Nước sạch vàng khè, có cả giun nhưng công ty khẳng định ‘đạt tiêu chuẩn’
‘ Nước sạch xả ra vẫn còn vàng khè, mấy ngày trước thì còn đen đục không khác gì nước cống, có cả giun, không sử dụng được mà công ty lại cho rằng nước ‘đạt tiêu chuẩn an toàn’ làm người dân bức xúc lắm’, anh Minh cho biết.
Cư dân hoang mang với chất lượng nước đạt chuẩn – Ảnh: QUANG THẾ
Phản ánh tới báo Tuổi Trẻ , cư dân chung cư thuộc 16 tòa nhà với khoảng 6.000 dân khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết vài tháng gần đây nước thường xuyên có màu vàng, đen đục và xuất hiện cả giun đất.
Anh Lê Hữu Minh – căn hộ 802, tòa nhà Nơ19 – phản ánh: “Nguồn nước không đảm bảo, thường xuyên đục, có cả sinh vật lạ. Cư dân phản ánh tới đơn vị cấp nước để đưa mẫu đi kiểm tra, tuy nhiên sự việc diễn ra một tháng nay rồi tình trạng vẫn không được cải thiện.
Cư dân bức xúc nhất là sau khi sự việc xảy ra không nhận được bất kỳ khuyến cáo nào từ phía công ty nước. Đến ngày 5-10 công ty nước có báo cáo nhưng khẳng định nước “đạt chuẩn”.
Nước tại vòi ngày 3-10 ở một số căn hộ khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp được người dân quay lại – Video: H.MINH
Liên quan đến thông tin chất lượng nước sạch người dân phản ánh, ngày 5-10, ông Trần Quốc Hưng – phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) – đã có văn bản số 965 báo cáo gửi UBND quận Hoàng Mai, ban quản trị các tòa nhà, các cơ quan báo chí kết quả xử lý và xét nghiệm nguồn nước.
Qua đó đơn vị này cho biết mạng lưới cấp nước từ trạm sản xuất đến trước đồng hồ tổng nhà chung cư được kiểm tra giám sát thường xuyên. Kết quả 14 mẫu nước trong các tòa nhà chung cư đều đạt.
Theo đơn vị cấp nước, các mẫu có chỉ tiêu chưa đạt quy chuẩn là do các nhà chung cư chưa thau rửa bể tính đến thời điểm lấy mẫu.
“Kết quả xét nghiệm trước ngày 24-9 do công ty chủ động lấy cả 3 mẫu tại trạm cấp nước, vòi vào bể ngầm tòa nhà Nơ19, nước dưới bể ngầm Nơ21 đều đạt chuẩn.
Với kết quả xét nghiệm như trên, công ty khẳng định nước trong hệ thống cung cấp của đơn vị cho khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định hiện hành”, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị cho biết.
Tuy nhiên cư dân sinh sống tại các tòa nhà Nơ20, Nơ19 phản ánh mặc dù đã thau rửa lại toàn bộ bể ngầm và bể mái theo khuyến cáo nhưng những ngày gần đây nước vẫn có màu vàng khè không thể sử dụng, sinh hoạt.
Chị Lê Mai Phương (tòa nhà Nơ19) cho biết: “Không phải gần đây mới xuất hiện tình trạng đục bất thường mà chúng tôi đã phát hiện từ gần 2 năm nay, tuy nhiên khoảng 1 tháng nay thì màu nước tại vòi đen đặc, rất hoang mang nên mới phản ánh”.
“Từ ngày phát hiện nước đục chúng tôi phải mua nước bình để sinh hoạt, nước sạch nhà máy cấp đành lọc để tắm giặt. Nhưng gần đây nhiều cư dân xuất hiện tình trạng da bị viêm, nổi mẩn đỏ đã phải tới bệnh viện khám, cắt thuốc uống.
Nước sinh hoạt là vấn đề cấp thiết nhưng thấy có ‘vấn đề’ đơn vị cung cấp không quyết liệt vào cuộc”, bà Lê Thị Hòa – căn 816, tòa nhà Nơ20 – nói.
Để làm rõ hơn sự việc, ngày 6-10, phóng viên đến trụ sở Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị liên hệ làm việc, lễ tân cho biết lãnh đạo công ty bận và hẹn sắp xếp lịch làm việc vào một hôm khác.
Nước đục, có màu vàng tại vòi ngày 6-10 – Ảnh: QUANG THẾ
Ngày 7-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt Nguyễn Xuân Chinh cho biết về tình trạng nước sinh hoạt như người dân phản ánh chính quyền địa phương đã vào cuộc.
“Trách nhiệm chủ đầu tư (Công ty HUDS) phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị xử lý”, ông Chinh nói.
Cùng ngày, trưởng ban quản trị tòa nhà Nơ20 Trịnh Quang Hòa cho rằng: “Chúng tôi nghi ngờ kết quả xét nghiệm mà Công ty HUDS đưa ra cho biết chất lượng nước đạt chuẩn.
Bởi lẽ khi tiến hành lấy mẫu ngày 24-9 có sự chứng kiến của cư dân nhưng khi vận chuyển và bàn giao cho đơn vị làm xét nghiệm không có sự giám sát của cư dân.
Đến sáng ngày 7-10, nước vẫn đục. Vài ngày tới Công ty HUDS không phản hồi thông tin, chúng tôi lại tiếp tục gửi văn bản tới quận, thành phố để kêu cứu”.
Nguồn nước bị hạn chế do biến đổi khí hậu
Tình trạng biến đổi khí hậu khiến nguồn nước hạn chế buộc doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước, cải thiện chất lượng nước sạch.
Biến đổi khí hậu khiến hạn chế nguồn nước tại nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh miền Trung. Ảnh HOÀNG VŨ
Ngành cấp nước phải tăng cường áp dụng công nghệ mới
Tại Diễn đàn "Tạo điều kiện đổi mới sáng tạo để đạt được an toàn nước" trong chương trình sự kiện Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Úc 2021 do Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Úc (AWA) tổ chức, các chuyên gia trong ngành nước đã khuyến cáo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về nước cần đổi mới quy trình vận hành, tăng cường áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng nước sạch cũng như đảm bảo an toàn an ninh nguồn nước.
GS Nguyễn Việt Anh, Trưởng bộ môn Cấp thoát nước, Trường đại học Xây dựng, cho biết ngành cung cấp dịch vụ cấp nước tại Việt Nam thường gặp khó khăn là nhu cầu sử dụng nước sạch luôn tăng. Tuy nhiên, nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng hạn chế do biến đổi khí hậu nên càng phải biết quý trọng.
Bên cạnh đó, cũng theo GS Nguyễn Việt Anh, ngành cung cấp dịch vụ về nước tại Việt Nam sẽ còn đối mặt với thực trạng có khoảng 1/5 lượng nước sạch sẽ bị thất thoát do hệ thống đường ống cấp nước cũ và mới đấu nối lẫn nhau; chất lượng nước sạch còn hạn chế; quy trình vận hành còn thiếu đồng bộ, hiện đại làm tăng chi phí giá thành sản xuất, cấp nước...
GS Nguyễn Việt Anh cho rằng, muốn đảm bảo cấp nước an toàn, hiệu quả, cần đẩy mạnh đưa công nghệ xử lý nước phù hợp. Đơn cử, có thể dùng công nghệ giám sát quy trình sản xuất nước, kiểm soát chất lượng nước, kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát rủi ro... trực tuyến, phần mềm công nghệ thông tin thông minh.
Hệ thống đường ống cấp nước không đảm bảo khiến tỷ lệ thất thoát nước sạch ở nước ta khá cao. Ảnh LÊ QUÂN
Ông Lê Minh, chuyên gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho rằng nước ta cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc hoàn thiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mới giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
Trước mắt, cơ quan chức năng cần rà soát, hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác về phát huy sáng tạo, công nghệ mới trong nước và quốc tế để tạo hiệu quả hoạt động của ngành nước, chuẩn bị đón đầu những thách thức, khó khăn phát sinh trong tương lai.
Công nghệ nào để đảm bảo an toàn?
Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA, bày tỏ mong muốn Hội ngành nước Việt Nam và Úc tiếp tục chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về thể chế, giúp Việt Nam xây dựng luật Cấp thoát nước, hợp tác lâu dài.
Tại diễn đàn, TS Amy Parker, Quyền giám đốc Trung tâm Quan sát trái đất của Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp quốc gia (CSIRO), chia sẻ chương trình AquaWatch tại Úc quản lý chất lượng nước bằng cách xây dựng hệ thống giám sát sử dụng vệ tinh kết nối với các cảm biến gắn tại các điểm quan trắc trên mặt đất. Hệ thống sử dụng kết nối internet, cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm và theo thời gian thực, đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Theo TS Amy Parker, AquaWatch là chương trình thiết kế cho nước Úc, nhưng cũng có thể áp dụng cho nhiều quốc gia khác. Đổi mới, áp dụng công nghệ sẽ giúp giảm chi phí cung cấp dịch vụ cấp thoát nước, cải thiện chất lượng và phạm vi các dịch vụ về ngành nước...
Ông Gary McLay, kỹ sư của Công ty Westernport Water ở bang Victoria (Úc), giới thiệu các cách đổi mới công nghệ để quản lý tài sản ngành nước, như dùng công tơ thông minh, kiểm tra bằng phương tiện bay không người lái, kiểm tra đường ống bằng rô bốt, chủ động phát hiện rò rỉ bằng công nghệ phát hiện rò rỉ theo thời gian thực.
Các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về ngành nước thảo luận tại diễn đàn. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
TS David Bergmann, Quản lý Nghiên cứu, phát triển và đổi mới tại Công ty South East Water ở bang Victoria (Úc), cho biết có thể dùng công tơ nước kỹ thuật số, cảm biến biến rung Sotto và Hydrotrak Geofence (công nghệ theo dõi nhà thầu xe bồn lấy nước từ trụ nước) để thực hiện chiến lược tiết kiệm nước. Về chiến lược tạo nguồn cấp nước thay thế, có thể dùng thiết bị Aquarevo biến nước mưa thành nước nóng và áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến...
Trình bày về quản lý rủi ro và xử lý chất lượng nước, theo ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nước, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), các rủi ro thường xuất hiện từ chỉ tiêu nước biến động, do hoạt động của trang thiết bị và do người vận hành hệ thống. Phân tích các nguyên nhân trên giúp SAWACO xây dựng các phương án giám sát, ứng phó với biến động về chất lượng nước cấp.
Bên cạnh đó, công ty có các giải pháp như tăng cường quan trắc chất lượng nước, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động xử lý và cung cấp nước sạch. Thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện cho người vận hành hệ thống cấp nước và phân loại, giám sát máy móc, thiết bị thực hiện cấp nước an toàn.
Ông Cao Văn Quý, Tổng giám đốc Công ty CP cấp nước Hải Phòng, chia sẻ để tránh thất thoát thương mại, doanh nghiệp này dùng phần mềm đọc số, thu tiền bằng điện thoại thông minh kết nối internet, dùng phần mềm chuyên biệt quản lý đồng hồ và kiểm soát địa bàn. Để giảm thất thoát cơ học và chủ động tìm kiếm rò rỉ để xử lý kịp thời, công ty sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh trong hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA.
TPHCM: Thanh tra Sở TTTT mời chủ tài khoản Angela Phương Trinh lên làm việc Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TPHCM vừa yêu cầu chủ tài khoản Angela Phương Trinh gỡ bỏ thông tin liên quan việc chữa Covid-19 bằng giun đất và mời người này lên làm việc. Ngày 2/9, ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TPHCM, cho biết đơn vị đã gửi giấy mời chủ tài khoản mạng...