới Kiev vào tháng 8, ông Stre lần đầu tiên nói rằng Na Uy sẽ tặng máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, nhưng không nêu rõ số lượng.
Kể từ đó, Oslo đã gửi hai chiếc F-16 tới Đan Mạch để sử dụng cho việc đào tạo phi công Ukraine.
Năm 2021, Na Uy bắt đầu ngừng sử dụng dần những chiếc máy bay chiến đấu F-16 để chuyển sang sử dụng những chiếc F-35 mới. Tổng cộng có 32 chiếc F-16 đã được bán cho Romania và một số vẫn còn ở Na Uy.
Về phía Liên bang Nga, trong một tuyên bố ngày 6/5 được tờ Newsweek dẫn lại, Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo rằng Moskva không thể bỏ qua khả năng các máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine sẽ mang vũ khí hạt nhân. Nga cũng tuyên bố rằng sự xuất hiện của F-16 trên chiến trường ở Ukraine là một “sự khiêu khích có chủ đích” của Mỹ và NATO, dù Washington chưa cung cấp máy bay cho Kiev.
“Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng những chiếc máy bay này là nền tảng đa mục đích, có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ hạt nhân và phi hạt nhân. Chúng tôi sẽ coi bất kỳ sửa đổi nào trên máy bay F-16 được cung cấp cho Ukaine là có khả năng hạt nhân. Đây là một hành động khiêu khích có mục đích của Mỹ và NATO”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cho hay.
Nga cũng cảnh báo rằng, Ukraine và các quốc gia phương Tây viện trợ cho Kiev nên nhận ra rằng những bước đi liều lĩnh của họ đang đưa tình hình đến gần hơn “điểm giới hạn”.
Các đồng minh NATO tăng viện trợ cho Ukraine
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận lô máy bay tiêm kích F-16 từ Đan Mạch và Hà Lan đang trên đường tới Ukraine.
Máy bay tiêm kích F-16. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại sự kiện bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington, Ngoại trưởng Blinken lưu ý các máy bay tiêm kích trên sẽ tham gia hoạt động phòng vệ tại Ukraine vào mùa Hè này.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ về việc sẽ công bố một gói hỗ trợ lớn dành cho Ukraine trong vài ngày tới nhằm xây dựng cầu nối rõ ràng và vững chắc cho tư cách thành viên NATO của Ukraine.
Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Bỉ và Na Uy cũng đã cam kết cung cấp thêm máy bay cho Kiev.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị trên, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ kỳ vọng các đồng minh sẽ đạt được đồng thuận về gói viện trợ lớn cho Ukraine, đồng thời lưu ý khoản viện trợ này sẽ đóng vai trò là cầu nối cho tiến trình gia nhập khối của quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng nêu rõ còn quá sớm để đề cập đến thời điểm Ukraine sẽ được kết nạp vào NATO.
Cơ sở quân sự ở Romania thành căn cứ không quân lớn nhất châu Âu của NATO Một cơ sở nằm cách bờ Biển Đen chỉ 19 km và cách thành phố Odesa (Ukraine) 289 km đang trên đà trở thành căn cứ Không quân lớn nhất của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu. Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ tại căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN Tờ Business Insider (Mỹ)...