Nước thải chăn nuôi xả thẳng ra môi trường
Câu hỏi:Sát nhà tôi có hộ gia đình chăn nuôi khá nhiều gia súc, gia cầm. Tuy vậy, toàn bộ nước thải từ chuồng trại chăn nuôi của họ lại xả thẳng ra mương nước nằm cạnh giếng đào cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình tôi, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường tại khu vực. Xin hỏi việc làm trên có vi phạm Luật Bảo vệ môi trường không và trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Lê Trung Thành (Huyện Hoài Đức, Hà Nội)
Trả lời:
Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:
“1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải;
b) Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;
c) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Video đang HOT
d) Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư;
đ) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người;
e) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa”.
Như vậy, hộ gia đình trên khi chăn nuôi đã xả thẳng nước thải ra mương gây ô nhiễm giếng nước ăn của gia đình bạn là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, để xử phạt hành chính hành vi trên theo Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần xác định được tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi này gây ra. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của gia đình mình, trước hết bạn có thể phản ánh sự việc tới chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để họ có sự can thiệp kịp thời, yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi vi phạm.
Luật sư Hoàng Huy Được – Đoàn Luật sư Hà Nội
Huệ Linh (ghi)
Theo ANTD
Biệt thự cao cấp 'khát nước' 10 ngày liền
Hơn 100 hộ dân ở khu biệt thự cao cấp Mỹ Đình - Sông Đà (Hà Nội) hơn chục ngày qua sống cảnh không có nước sinh hoạt, có gia đình phải "sơ tán". Còn các công ty cung cấp dịch vụ thì giải thích mỗi người một phách.
Khu TT4 khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà bị mất nước gần chục ngày qua. Ảnh: Bá Đô
Chiều 23/8, trong tầng một của căn biệt thự khang trang nằm giữa khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà, bà Bùi Thị Hường loay hoay buộc sợi dây điện nhỏ vào quai chiếc xô thả xuống bể nước ngầm. Lắc giật sợi dây một lúc, bà kéo lên, nước trong xô ước chừng chưa đầy một lít.
Theo bà Hường, mất nước kéo dài gần 10 ngày nay. Hôm nào bà cũng phải dùng xô để múc nước ở dưới bể ngầm, mỗi lần chỉ đủ nấu xoong cơm và luộc rau. "Hai đứa nhỏ phải sang nhà người thân tắm rửa, giặt giũ nhờ. Ở nhà còn hai ông bà già nên cố chịu, tiết kiệm từng tý để rửa mặt, đi vệ sinh. Đúng là cực hình", bà Hường than.
"Đêm nào cũng thấp thỏm thức dậy vài lần, áp tai nghe sát bể xem nước có chảy không, nhưng cả 10 ngày rồi vẫn chưa thấy gì", bà nói và cho biết hơn 10 năm sống ở đây chưa bao giờ thấy mất nước lâu như thế này. Lần vỡ đường ống nước Sông Đà trên Đại lộ Thăng Long, nơi đây cũng chỉ bị dừng cấp nước có 2 ngày.
Gần chục ngày qua bà Hường phải múc từng xô nước ở dưới bể. Ảnh: Bá Đô
Không chỉ nhà bà Hường, cả trăm hộ dân, phần lớn là những gia đình sống ở khu biệt thự TT4 - TT3 khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà cũng trong tình trạng tương tự. Nhiều nhà đã phải mua nước của Công ty nước sạch với giá 700.000 đồng một xe. Có gia đình đông người phải mua đến vài xe trong 10 ngày qua.
Bác Nguyễn Khải, tổ trưởng tổ dân phố 4 bức xúc nói: "Mất nước không chỉ làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, mà còn khiến nhiều hộ gia đình bị cháy môtơ bơm nước. Cháy nổ, hoả hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến an toàn của cả khu phố".
Bác Khải cũng cho biết thêm, tổ dân phố nhiều lần đã trao đổi với bên cung cấp nước sạch, chỉ nhận được câu trả lời "do sự cố chập điện 110kv ở Nghĩa Đô" nên không bơm nước phục vụ được. Theo bác Khải, lời giải thích trên là bất hợp lý vì sự cố nổ trạm biến áp đã được khắc phục ngay hôm sau, các khu vực bị ảnh hưởng đã được cấp điện trở lại.
Người dân trong cả trăm căn biệt thự khang trang, đắt tiền nhưng không có nước sinh hoạt suốt 10 ngày qua. Ảnh: Bá Đô
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Công ty Sudico, đơn vị cung cấp dịch vụ cho khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà nói rằng không phải là mất nước mà lượng nước cung cấp không được mạnh như trước. Do sự cố nổ trạm biến áp 110kv ở Nghĩa Đô, máy bơm của đơn vị cung cấp nước cho khu đô thị phải phân tán, chia sẻ cho các đơn vị khác.
Theo vị đại điện công ty này, chưa biết khi nào mới việc cấp nước mới được nối lại, vì nằm ngoài kiểm soát của đơn vị. "Chúng tôi đã gửi văn bản phối hợp, thậm chí sang gặp trực tiếp Công ty cấp nước sạch Viwaco nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng trên".
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) khẳng định với VnExpress.net, theo số liệu trên đồng hồ tổng thì việc cấp nước cho các đơn vị vẫn diễn ra bình thường. "Việc Công ty cung cấp dịch vụ Sudico cho rằng do sự cố nổ trạm biến áp 110kv khiến phải cấp nước phân tán cho các đơn vị khác là không đúng sự thật".
Bá Đô
Theo VNE
"Ma trận" cống nước thải lơ lửng trên đầu dân thủ đô Hàng trăm hộ dân ở đây vẫn hàng ngày phải sống dưới hàng ngàn ống dẫn nước thải bồn cầu, nước thải sinh hoạt... lơ lửng ở trên đầu. Tình trạng trên đang diễn ra tại khu nhà E4, tập thể Đại học Y, Hà Nội từ nhiều năm qua. Trước mắt phóng viên là hàng nghìn ống nước thải này do người...