Nước sông Mẹ Krông Ana dâng cao, dân trắng đêm đắp đê cứu lúa
Mực nước sông Mẹ Krông Ana tiếp tục dâng cao sau nhiều ngày mưa kéo dài, nhấn chìm hàng ngàn ha lúa. Người dân đã phải cùng nhau đắp đê cứu lúa …
Mưa đã mấy ngày, thấy trời quang mây tạnh, chị Nguyễn Thanh Nhơn (thôn 3, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) đã mừng thầm trong bụng, nghĩ mấy ha lúa nhà mình có thể sẽ được an toàn. Thế nhưng ngay sau khi ý nghĩ đó vừa lóe lên trong đầu, chị đã nghe người dân rầm rập chạy ra đồng. Người ta loan tin, nước tràn qua đê, nuốt chửng cánh đồng, đê có nguy cơ vỡ cuốn phăng hàng ngàn ha lúa.
Người dân dầm mình gặt lúa trong nước lũ.
Chị Nhơn vội vã chạy theo, ra đến cánh đồng nhìn xuống đã thấy ruộng lúa của mình chìm trong nước lũ. Trên cánh đồng, người cuốc, người xẻng, người bao tải, người xe cày, người dầm mình dưới nước… hối hả ngăn lũ từ dòng sông Mẹ tràn vào ruộng lúa. Như một phản xạ tự nhiên, chị Nhơn chạy về nhà mang theo cái xẻng chạy ra cùng nhóm phụ nữ xúc đất bỏ vào bao cho cánh đàn ông đắp đê.
Dưới bờ đê, cánh đàn ông, người chặt tre đóng trụ, người buộc dây giằng néo, người vác những bao tải đất cát…be bờ. Nhưng con nước từ dòng sông Mẹ vẫn hung dữ đánh rầm rập vào những bao đất cát, đẩy con người dúi dụi xuống nước để leo qua đê “nuốt” cánh đồng lúa đang chuẩn bị cho thu hoạch.
Hàng trăm người vật lộn dưới nước lũ để cứu đê.
Hay tin, huyện cho xe cơ giới, mang thêm máy bơm cùng dân bơm nước cứu đê, ngăn nước lũ vào đồng. Hàng trăm người dân cùng máy móc xe cộ, cật lực làm việc, có người thậm chí còn cầu nguyện, nhưng sông Mẹ vẫn ào ạt dẫn nước về. Càng về đêm, sông Mẹ Krông Ana càng hung dữ hơn. Khoảng 22 giờ, như muốn người dân không kịp trở tay, sông Mẹ mang một lượng nước rất lớn về phá đoạn cống ở đầu nguồn tấn công vào cánh đồng A của xã Bình Điền.
Video đang HOT
Chị Nhơn dù đã không thể cứu được 2ha lúa, nhưng vẫn túc trực trên cánh đồng trắng đêm giữ đê. Chị Nhơn làm vậy phần vì vẫn hi vọng vớt vát lại chút ít, phần chị cũng hiểu rằng, nếu mất con đê này thì không chỉ gia đình chị mà hàng trăm gia đình khác sẽ không biết sống ra sao trong thời gian tới.
Cống đầu nguồn ở cánh đồng A, xã Quảng Điền hư hỏng làm hơn 200 ha lúa mất trắng.
Ông Dư Ngọc Sa (xã Quảng Điền) cũng như chị Nhơn đã trắng đêm dầm mình dưới nước cứu đê. Vừa đói, vừa mệt, vừa lạnh nhưng ông Sa cũng như hàng trăm người dân xã Quảng Điền không còn cách nào khác là phải cố gắng giữ đê. Đêm nước dâng ào ạt, đe dọa nuốt chửng cả con người nhưng ông Sa, chị Nhơn cùng hàng trăm con người khác vẫn phải cầm cự để con đê khỏi vỡ.
Dân Bình Điền sống nhờ ruộng lúa. Mất ruộng lúa xem như mất kế sinh nhai. Thực ra, chẳng phải bây giờ trên cánh đồng này mới có lũ mà năm nào cũng có. Có điều, nếu ngày trước sông Mẹ chờ dân gặt xong lúa mới kéo lũ về mang phù sa tiếp thêm dưỡng chất cho cánh đồng, thì giờ đây lại mang lũ về “đánh úp” khi nhiều nơi hạt lúa vẫn chưa kịp ngậm sữa.
Cùng với đàn ông, hàng trăm phụ nữ cũng ngày đêm ra sức giữ đê.
Không riêng Bình Điền, mà dọc sông Krông Ana, hàng ngàn hộ dân cũng sống nhờ vào cây lúa. Cánh động rộng hàng ngàn ha này được khai hoang từ những ngày đầu sau giải phóng trở thành vựa lúa, mang lại no ấm cho người dân dọc hai bên bờ mấy chục năm qua. “Trước đây, dân chúng tôi canh được thời gian lũ về nên thông thường lúa gặt, phơi phóng xong xuôi lũ mới về. Nhưng mấy năm nay không thể canh được nữa. Như năm nay, đa phần các ruộng chỉ chín được khoảng 20-30%, một số nơi hạt lúa chỉ mới ngậm sữa mà lũ đã ập về không cách nào trở tay kịp”- ông Sa nói.
Buôn Tría, Buôn Triết ( huyện Lắk, Đắk Lắk), Bình Hòa, Quảng Điền…(Krông Ana) có đến 80% dân số sống nhờ vào cây lúa. Toàn bộ vùng dất này, đều trồng lúa bên dòng sông Krông Ana.
Từ ngày 10/8 cho đến sáng nay (12/8), nước sông Mẹ vẫn đe dọa hàng trăm ha lúa ở phía hạ lưu. Sông Mẹ đã nhấn chìm 841 ha lúa ở Buôn Tría, 1.300 ha lúa ở Buôn Triết cùng cả ngàn ha lúa ở huyện Krông Ana. Chưa thể có con số cụ thể, nhưng trước mắt có thể chắc chắn phải có trên 1.000 ha lúa dọc sông Krông Ana mất trắng. Số diện tích còn lại cũng chắc chắn mất ít nhất 30% sản lượng. Chính quyền địa phương, cùng người dân nhiều ngày qua cố gắng giành giật nhưng trước mắt có thể thấy ít nhất nước lũ đã cướp đi cả chục ngàn tấn lúa.
Nước phủ trắng đồng khiến hàng trăm hộ dân trắng tay trong vụ lúa này.
Anh Nguyễn Trọng Hải (xã Buôn Tría) năm nay mất trắng 3ha lúa. “Những năm trước còn giành giật được với mưa lũ còn năm nay thì trắng tay rồi. 3ha lúa là nguồn sống của gia đình tôi, giờ chìm nghỉm dưới nước. Mất sạch rồi!”- Anh Hải buồn rầu nói. Cũng như anh Hải, anh Nguyễn Khắc Mạnh cũng có nhiều dự định từ vụ lúa này. Nhưng lũ kéo về nuốt chửng 5 ha lúa của anh. Mấy chục triệu đồng đầu tư vào đó, hi vọng sẽ được mùa bội thu để có tiền trả nợ thế mà chỉ trong chốc lát anh Mạnh đã trắng tay. “Chẳng riêng gì gia đình tôi, nhiều nhà có ruộng lúa ở vùng cao cũng bị ngập trắng. Nước lũ lớn quá, chẳng thể nào ngăn được. Nợ cũ chưa trả, giờ chắc phải vay tiếp mà sống chứ biết phải làm sao?”- anh Mạnh nói.
Những hoàn cảnh như anh Hải, anh Mạnh, ông Sa, chị Nhơn…có thể tìm thấy ở bất cứ đâu tại các xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng (huyện Lắk), Dur Kmăl, Bình Hòa, Quảng Điền, thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana). Thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng hai huyện Lắk và Krông Ana đã có khoảng 3.500 ha lúa bị ngập lụt trong đó phân nửa mất trắng hoặc đứng trước nguy cơ mất trắng. Số diện tích còn lại cũng bị thiệt hại về năng suất không nhỏ.
Theo Danviet
Cần thủ câu được cá leo 'khủng' nặng gần 1 tạ trên sông Krông Ana ở Đắk Lắk
Một cần thủ ở Đắk Lắk vừa câu được con cá leo nặng hơn 80kg và bán cho chủ nhà hàng để xẻ thịt bán với giá 500 nghìn đồng/kg.
Ngày 20/7, chủ nhà hàng Phương Dung ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết vừa mua được cá leo nặng hơn 80kg từ một người dân ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana.
Theo chủ nhà hàng, người bán con cá này tên Hùng. Ông Hùng nói câu được con cá leo ở hạ lưu sông Krông Ana thuộc huyện Lắk, thị trấn Buôn Trấp.
Cá leo nặng hơn 80kg được bỏ trong bể nhà hàng.
"Con cá quá lớn nên khi người đàn ông mang đến đây để bán thì tôi phải nhờ 4 thanh niên mới đưa được vào bể. Hơn 10 năm qua, nhà hàng tôi chưa bao giờ mua được con cá leo có trọng lượng khủng như con cá leo này. Con cá này sẽ được nhà hàng xẻ thịt bán với giá 500 nghìn/kg", chủ nhà hàng thông tin.
Cùng ngày, trả lời PV, ông Hùng (người câu được cá leo) cho biết, ông thường có thú câu cá ở khu vực sông Krông Ana và phải mất nhiều giờ mới đưa được con cá leo khủng lên bờ.
"Con cá này to quá, tôi câu từ nhiều năm nay nhưng đây là lần đầu tiên trong đời câu được con cá to như vậy", ông Hùng nói.
Hiện tại, các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa mưa cao điểm. Ở những lưu vực sông lớn như sông Krông Ana, Sêrêpốk, người ta thường xuyên câu được những con cá lăng, cá leo có trọng lượng lớn.
THANH HẢI
Theo VTC
Đắk Lắk: Một người tử vong, nhiều nơi ngập chìm trong nước Mưa lớn tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đến thời điểm hiện tại, ngoài hàng ngàn ha hoa màu, hàng trăm ngôi nhà bị ngập chìm trong nước, cùng hàng ngàn gia súc gia cầm bị cuốn trôi và chết, tại Đắk Lắk đã có một người tử vong do mưa lũ. Sáng 8/8, tin từ Ban...