Nước tăng lực, hút thuốc lá gây nồng độ cồn dương tính: Làm gì để không bị “phạt oan”?
Theo chuyên gia, việc ăn một số loại thực phẩm có chứa rượu trong thành phần, uống nước tăng lực, thậm chí là hút thuốc lá có thể gây ra kết quả dương tính trên máy đo nồng độ cồn. Vậy cần làm gì để không bị phạt oan?
Theo Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, giảng viên Đại học Y Hà Nội, vẫn có khả năng xảy ra trường hợp dù không uống rượu, bia nhưng khi kiểm tra trên máy đo nồng độ cồn lại cho kết quả dương tính. Trong các trường hợp này, nguyên nhân có thể đến từ việc chúng ta sử dụng các loại đồ ăn, thức uống trong thành phần có chứa cồn; do sự tương tác đặc biệt của các thành phần không phải cồn gây dương tính giả, thậm chí còn có thể do tình trạng bệnh lý.
Do các loại thực phẩm
Một số loại thực phẩm trong quá trình chế biến có sử dụng rượu như là một thành phần của món ăn. “Nếu rượu trong khi chế biến được gia nhiệt sẽ bị cháy, biến đổi nên khả năng gây kết quả dương tính trên máy kiểm tra nồng độ cồn là rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp, rượu được thêm vào công đoạn cuối của quá trình chế biến, các món lạnh như món trộn, món tráng miệng thì hoàn toàn có khả năng dẫn đến kết quả dương tính trên máy.” – Bác sỹ Hoàng Văn Tâm cho hay.
Một trường hợp khác có thể gây kết quả dương tính giả trên máy đo nồng độ chính là sử dụng các thực phẩm, thực phẩm chức năng có chứa nhân sâm, cây rễ vàng, bởi rượu dễ hòa tan trong các sản phẩm này nên thường được sử dụng.
Uống nước tăng lực cũng có thể dẫn đến kết quả dương tính?
Đáng chú ý, một loại thức uống khoái khẩu của nhiều người là nước tăng lực vì có chứa vitamin B nên cần rượu để dễ hòa tan. “Trong 1 nghiên cứu của Brian và cộng sự ở Mỹ, 40.7% các loại đồ uống tăng lực, cho kết quả dương tính, và 88.9% cho thấy lượng rượu dao động từ 5-230 mg/dL”, BS Tâm nói.
Vì thế khi chúng ta uống nước tăng lực với lượng lớn thì kết quả vẫn cho dương tính trên máy đo nồng độ cồn, thậm chí là cả khi đo nồng độ cồn trong máu.
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể
Theo BS Nguyễn Thị Thùy Trang, sau khi chúng ta ăn một số loại thực phẩm (bao gồm cả một số loại pizza), khi khí của chúng được thải ra qua ợ hoặc trong quá trình trào ngược có thể gây ra nồng độ cồn, do lượng nhỏ của quá trình lên men thức ăn hoặc trào ngược trong dạ dày tạo ra rượu. “Tuy nhiên nồng độ này rất thấp và thường chỉ xuất hiện ở lần hà hơi đầu tiên và trở về bằng 0 ngay sau đó.” – BS Trang nhấn mạnh.
Hút thuốc lá
Dám chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, việc hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến kết quả dương tính khi tiến hành kiểm tra nồng độ cồn. BS Nguyễn Thị Thùy Trang giải thích về điều tưởng chừng như vô lý này: “Trong thành phần khói thuốc lá có khoảng 1% là hydrogen. Khi chúng ta thổi vào máy đo nồng độ cồn, hydrogen có thể bị oxy hóa ở điện cực platium trong máy, để tạo ra dòng điện. Dòng điện này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể dẫn đến kết quả phép đo là dương tính.”
Video đang HOT
Nếu không uống rượu bia, cần làm gì để tránh bị phạt oan?
Dù có nhiều nguyên nhân gây ra kết quả dương tính giả trên máy kiểm tra nồng độ cồn, nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người không nên quá lo sợ về nguy cơ bị phạt oan. Dưới đây là nguyên tắc cần nhớ:
- Nếu chắc chắn rằng, mình không uống rượu, bia trước đó nhưng kết quả thổi vẫn dương tính, hãy bình tĩnh yêu cầu đơn vị chức năng được đo lại lần 2 sau khoảng 15 phút.
- Trong trường hợp có sử dụng rượu, bia, việc hút thuốc và ăn uống những sản phẩm gây dương tính giả kể trên có thể làm “thổi phồng” kết quả đo nồng độ cồn trong hơi thở. Trong trường hợp này, bạn cũng nên đề nghị đo lại lần 2 sau khoảng 15 phút.
Minh Nhật
Theo dantri
Ăn pizza, uống nhiều nước tăng lực sẽ khiến nồng độ cồn tăng cao
Ngoài rượu bia thì nước tăng lực cũng khiến nồng độ cồn trong người tăng cao và sẽ bị phạt nặng nếu dùng quá nhiều.
Bên cạnh rượu bia thì nước tăng lực, thuốc lá và nhiều loại thuốc cũng gây ra dương tính khi đo nồng độ cồn, thậm chí là xét nghiệm máu.
Dùng sản phẩm chứa bạc hà, ăn pizza gây ra dương tính giả với nồng độ cồn
Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội cho biết những loại thuốc hỗn hợp dung dịch thuốc hạ sốt/ thuốc cúm, thuốc dị ứng, xịt thơm miệng, thuộc hen dạng xịt, nước súc miệng và thuốc ho có chứa tinh dầu bạc hà menthol sẽ gây ra dương tính giả khi kiểm tra nồng độ cồn.
Vì thế, các sản phẩm có chứa bạc hà như kẹo cao su, nước tăng lực, thanh protein có thể khiến bạn có nồng độ cồn trong người.
Bên cạnh đó, việc kết hợp những sản phẩm trên cùng rượu, bia sẽ khiến nồng độ cồn tăng cao và mức phạt cũng tăng theo.
Ngoài ra, các món tráng miệng được chế biến từ rượu sẽ cho nồng độ tương tự như việc uống rượu. Đặc biệt, trong pizza có bột nhào có thể tạo ra rượu.
Uống nhiều nước tăng lực khiến nồng độ cồn tăng cao
Một số thức uống chứa vitamin B cũng cần rượu để dễ hoà tan. Vì thế người uống nước tăng lực với số lượng nhiều sẽ có kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, thậm chí trong máu.
Kết hợp giữa hút thuốc và uống rượu, bia sẽ khiến nồng độ cồn trong người bạn tăng cao, thổi phồng lên nhiều lần khiến bạn sẽ phải chịu mức phạt nặng của pháp luật.
Những người làm trong môi trường có chất bay hơi như chất lỏng làm sạch, keo dán, chất kết dính, sơn, sơn mài và các loại sơn phun khác cũng có thể gây ra dương tính với nồng độ cồn.
Không riêng các thực phẩm, thuốc lá cũng có thể gây ra dương tính giả khi đo nồng độ cồn. Vì trong khói thuốc lá có chứa hydrogen nên gây ra hiện tượng dương tính giả.
Mức phạt nồng độ mới được áp dụng từ 1/1/2020
Tất cả những trường hợp trên, bạn cần bình tĩnh xử lý, ngồi nghĩ khoảng 15 phút và đo lại nồng độ lần 2. Nếu lỡ tiêu thụ quá nhiều sản phẩm có cồn bạn vẫn sẽ bị phạt theo luật.
Theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe sẽ được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ người điều khiển phương tiện giao thông.
Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
Ô tô: 6 - 8 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng.
Xe máy: 2 - 3 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng.
Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 - 100.000 đồng.
Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
Ô tô: 16 - 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng.
Xe máy: 4 - 5 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng.
Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 - 400.000 đồng.
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
Ô tô: 30 - 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng.
Xe máy: 6 - 8 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng.
Xe đạp: 600 - 800.000 đồng.Ngoài ra, để tránh "tiền rời ví" thì các bác cũng xem ngay những quy định mới được bạn hành và áp dụng trong năm 2020 dưới đây:
- Nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Nghiêm cấm hành vi lôi kéo người khác sử dụng thức uống có cồn.
- Cơ sở bán các thức uống có cồn phải niêm yết thông báo không bán cho người dưới 18 tuổi, nếu nghi ngờ có thể yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh độ tuổi.
Từ 1/1/2020, nhiều nghị luật được bạn hành với mức xử phạt nặng,
Quỳnh Anh - Theo Thể Thao & Văn Hóa
CSGT dùng ống thổi nồng độ cồn: Chung hay riêng mà người dân chê mất vệ sinh? Nhiều người dân khi thấy CSGT thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn thường phàn nàn về ống thổi vì nghĩ phải ngậm chung ống với nhiều người. Thực hư thế nào? Ống thổi cồn được CSGT mang theo rất nhiều để thay cho mỗi người một ống .Ảnh Vũ Phượng Tối 5.1, Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc Phòng...