Nước sinh hoạt tại Đà Nẵng cặn bẩn: Có thể do chất lượng một số tuyến ống
Dù các phiếu kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Đà Nẵng) đối với các mẫu nước được lấy từ những khách hàng đều có chung nhận xét: “Các chỉ tiêu đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh về hóa lý nước dùng cho ăn uống theo QCVN 01: 2009/BYT”, nhưng những ngày qua người dân vẫn tiếp tục có những phản ánh về chất lượng nước sinh hoạt.
Với hiện tượng cặn bẩn khi bịt vòi nước bằng khăn trắng, lãnh đạo Cty CP Cấp nước Đà Nẵng ( Dawaco) nhận định đây là hiện tượng cục bộ, có thể do chất lượng của một số tuyến ống.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Dawaco cũng như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Đà Nẵng), các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu vệ sinh về hóa lý nước dùng cho ăn uống theo QCVN 01: 2009/BYT.
Như Báo Công an TP Đà Nẵng đã phản ánh, trong những ngày qua, người dân tại một số khu vực thuộc các quận Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê và Cẩm Lệ liên tục có những phản ánh về việc nước sinh hoạt có hiện tượng đục hơn bình thường, có cặn bẩn và có độ lợ. Ngay sau khi nhận phản ánh, Dawaco đã nhanh chóng liên hệ trực tiếp để đưa mẫu nước tại nhà các khách hàng có phản ảnh đi kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm của Xí nghiệp sản xuất nước sạch Dawaco. Kết quả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN: 01: 2009/BYT do Bộ Y tế ban hành. Dù một số khách hàng được trực tiếp chứng kiến quá trình kiểm nghiệm đã hài lòng và yên tâm với kết luận nhưng một số khác vẫn cảm thấy chưa yên tâm khi chứng kiến những dấu hiệu bất thường, còn kết quả công bố lại do chính doanh nghiệp cung cấp nước sạch thực hiện. Trao đổi với cơ quan thông tấn báo chí, ông Hồ Minh Nam- Phó tổng giám đốc Dawaco cho biết, sau khi lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm lần 1, đơn vị đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Đà Nẵng) lấy mẫu nước tại nhà các khách hàng có phản ánh cùng lấy mẫu nước tại Nhà máy sản xuất nước để kiểm nghiệm lần 2.
Theo các “Phiếu kết quả thử nghiệm” mẫu nước thủy cục tại nhà các khách hàng 398-Lê Văn Hiến, 15-An Thượng 20, 105/14 Bình Thái 1, 33-Nguyễn Chí Diểu, Nhà máy nước Cầu Đỏ (Q. Cẩm Lệ), các chỉ tiêu đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh về hóa lý nước dùng cho ăn uống theo QCVN 01: 2009/BYT. Chính vì vậy, khách hàng có thể yên tâm sử dụng nguồn nước do Dawaco cung cấp cho sinh hoạt và dùng để nấu ăn uống. Lý giải về hiện tượng khách hàng dùng khăn trắng, bông gòn bịt đầu vòi sử dụng trong một thời gian thì có cặn bẩn đọng lại, nhiều nơi có lớp cặn màu đen dày, ông Nam cho hay: “Qua kiểm tra ban đầu, bộ phận chuyên môn của Dawaco nhận định nguyên nhân có thể do nước bị đục cục bộ tại một số tuyến ống có chất lượng kém vì đã sử dụng lâu năm. Mặt khác, nước sau xử lý tại các nhà máy cũng vẫn còn một hàm lượng cặn lơ lửng trong giới hạn cho phép với độ đục # 2 NTU. Lượng cặn này khi được lọc lại qua bông gòn hoặc vải mịn sau một khoảng thời gian nhất định với lượng nước qua khá lớn thì cặn sẽ được giữ lại”.
Để đảm bảo chất lượng nước trong thời gian đến, ông Nam cho biết đơn vị sẽ chủ động tăng cường công tác lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước mạng lưới, tăng cường súc xả mạng lưới đường ống song song với việc thay thế các đường ống đã quá cũ để khắc phục, hạn chế hiện tượng như đã xảy ra những ngày qua. Cạnh đó, để đảm bảo cấp nước an toàn, Dawaco đã vận hành bơm phòng mặn An Trạch với công suất phù hợp tùy theo độ mặn tại cửa nước sông Cầu Đỏ và vẫn đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước như độ đục, hàm lượng cặn, pH, độ mặn… nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN:01:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành, tuy nhiên nước vẫn sẽ có vị lợ nhất định. “Hiện tại chúng tôi luôn đảm bảo các công đoạn xử lý tại các nhà máy đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tất cả các chỉ tiệu về độ đục, độ mặn, Clo dư… được giám sát liên tục bằng thiết bị Online và kiểm tra bằng các thiết bị cầm tay 1 giờ/lần. Chất lượng nước sau xử lý phát ra tại nhà máy đều đạt yêu cầu theo QCVN 01: 2009/BYT của Bộ Y tế. Khách hàng yên tâm sử dụng nguồn nước do Dawaco cung cấp cho sinh hoạt và dùng để nấu ăn uống”, ông Nam khẳng định.
Bảo Nam
Theo CAND
Nhiều công trình y tế mới hoạt động trong năm 2019
Năm 2018 khép lại với nhiều thành tựu nổi bật của ngành y tế TPHCM. Dự báo, năm 2019 sẽ là năm mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành y tế thành phố.
Video đang HOT
Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, về những lộ trình và kế hoạch của ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2019.
PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM
PHÓNG VIÊN: Thưa ông, năm 2018 là năm đánh dấu nhiều công trình y tế được khánh thành và đi vào hoạt động. Dự kiến trong năm nay, ngành y tế TPHCM có những công trình mới nào để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người dân?
PGS-TS TĂNG CHÍ THƯỢNG: Năm 2019, TPHCM sẽ có thêm một bệnh viện (BV) mới với quy mô 1.000 giường theo tiêu chuẩn quốc tế đi vào hoạt động. Đây là cơ sở 2 của BV Ung bướu, được đầu tư hiện đại để phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu về mô hình bệnh tật, ngang tầm các nước trong khu vực, chắc chắn sẽ giải quyết tình trạng quá tải kéo dài của BV Ung bướu.
Bên cạnh đó, toàn ngành rất kỳ vọng vào 3 dự án quan trọng ở các cửa ngõ của TPHCM sẽ được khởi công xây mới trong năm 2019, đó là các BV Đa khoa khu vực Hóc môn, Đa khoa khu vực Thủ Đức và Đa khoa khu vực Củ Chi. Trong tương lai không xa, khi cả 3 BV đa khoa khu vực có cơ sở mới, chắc chắn sẽ thu hút đông người bệnh trên địa bàn và các khu vực lân cận, nên sẽ góp phần không nhỏ trong nỗ lực giảm tải cho các bệnh viện của thành phố.
Về BV Chấn thương chỉnh hình trong nhiều năm quá tải nhưng chưa được khởi công xây mới do nhiều lý do khách quan, hy vọng trong năm 2019, BV sẽ có thêm cơ sở 2. Sau khi thành phố tiếp nhận BV Giao thông Vận tải do Bộ Giao thông Vận tải chuyển giao, Sở Y tế sẽ tham mưu UBND TP sử dụng BV này làm cơ sở 2 cho BV Chấn thương chỉnh hình.
Ngoài ra, các sản phụ và bệnh nhi sẽ có những trải nghiệm tốt hơn khi các BV chuyên khoa sản và nhi như Từ Dũ, Hùng Vương, Nhi đồng 1 xây mới các khối nhà đã khởi công trong năm 2018. Năm 2019 cũng là năm mà các BV đa khoa và chuyên khoa của thành phố sẽ đưa vào hoạt động những công trình mới, như khu kỹ thuật cao của BV Nhân dân 115, khu điều trị mới của BV An Bình, các khối nhà mới của BV Trưng Vương, BV Nhân dân Gia Định, BV Nguyễn Trãi, BV Bình Dân và Viện Tim.
Ngành y tế thành phố cũng đặt kỳ vọng vào cụm y tế Tân Kiên (Bình Chánh), hy vọng rằng trong tương lai không xa, bên cạnh BV Nhi đồng Thành phố sẽ là các cơ sở y tế mới và hiện đại như: BV Truyền máu Huyết học (đã khởi công), cơ sở 2 của các BV Bình Dân, Viện Tim, Trung tâm Pháp y TP, cơ sở 2 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Với cụm Y tế Tân Kiên, ngành y tế thành phố kỳ vọng sẽ "cất cánh", trở thành trung tâm y tế lớn nhất nước và cả khu vực.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - một trong những cơ sở y tế hiện đại tại TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ngoài việc xây mới, cải tạo các cơ sở y tế, trong năm 2019, ngành sẽ làm gì để chăm sóc tốt hơn sức khỏe người dân?
Ngành y tế TPHCM sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình hay, hướng đến chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn, như mô hình phòng khám đa khoa của BV quận/huyện đặt tại trạm y tế, mô hình chuỗi phòng khám đa khoa của BV quận, bệnh viện thành phố nhằm "mang BV đến gần dân"; phát huy hiệu quả mạng lưới các trạm cấp cứu 115 vệ tinh với hệ thống điều hành thông minh, nhân rộng mô hình xe cấp cứu 2 bánh nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
Tiếp tục lộ trình đổi mới hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình với sự kết nối và hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa với bác sĩ công tác tại trạm y tế, để trạm y tế thật sự là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và tiến đến quản lý sức khỏe của từng người dân trên địa bàn nhằm chủ động phòng ngừa và quản lý bệnh tật, nhất là các bệnh không lây nhiễm. Bên cạnh đó, tiếp tục các mô hình hỗ trợ toàn diện của các BV đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối cho các BV tuyến huyện còn khó khăn về năng lực, tiếp tục phát huy hiệu quả quy trình "báo động đỏ" trong hỗ trợ và phối hợp cấp cứu người bệnh nguy kịch. Đồng thời, các bệnh viện tuyến cuối đẩy mạnh phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, giảm thấp tỷ lệ tử vong tại các BV.
Song song đó, ngành y tế tiếp tục hướng đến đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tầm soát bệnh tật ngang tầm các nước trong khu vực, hạn chế thấp nhất người dân ra nước ngoài để chữa bệnh, thu hút khách du lịch đến TPHCM kết hợp chăm sóc sức khỏe. Một hoạt động không thể thiếu đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo tuân thủ nghiêm những quy định pháp luật trong mọi hoạt động liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe người dân.
Ngoài ra, năm 2019 là năm mà Sở Y tế TPHCM đã phát động trong toàn ngành bình chọn giải thưởng chất lượng lần thứ 2 với chuyên đề "Y tế thông minh", nhằm khuyến khích, thúc đẩy các BV đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra nhiều tiện ích cho người dân khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế; cho nhân viên y tế trong trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiên cứu khoa học, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân và tạo ra nhiều sản phẩm làm công cụ thiết thực trong công tác quản lý hướng đến quản trị BV thông minh.
Trong những năm qua, ngày càng xuất hiện nhiều bệnh dịch nguy hiểm, ngành y tế TPHCM làm gì để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả?
Nếu như những năm trước đây thành phố tập trung phát triển cho các trung tâm y tế quận/huyện, thì trong năm 2019, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) sẽ chính thức đi vào hoạt động với trụ sở mới đang được xây dựng tại số 125/61 Âu Dương Lân (quận 8). Việc sáp nhập 7 trung tâm "không giường bệnh" thuộc khối y tế dự phòng thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chắc chắn sẽ giúp phát huy nguồn lực tốt hơn và chủ động hơn trong phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm và cả bệnh không lây nhiễm.
Chính việc phòng chống hiệu quả sẽ giúp giảm bệnh tật, góp phần giảm tải cho các BV điều trị. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa công tác truyền thông trong việc phòng chống dịch bệnh, nhất là nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine phòng bệnh, đặc biệt là bệnh sởi. Việc phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường cũng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong lộ trình tiến đến quản lý sức khỏe người dân.
Trong năm nay, ngành y tế TPHCM cần phải làm gì để hướng đến sự hài lòng của người bệnh, thưa ông?
Hướng đến sự hài lòng của người bệnh đã trở thành một động lực thật sự cho tất cả cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập, nhất là khi các BV đã tự chủ. Sở Y tế yêu cầu mỗi BV và cơ sở khám chữa bệnh phải không ngừng cải tiến chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, thật sự lấy ý kiến không hài lòng của người bệnh làm xuất phát điểm cho hoạt động cải tiến chất lượng của mỗi đơn vị.
Bên cạnh việc duy trì các hoạt động khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh khi đến khám bệnh ngoại trú tại các BV, Sở Y tế sẽ triển khai hoạt động khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian nằm điều trị nội trú. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu cấp thành phố mà sở đã thực hiện trong năm 2018, qua đó đã xây dựng bộ câu hỏi khảo sát trải nghiệm của người bệnh sau thời gian nằm điều trị tại BV phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và văn hóa của người Việt Nam. Với loại hình khảo sát này sẽ giúp các BV biết được những trải nghiệm theo chiều hướng tích cực để phát huy, đồng thời biết được những trải nghiệm theo chiều hướng tiêu cực để chủ động có giải pháp phục vụ người bệnh tốt hơn.
Sáp nhập 7 trung tâm lĩnh vực y tế dự phòng thành 1
UBND TPHCM vừa có quyết định tổ chức lại 7 trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế dự phòng (gồm: Trung tâm Y tế dự phòng TP, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) thành "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP", thuộc Sở Y tế TPHCM.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có chức năng tham mưu và thực hiện các hoạt động chuyên môn về phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; phòng chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe... Đây cũng là đơn vị thường trực của Sở Y tế về đáp ứng tình trạng khẩn cấp với dịch, bệnh, các sự kiện y tế công cộng, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm; triển khai thực hiện các dự án, chương trình trong nước và hợp tác quốc tế liên quan.
Trong thời gian đầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP hoạt động tại số 699 Trần Hưng Đạo (quận 5, cơ sở của Trung tâm Y tế dự phòng TP trước đây). TPHCM cũng tạm thời giữ nguyên các cơ sở đang làm việc của các trung tâm trước khi sáp nhập, để đảm bảo hoạt động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Khi trụ sở mới (tại 313 Âu Dương Lân, quận 8) xây xong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP sẽ dời về đây.
Trước khi sáp nhập, mạng lưới y tế dự phòng tuyến TP có 7 đơn vị sự nghiệp công lập. Tổng số cán bộ, viên chức và người lao động làm việc ở 7 trung tâm này khoảng 570 người, trong đó có 6 giám đốc và 10 phó giám đốc.
KIỀU PHONG
THÀNH AN thực hiện
Theo SGGP
Ngành y tế Hà Tĩnh đi đầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, ngành y tế Hà Tĩnh đã tích cực tham mưu, chủ động xây dựng đề án, kế hoạch đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Tính đến ngày 1/11/2018, đối với tuyến tỉnh, ngành y tế Hà Tĩnh đã công bố thành lập Trung tâm...