Nước sạch màu đen, ký sinh trùng lổm ngổm ở khu đô thị Hà Nội
Nhiều hộ dân ở khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt có màu vàng đen với ký sinh trùng bơi loăng quăng.
Nhiều hộ dân ở hai tòa CT15 và CT16 Khu đô thị Hồng Hà Eco City còn gọi là Khu đô thị mới Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) 8 tháng qua hoang mang vì nước sinh hoạt đầy cặn với giun, bọ gậy bơi loăng quăng. Nguồn nước này do Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai cung cấp. Việc phân phối tới từng hộ gia đình do ban quản lý tòa nhà thực hiện.
Theo các hộ dân, hiện tượng này bắt đầu từ tháng 8/2016. Nước sinh hoạt xả ra từ vòi bỗng chuyển màu đen sì vào sáng sớm.
Ban ngày thì nước chuyển màu nâu vàng, nhiều cặn lợn cợn.
Giun và bọ gậy xuất hiện cùng lớp cặn lắng dưới đáy.
Video đang HOT
“Quả lọc nước ở vị trí số một của gia đình tôi vừa thay được 2 ngày đã chuyển màu đen, không dưới 3 lần nước xả ra màu đen sì như nước cống, hàng ngày nước vàng và nhiều cặn. Đêm ngủ vẫn giật mình nghĩ đến con giun nhỏ đậu trên cánh tay khi tắm hồi chiều, rợn hết cả người”, chị Minh (CT16) kể.
“Các gia đình ở đây đều phải lắp máy lọc nước. Tôi thường xuyên phải đến từng gia đình để thay quả lọc, trung bình mỗi hộ chi phí 200 nghìn đồng mỗi tháng cho quả lọc”, anh Dánh chia sẻ và cho hay số tiền này cao gấp khoảng 4 lần so với các nhà bình thường.
Ông Nguyễn Xuân Đức, Phó giám đốc Công ty CP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí, đại diện ban quản lý tòa nhà cho biết: “Rất khó tìm ra nguyên nhân chính xác. Có thể nước kết tủa do thời tiết, nhiệt độ hoặc phao xuống thấp, nước tự động được xả vào khuấy đục nước tầng thấp. Một số nhà đầu tiên dùng sẽ bị hiện tượng nước như trên”.
Máy lọc nước chỉ đủ cấp nước cho nấu ăn nên gia đình anh Tạ Hiếu (CT15) hàng ngày trước khi đi làm phải xả nước ra các chậu, sau đó chiều về lọc vỏ lắng cặn để lấy nước tắm cho lũ trẻ.
Ban quản lý và các hộ gia đình đã tự mang mẫu nước đi kiểm tra, kết quả cho thấy độ ô nhiễm tạp chất hữu cơ cao gấp hơn 2 lần so với quy định của Bộ Y tế. Ông Đức mong các hộ dân trong thời gian này cố gắng kiên nhẫn chờ ban quản lý tìm nguyên nhân và hướng xử lý triệt để.
Ngọc Thành
Theo VNE
Dân Thủ đô chưa hè đã... "khát"
Để đối phó với tình trạng mất nước sạch như cơm bữa, người dân một tổ dân phố ở Hà Nội đã chấp nhận lắp đặt thêm một đường ống nước trên cao của một đơn vị tư nhân. Thế nhưng, sự "vinh hạnh" khi được dùng 2 dòng nước này vẫn khiến họ rơi vào cảnh khổ sở.
Cả tháng chỉ có... 1m3 nước
Mùa hè đã đến rất gần nhưng chưa bao giờ hàng trăm hộ dân sống tại Tổ dân phố số 13, thuộc ngõ 87 đường Láng Hạ (phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) lại tỏ ra bất an và bức xúc như lúc này. Theo một số người dân phản ánh tới đường dây nóng Báo GĐ&XH, tình trạng mất nước, thiếu nước ở đây đã diễn ra trong một thời gian dài.
Chị Nguyễn Thị Nhung (38 tuổi) cho biết: "Mang tiếng là dân Thủ đô nhưng chúng tôi luôn gặp cảnh mất nước sinh hoạt như cơm bữa. Có những đợt mất nước lâu quá, cả gia đình tôi còn không dám ăn cơm ở nhà vì sợ không có nước rửa bát. Quần áo thì cứ tích vào đấy rồi cuối tuần mang sang nhà người quen giặt nhờ".
"Nhà tôi có 5 nhân khẩu nên nhu cầu sử dụng nước sạch rất cao. Thế nhưng ngược lại, nước ở đây luôn trong tình trạng nhỏ giọt lúc có, lúc không. Các anh cứ nhìn hóa đơn tiền nước của gia đình tôi là biết, mỗi tháng chỉ trả vài chục nghìn đồng. Thậm chí có tháng mất nước liên tục nên hóa đơn của nhà tôi còn chưa đến 7.000 đồng tương ứng với 1m3 nước", chị Nhung bức xúc.
Do thiếu nước sạch thường xuyên nên có gia đình 1 tháng chỉ được dùng 1m3 nước.
Cùng chung cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Chính (60 tuổi) - người dân sống lâu năm tại đây cho hay: "Vì ở đây thường xuyên mất nước nên chúng tôi phải dùng tất cả những ca múc nước, xô, chậu và mua cả thùng xốp để về tích trữ nước. Nhiều hôm tôi phải đi xin nước ở mấy khu vực liền kề vì cả tuần bể chứa không có nổi một giọt. Còn việc tắm giặt thì phải hạn chế tuyệt đối. Không ai được phép tắm giặt ở nhà, vì không đủ nước. Muốn tắm cả nhà lại phải chở nhau sang nhà cháu họ tôi để tắm nhờ".
Theo lời các hộ dân nơi đây, đến giờ nấu cơm họ áp dụng cách dùng nước theo kiểu "1 xô 3 việc". Tức là, cùng 1 xô nước sạch nhưng có thể dùng để vo gạo nấu cơm. Xong sẽ đem ra rửa rau nấu canh và cuối cùng, gạt lọc cặn bẩn để dùng để dội rửa nhà vệ sinh.
Điển hình như hộ gia đình ông Trần Đức Hiền (75 tuổi). Vợ chồng con trai ông mới sinh em bé được vài tháng tuổi nhưng không có nước sinh hoạt dẫn đến khó khăn trăm bề. Nhiều hôm biết lượng nước ít ỏi do máy bơm yếu nên các hộ dân khác đã nhường phần nước đó cho gia đình ông Hiền. "Nhiều hôm đến nước tắm cho trẻ sơ sinh cũng không có, nghĩ mà cay đắng", ông Hiền tâm sự.
60.000 đồng cho một giờ bơm nước ì ạch
Vì nguồn nước eo hẹp thế nên người dân nơi đây phải áp dụng cách dùng nước theo kiểu "1 xô 3 việc". Ảnh: Cao Tuân
Việc mất nước sạch kéo dài quá lâu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây. Để khắc phục tình trạng này, một số gia đình đã chấp nhận lắp đường ống và mua nước sạch của một đơn vị tư nhân với giá rất đắt. Theo đó, cứ mỗi một giờ bơm nước, mỗi hộ gia đình phải chi trả 60.000 đồng.
Thế nhưng, theo lời bà Chính, mặc dù tiền bơm nước được trả theo giờ song nước chảy rất chậm. Ống dẫn nước chính được chia ra nhiều van nên bơm đến 2 giờ đồng hồ mà có nhà chỉ được 1-3 khối nước.
Bà con nơi đây thường ví von mình "vinh hạnh" vì được dùng cả nước dưới đất - đường ống của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa lắp đặt ở dưới đất rồi dẫn vào bồn chứa của các hộ dân thông qua máy đẩy và "nước trên trời" - đường ống nước dẫn trên cao cách mặt đất khoảng 2m của đơn vị tư nhân. Tức là, hầu hết mỗi gia đình ở đây đều lắp đặt hai hệ thống nước.
Trong khi đó, đường nước "trên cao" này còn được chạy song song, thậm chí được "bó buộc" cùng với hệ thống các loại dây điện treo lủng lẳng bên cạnh các loại dây điện, dây mạng, cáp viễn thông... khiến bất cứ ai đi qua cũng cảm thấy bất an. Thỉnh thoảng cả Xí nghiệp nước sạch Đống Đa lẫn của đơn vị tư nhân kia đều cắt nước mà không thông báo trước khiến người dân tiếp tục rơi vào nghịch cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Quá lo lắng và bất bình về tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng, cách đây 2 tháng, hơn chục hộ gia đình ở ngõ số 87 phố Láng Hạ đã kéo nhau lên trụ sở của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa để yêu cầu giải thích. Sau đó, phía đơn vị này đã hứa sẽ cấp nước trở lại. Tuy nhiên, chỉ được đúng 2 ngày có nước đầy đủ thì việc thiếu nước triền miên lại diễn ra với tổ dân phố này.
"Một cổ hai tròng" vẫn chưa hết khổ Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Nguyễn Kim Kính, Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố số 13 cho biết, tình trạng người dân liên tục bị mất nước là có thật. Việc người dân chịu cảnh "một cổ hai tròng" vừa phải trả tiền nước sạch cho Xí nghiệp nước Đống Đa vừa phải mua nước của đơn vị tư nhân đã diễn ra từ lâu. "Tôi đã trực tiếp nhiều lần cùng các hộ dân gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng yêu cầu được cấp nước đầy đủ cho người dân ổn định cuộc sống nhưng tình hình vẫn chưa có tiến triển. Nhiều hộ dân đã chấp nhận lắp thêm một đường nước nữa của tư nhân và trả số tiền 60.000 đồng cho mỗi giờ bơm. Tuy nhiên, việc bơm hút nước cũng không được thoải mái vì phải canh theo giờ thế nên tình trạng mất nước vẫn xảy ra. Sống giữa Hà Nội mà khốn đốn vì nước sạch thế này thì khổ quá", ông Kính thở dài.
Theo_Eva
Dân nghèo chơi sang: Mua nước sạch đắt gấp 20 lần 100.000 đồng/m3, gấp gần 20 lần giá nước sạch ở Hà Nội, là số tiền mà người dân tại một xóm nghèo thôn Trung Độ phải mua để lấy nước sạch dùng cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày suốt 7 năm trời nay. Thời điểm xế chiều là lúc người dân thôn Trung Độ xã Tân Hợp (Nghệ An) xách xô, chậu,...