Nước thải Formosa: Kế hoạch xả ra sông Quyền, vận hành lại đổ ra biển?
Xung quanh hiện tượng cá chết bất thường hàng loạt và vấn đề xả thải ở ven biển miền Trung, tại cuộc Tọa đàm “ Chất thải công nghiệp: Hạn chế trong quản lý và khuyến nghị chính sách” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức sáng 10/5, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng công tác quản lý chất thải công nghiệp hiện nay đang có vấn đề.
Người dân chứng kiến cơ quan chức năng, kiểm tra, chứng thực nguồn gốc hải sản. (Ảnh: Thành Thọ/Vietnam )
Dẫn ra câu chuyện môi trường ở Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa thuộc Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), ông Võ cho biết, ngay như việc nhận định Formosa có được phép xả nước thải theo đường ống ngầm ra biển hay không, cùng một cơ quan quản lý nhưng Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường lại có những phát ngôn khác nhau.
“Trong khi Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân khẳng định Formosa được phép xả thải thì sau đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà lại quả quyết Formosa không được phép xả thải. Giả sử, nếu Formosa được phép xả thải, nhưng cơ quan quản lý không giám sát được chất thải thì môi trường sẽ ra sao?” ông Võ đặt câu hỏi.
Ông Võ cũng cho biết, theo kế hoạch ban đầu, nước thải dự án Formosa sẽ xả ra sông Quyền nhưng khi đi vào vận hành lại đổ ra biển. Vậy Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh ở đâu, và họ có giám sát trong quá trình doanh nghiệp xây dựng dự án?
“Một dự án có quy mô lớn như Formosa mà cơ quan quản lý môi trường ở Hà Tĩnh lại không giám sát thường xuyên, không kết nối giữa trung ương và địa phương để nắm tình hình. Hay nói cách khác Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh chưa làm hết trách nhiệm trong quản lý,” ông Võ nói.
Ông Võ cũng lưu ý, tuy đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt ven biển miền Trung, nhưng dư luận có quyền đặt nghi vấn Formosa. Lý do là, công nghiệp thép, nhiệt điện để ven biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước biển.
“Tôi có cảm giác chúng ta vẫn nóng lòng về chuyện phát triển kinh tế nhiều hơn là bảo vệ môi trường. Có thể chúng ta cũng đã thấy được môi trường là vấn đề lớn nhưng thực tế vẫn chưa thể hiện được sự quan tâm đúng mực. Với những vụ việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, chúng ta lại cứ coi là việc đã rồi, kể cả sự vụ Vedan trước đây xả thải ra sông Thị Vải. Do đó, sự việc cá chết hàng loạt ở ven biển một số tỉnh miền Trung là hồi chuông cảnh tỉnh về ý thức bảo vệ môi trường của Việt Nam,” ông Võ nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Trên phương diện là người vừa tham gia đoàn công tác liên ngành kiểm tra môi trường ở Khu kinh tế Vũng Áng, ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), cho rằng việc ban bành các quy định, công cụ giám sát môi trường đã nhiều và chặt chẽ, nhưng thực tiễn thực hiện kiểm tra, giám sát lại còn rất nhiều bất cập.
Ông Sinh nhận xét, trừ những doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, châu Âu có ý thức tuân thủ về quy trình xả thải thì còn lại những doanh nghiệp đến từ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan và kể cả Việt Nam… ý thức lại kém hơn nhiều.
Lý giải rõ hơn nhận định trên, ông Sinh cho rằng do việc đầu tư cho hệ thống xử lý rất thải chiếm chi phí rất cao, xây dựng đắt đỏ, vận hành khó khăn nên có những nhà máy buổi ngày cho vận hành hệ thống xử lý thải nhưng tối lại cho xả trộm.
“Riêng với trường hợp tại Formosa, tôi suy nghĩ là vì sao chúng ta không có cơ quan kiểm soát trung gian như cảnh sát môi trường hay người dân, mọi người hoàn toàn có thể kiểm tra được. Còn việc xây dựng hệ thống quan trắc online, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được,” ông Sinh nói.
Đánh giá về xây dựng quy hoạch môi trường, Phó Cục trưởng cục Hóa chất cho rằng, gần như chúng ta đua nhau xây dựng quy hoạch rất nhiều nhưng thực thi còn rất nhiều khiếm khuyết. Cụ thể là, nhiều địa phương đang lờ đi, coi như không biết quy hoạch ngành. Nhiều dự án không nằm trong quy hoạch ngành song địa phương vẫn ký, cho phép đầu tư.
Từ góc độ cơ quan quản lý môi trường, ông Trần Thế Loãn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Ô nhiễm (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng để đáp ứng yêu cầu thực tế thì công cụ giám sát môi trường hiện nay chưa đạt do chưa đánh giá được sức chịu tải của môi trường từng khu vực.
“Có thể khi khu vực đó có một nhà máy thì sẽ đáp ứng được nhưng thêm một nhà máy khác thì sẽ ngay lập tức phá vỡ sức chịu tải môi trường ở đó,” ông Loãn nói.
Ông Loãn cũng nhận định, “chuyện xả trộm là có nhưng tôi đảm bảo là tỉ lệ phát hiện được là thấp hơn thực tế. Theo đó, điều này phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh, ý thức với cộng đồng của các doanh nghiệp.”
Theo VietNamPlus
Kiến nghị dừng hoạt động nhà máy xả thải khiến sông Bưởi ô nhiễm
Cho rằng hành vi xả thải của Nhà máy đường Hòa Bình là nghiêm trọng, ngoài thiệt hại lớn về kinh tế còn khiến nguồn nước sông Bưởi ô nhiễm nặng, tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ cho dừng hoạt động cơ sở sản xuất này.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa báo cáo Thủ tướng về việc cá chết hàng loạt trên sông Bưởi, huyện Thạch Thành.
Theo UBND tỉnh, từ sáng 4/5, sông Bưởi đoạn từ giáp xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) chảy dọc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, nước đổi màu đen lục, sủi bọt, bốc mùi hôi thối. Đến nay, nước ô nhiễm đã chảy qua nhiều xã thuộc huyện Thạch Thành khiến cá chết hàng loạt (cả cá tự nhiên và cá nuôi). Đặc biệt các hộ nuôi cá lồng trên lưu vực sông Bưởi bị thiệt hại nghiêm trọng.
Đến 10h ngày 7/5, tổng lượng cá chết của các hộ nuôi cá lồng là gần 17,4 tấn, ở 73 lồng. Có 32 hộ nuôi cá lồng bị chết hoàn toàn (chưa tính số lượng cá tự nhiên).
Cá trắm nuôi của người dân huyện Thạch Thành chết như ngả rạ. Ảnh: Lê Hoàng.
Ngay sau khi phát hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình, các huyện Thạch Thành, Lạc Sơn cùng các xã liên quan và Công ty mía đường Hòa Bình vào cuộc xác minh. Bước đầu ngành chức năng xác định, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Bưởi là Nhà máy đường Hòa Bình (đóng tại Cụm công nghiệp Lạc Sơn, xã Tân Mỹ, Lạc Sơn, Hòa Bình) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông.
Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng ngày 5/5, lãnh đạo Nhà máy đường Hòa Bình thừa nhận, từ 15/3 đến 25/4 đã xả 250-300 m3 mỗi ngày đêm.
UBND tỉnh Thanh Hóa nhận định, đây là sự cố môi trường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sức khỏe và đời sống của nhân dân dọc sông Bưởi (15 xã của huyện Thạch Thành, 7 xã của huyện Vĩnh Lộc) và vùng hạ lưu do đó kiến nghị Chính phủ cho dừng hoạt động đối với Nhà máy mía đường Hòa Bình.
Tỉnh Thanh Hóa kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa xác định nguyên nhân và mức độ ô nhiễm cùng biện pháp xử lý môi trường nước sông Bưởi; giao Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra vụ việc, xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Hòa Bình được kiến nghị kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Nhà máy mía đường Hòa Bình; công khai thông tin các nguồn thải vào lưu vực sông Bưởi; phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa xác định mức độ thiệt hại đến môi trường do Nhà máy đường Hòa Bình gây ra; có biện pháp hỗ trợ kịp thời các hộ dân nuôi cá lồng bị thiệt hại.
Hiện Công an tỉnh Thanh Hóa đã gửi mẫu vật phẩm cá chết và nước sông Bưởi trưng cầu giám định tại Viện Khoa học kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) để điều tra. Tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo Trung tâm Quan trắc và bảo vệ môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường quan trắc ngay toàn bộ nước sông Bưởi để thông báo kịp thời cho các địa phương dọc sông.
Nước sông Bưởi ô nhiễm nặng do nhà máy đường xả thải bẩn ra sông. Ảnh: Lê Hoàng.
Tại tỉnh Thanh Hóa, không riêng sông Bưởi, mấy ngày qua cá lồng nuôi trên sông Lạch Bạng (Tĩnh Gia) cũng chết hàng loạt. Theo thống kê của chính quyền địa phương, trong khu vực âu thuyền Lạch Bạng có 20 hộ nuôi cá lồng nhưng chỉ có 4 hộ có cá chết với khối lượng khoảng 1,5 tấn.
Bước đầu, nhà chức trách xác định, nguồn nước Lạch Bạng bị ô nhiễm do tàu thuyền ra vào cầu cảng. Khu vực này chỉ quy hoạch cho tàu thuyền neo đậu do đó hoạt động nuôi cá lồng của người dân là tự phát.
Sông Bưởi và sông Lạch Bạng là hai hệ thống khác nhau. Sông Bưởi nằm ở khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa còn sông Lạch Bạng thuộc hệ thống sông Yên, hoạt động ở phía Nam. Sông Bưởi hợp lưu với sông Mã còn sông Lạch Bạng đổ thẳng ra biển.
Lê Hoàng
Theo VNE
Tỉnh Thanh Hóa: Cá chết trên sông Lạch Bạng do tàu thuyền ra vào Ô nhiễm từ hoạt động của tàu thuyền ra vào cầu cảng được cho là nguyên nhân khiến cá nước lợ chết trên sông Lạch Bạng (Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Ngày 10/5, UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết luận ban đầu về nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt tại cửa sông Lạch Bạng (huyện Tĩnh Gia). Theo đó, hoạt động của...