Nước rửa bát có độc hại không?
Nước rửa bát có thể có các chất hóa học độc hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc nếu chúng chứa các thành phần không an toàn.
Sử dụng nước rửa bát hàng ngày có thực sự độc hại?
Nỗi lo lắng về việc nước rửa bát có độc chủ yếu liên quan đến chất tẩy rửa trong sản phẩm, điển hình như Natri Lauryl Ether Sulfate (SLES) và Natri Alkylbenzenesulfonate (LAS). Đây là 2 thành phần có tỷ lệ cao nhất trong nước rửa bát, giúp làm sạch chén bát hiệu quả.
Một số người lo lắng rằng việc tiêu thụ chất tẩy rửa còn sót lại trên dụng cụ ăn uống có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, để đạt được mức độ ngộ độc, một người nặng 60kg cần phải uống ít nhất một thùng nước rửa bát chưa pha loãng, điều này gần như không thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu vẫn lo lắng, chỉ cần rửa sạch nhiều lần hơn sau khi sử dụng nước rửa bát là có thể yên tâm.
Ảnh minh họa (Nguồn: Pexels)
Mặt khác, có nhiều thông tin cho rằng một số loại nước rửa bát có hàm lượng formaldehyde (chất gây ung thư) vượt mức cho phép, khiến người dùng lo ngại về nguy cơ mắc bệnh.
Theo Tiến sĩ hóa học Từ Á Phí từ Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), ngoài các chất tẩy rửa, nước rửa bát truyền thống còn chứa nước, hương liệu và một số thành phần khác nhưng dễ sinh vi khuẩn. Do formaldehyde có tính năng bảo quản và diệt khuẩn nên nhiều loại nước rửa bát trôi nổi, kém chất lượng đã thêm formaldehyde vào bảng thành phần.
Để kiểm soát chất lượng nước rửa bát, tiêu chuẩn vệ sinh cho chất tẩy rửa thực phẩm đã được ban hành, gồm 2 loại:
Loại A: Hàm lượng formaldehyde và methanol không vượt quá 0,05%, có thể sử dụng trực tiếp để rửa thực phẩm.
Loại B: Hàm lượng formaldehyde và methanol không vượt quá 0,1%, dùng để rửa dụng cụ ăn uống.
Trên thực tế, chỉ cần mua nước rửa bát từ các thương hiệu uy tín thì khả năng xuất hiện formaldehyde vượt mức cho phép cũng đã rất thấp nên người tiêu dùng không cần quá lo lắng.
Những lưu ý khi chọn nước rửa bát
Bác sĩ Giang Hạo – Trưởng khoa Ung bướu từ Bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc) cảnh báo rằng cũng có một số loại nước rửa bát trên thị trường cần tránh xa vì sử dụng lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe:
Nước rửa bát có hương liệu mạnh
Nhiều người thích mua nước rửa bát có mùi thơm đậm để cảm thấy sạch sẽ hơn sau khi rửa chén. Tuy nhiên, những loại nước rửa bát có mùi quá nồng thường chứa hương liệu kém chất lượng. Việc hít phải mùi hương này thường xuyên có thể kích thích đường hô hấp, gây ra các triệu chứng như khó thở và buồn nôn.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Nước rửa bát bán theo cân
Nhiều loại nước rửa bát được bán theo dạng xô, can không có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng, có thể chứa vi khuẩn và có chỉ số pH vượt mức cho phép. Sử dụng lâu dài loại nước này có thể khiến dụng cụ ăn uống càng ngày càng bẩn hơn.
Nước rửa bát bị đục hoặc có lớp phân tầng
Video đang HOT
Nước rửa bát bình thường nên có dạng trong suốt và không phân tầng. Nếu phát hiện nước rửa bát có hiện tượng đục hoặc phân tầng, đó có thể là dấu hiệu của sản phẩm hỏng, kém chất lượng, nên vứt bỏ ngay.
Những thói quen rửa bát xấu cần tránh
Rửa chén bát không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh tật cho người dùng. Nếu dụng cụ ăn uống không được rửa sạch và khử trùng hoàn toàn, vi khuẩn và virus có thể sinh sôi nảy nở, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các vi khuẩn như Salmonella hay E. coli nếu còn sót lại có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy. Nếu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, người bệnh có thể bị chướng bụng, khó chịu ở vùng bụng trên, thậm chí có thể phát triển thành bệnh về dạ dày.
Vì vậy, các gia đình cần tránh những thói quen xấu khi vệ sinh bát đĩa, nhất là trong thời điểm Tết cận kề, nhiều gia đình thường xuyên tụ tập ăn uống, số lượng chén bát nhiều hơn ngày thường.
Thói quen chồng chén bát sau khi ăn
Nhiều người có thói quen sau bữa ăn sẽ chồng chén bát lên nhau để rửa. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ra nhiễm khuẩn chéo. Để đảm bảo vệ sinh, nên tách riêng dụng cụ ăn có dầu mỡ và không có dầu mỡ và nhớ rửa sạch cả phần đáy của bát đĩa.
Khăn rửa bát không sạch
Theo báo cáo “Khảo sát vệ sinh nhà bếp gia đình Trung Quốc”, khăn rửa bát có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như nấm Candida, E. coli, Salmonella và Staphylococcus aureus.
Khăn rửa bát không sạch sẽ làm bẩn lại dụng cụ ăn uống. Do đó, nên sử dụng khăn rửa bát riêng biệt cho từng mục đích và sau mỗi lần sử dụng, hãy phơi nơi thông thoáng, khô ráo.
Không khử trùng chén bát thường xuyên
Sau khi rửa bát, nhiều người cất trực tiếp đồ lên giàn hoặc tủ. Thực tế, để bảo vệ sức khỏe thì công đoạn khử trùng cũng là một phần rất quan trọng.
Nếu gia đình có máy tiệt trùng thì cách tiện nhất là cho bát đĩa đã rửa sạch vào để khử trùng. Nếu nhà không có thì cũng có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản khác, phổ biến nhất là đun sôi nước rồi ngâm bát đũa khoảng 10 phút. Hoặc, sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời để khử trùng tự nhiên cũng tốt.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Không pha loãng nước rửa chén
Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước rửa chén lên dụng cụ ăn uống. Thói quen này rất dễ tích tụ các chất hóa học độc hại, gây giảm sức đề kháng cho cơ thể. Tốt nhất là nên pha loãng nước rửa chén trước khi sử dụng.
Làm khô bát đũa sai cách
Nhiều người có thói quen lau khô bát đĩa bằng khăn sau khi rửa nhưng thực tế, làm như vậy dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hơn, gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe.
Cách làm đúng là đặt bát đĩa đã rửa ở nơi thông thoáng để khô tự nhiên. Các gia đình có thể dùng giá thoát nước, úp bát xuống hoặc đặt đĩa thẳng đứng, giúp nước bay hơi nhanh hơn.
Ngoài ra, đừng quên vệ sinh bồn rửa và mặt bàn xung quanh sau khi rửa bát. Bởi vì nếu vết nước vẫn còn trên bồn rửa và mặt bàn sẽ dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.
Đi bộ nhanh đúng cách mang lại lợi ích sức khỏe bất ngờ
Đi bộ nhanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đi bộ vào buổi sáng giúp tăng cường trao đổi chất, hít thở không khí trong lành và tạo cảm hứng làm việc cho cả ngày.
Hoạt động này cũng cải thiện tuần hoàn má.u, cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường sự minh mẫn.
Bạn có thể có thể hình thành thói quen đi bộ nhanh vài lần mỗi ngày để giữ một cơ thể cân đối quanh năm.
Lợi ích của đi bộ nhanh đối với sức khỏe
Đi bộ nhanh giúp bạn giảm cân nhanh hơn
Mỗi ngày bạn đi bộ nhanh khoảng 30 phút có thể giảm 200 calo. Lượng calo đốt cháy thực tế phụ thuộc vào một số yếu tố như :
_ Tốc độ đi bộ
_ Quãng đường bạn đi
_ Địa hình (bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn khi đi bộ lên dốc thay vì đi trên mặt phẳng bằng)
_ Cân nặng của bạn
Bạn không nhất thiết phải tập thể dục mà có thể hình thành thói quen đi bộ nhanh vài lần mỗi ngày để giữ một cơ thể cân đối quanh năm.
Xây dựng hệ miễn dịch mạnh hơn
Ngoài việc bổ sung vitamin, khoáng chất và các nguồn lực cần thiết khác cho cơ thể, đi bộ nhanh có thể là một cách khác để tăng cường hệ miễn dịch và đảm bảo rằng cơ thể bạn đang hoạt động ở tốc độ cao nhất.
Đi bộ thường xuyên giúp cơ thể tạo ra tế bào T, là tế bào chiến đấu với các tế bào bị nhiễm bệnh trong cơ thể. Các tế bào bị nhiễm có hại cho hệ thống miễn dịch vì chúng làm hỏng và hạn chế các chức năng thường xuyên cần thiết cho cuộc sống lành mạnh. Bằng cách tạo ra nhiều tế bào T hơn, đi bộ nhanh hỗ
Giảm đau lưng nhờ đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh là một trong những gợi ý hàng đầu để giảm đau lưng được các bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp đưa ra. Nó có thể giúp cơ thể giải phóng serotonin và endorphin và do đó loại bỏ cơn đau mà không cần dùng thuố.c (tùy thuộc vào tình trạng cụ thể).
Đi bộ nhanh khi bị đau lưng ban đầu có thể cực kỳ khó khăn những lời khuyên là hãy bắt đầu từ từ và tăng dần tốc độ khi lưng thích nghi với chuyển động.
Tăng cường sức mạnh cho xương
Đối với bệnh nhân bị loãng xương, đi bộ nhanh là một cách tuyệt vời để loại bỏ nguy cơ mất khối lượng xương. Hoạt động này thậm chí có thể giúp cung cấp sức mạnh cho xương và thậm chí tăng mật độ xương. Đây cũng là một cách tuyệt vời để rèn luyện cơ chân và cơ bụng. Nếu thực hiện đúng cách và đúng tư thế, cơ bụng và vòng eo cũng có thể được săn chắc.
Giảm căng thẳng và lo lắng
Đi bộ nhanh là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn đã quá căng thẳng với công việc. Suy nghĩ tiêu cực với một tình huống hay một người nào đó, thì đi bộ nhanh là một lựa chọn khôn ngoan để giải tỏa tâm lý.
Khoa học đằng sau hoạt động đi bộ nhanh giải thích điều này thông qua việc giải phóng endorphin và các chất hóa học khác, giúp thúc đẩy cảm xúc.
Đi bộ nhanh tốt cho khớp của bạn
Một lợi ích khác của việc đi bộ nhanh là tác dụng hỗ trợ các khớp. Sụn khớp thiếu nguồn cung cấp má.u trực tiếp và nguồn dinh dưỡng duy nhất của nó là dịch khớp lưu thông trong cơ thể khi bạn di chuyển. Khi bạn đi bộ, sụn được ép và cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho khu vực này. Nói cách khác, đi bộ không thường xuyên dẫn đến các khớp không nhận đủ chất lỏng cung cấp sự sống và chúng có thể bị tổn hại và tổn thương dễ dàng.
Đi bộ nhanh giúp kéo dài tuổ.i thọ
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đi bộ với tốc độ trung bình so với tốc độ chậm giúp giảm 20% nguy cơ t.ử von.g.
Nhưng đi bộ với một tốc độ nhanh hoặc rất nhanh (từ 6.5km/h trở lên) làm giảm rủi ro bằng 24%. Nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ của việc đi bộ với tốc độ nhanh hơn với các yếu tố như nguyên nhân t.ử von.g tổng thể, bệnh tim mạch và t.ử von.g do ung thư.
Giúp tăng cường các mối quan hệ, kỹ năng xã hội
Đi bộ nhanh ngoài trời là một hoạt động xã hội cực kỳ hữu ích có thể được thực hiện với bạn bè. Đây cũng là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới, có những mối quan hệ xã hội mới.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để bổ sung vitamin D là tiếp xúc với tia UV của mặt trời. Đi bộ dưới ánh nắng mặt trời từ 10-15 phút mỗi ngày, với cánh tay và chân được tiếp xúc với ánh nắng, sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin D. Hãy nhớ bắt đầu chậm, tăng dần tốc độ và sau đó thư giãn với việc đi bộ đều đặn để tránh bị cứng cơ.
Thực hiện đúng kỹ thuật của đi bộ nhanh giúp đốt cháy một lượng lớn calo.
Kỹ thuật đi bộ nhanh
Biến bước đi bình thường của bạn thành một sải bước đòi hỏi tư thế và các chuyển động có mục đích. Bạn nên điều chỉnh theo tư thế sau:
_ Bắt đầu từ từ để làm nóng và khởi động cơ thể: Đi bộ chậm trong vòng 5 đến 10 phút để làm nóng cơ và chuẩn bị cho cơ thể tập luyện.
_ Cổ, vai và lưng của bạn được thả lỏng, không bị cứng thẳng đứng.
_ Bạn đang vung tay tự do với khuỷu tay hơi uốn cong. Bơm hơi bằng cánh tay của bạn là được.
_ Cơ bụng của bạn hơi căng và lưng thẳng, không cong về phía trước hoặc phía sau.
_ Bạn đang đi một cách nhẹ nhàng, lăn bàn chân từ gót chân đến ngón chân.
_ Kết thúc buổi đi bộ, hãy đi bộ chậm trong 5 - 10 phút để giúp cơ thể của bạn hạ nhiệt.
_ Sau khi hạ nhiệt, nhẹ nhàng kéo căng cơ. Nếu bạn muốn vươn vai trước khi đi bộ hãy nhớ khởi động trước.
Bằng cách áp dụng thói quen đi bộ nhanh, bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích đa dạng của việc đi bộ như năng lượng, tinh thần minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh hơn.
Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực... Người bệnh tiểu đường ăn hồng giòn có làm tăng đường huyết không? Mùa hồng chín rộ bắt đầu thường từ tháng 9 đến tháng 12...